Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 9

  • 4095 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất nào sau đây có thể dùng làm thuốc thử để phân biệt dung dịch Na2SO4 và Na2CO3?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

2 muối này có cùng gốc kim loại là Na khác gốc axit → chọn thuốc thử đặc trưng phân biệt ra 2 gốc axit

Giải chi tiết:

A. Loại vì cả 2 cùng có hiện tượng thu được kết tủa trắng

B. Chọn vì khi cho dd HCl lần lượt vào 2 dd trên, dd nào có khí thoát ra ngoài là Na2CO3 còn không có hiện tượng gì là Na2SO4

PTHH: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2↑ + H2O

C. Loại vì cho dd NaOH vào cả 2 dd đều không có hiện tượng gì

D. Loại vì cả 2 cùng có hiện tượng thu được kết tủa trắng


Câu 2:

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của axit trong sgk hóa 9 - trang 12

Giải chi tiết:

A. Không có phản ứng

B. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

C. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

D. Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của axit trong sgk hóa 9 - trang 12

Giải chi tiết:

A. Không có phản ứng

B. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

C. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

D. Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O


Câu 3:

Kim loại vừa tác dụng với dd HCl vừa tác dụng với dung dịch KOH là
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại và một số kim loại quan trọng trong sgk hóa 9 trang 49 - 59

Giải chi tiết:

Al vừa tác dụng với dd HCl vừa tác dụng với dd NaOH

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2


Câu 4:

Cho các cặp chất sau:

(a) Fe + HCl;                          (b) Zn + CuSO4 ;                    (c) Ag + HCl

(d) Cu + FeSO4;                     (e) Cu + AgNO3 ;                   (f) Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của muối: Từ kim loại Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Giải chi tiết:

(c), (d), (f)  Không phản ứng

Các phản ứng xảy ra là: (a), (b), (e)

(a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(b) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓

(e) Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag↓


Câu 5:

Oxit nào sau đây có thể làm khô khí clorua (khí HCl)?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Chọn oxit hút nước nhưng không có phản ứng với HCl

Giải chi tiết:

P2O5 có thể làm khô khí HCl vì P2O5 hút nước chứ không phản ứng với HCl

PTHH: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4


Câu 6:

Cacbon có thể khử được hợp chất nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Cacbon có thể khử được các oxit của kim loại sau Al trong dãy điện hóa học kim loại

Giải chi tiết:

Cacbon có thể khử được CuO

PTHH: C + CuO  Cu + CO2


Câu 7:

Hiện nay trong hệ thống nước máy sinh hoạt và rất nhiều bể bơi sử dụng clo để diệt khuẩn và làm cho các chứng khuẩn thông thường chết trong nước có clo. Phản ứng hóa học nào xảy ra cho tính chất diệt khuẩn của clo?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức học về tính chất và ứng dụng của clo trong sgk hóa 9 - trang 77

Giải chi tiết:

Cl2 tan một phần trong nước theo phương trình hóa học sau:

Cl2 + H2O    HCl + HClO

Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất Cl2, HCl, HClO trong đó HClO có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn và làm cho các chứng khuẩn thông thường chết trong nước có clo.


Câu 8:

Cho 14 g CaO tác dụng với 40 ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch HCl là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Đổi số mol CaO

Viết PTHH xảy ra, tính mol HCl theo mol CaO→ CM HCl = nHCl : VHCl = ?

Giải chi tiết:

nCaO = 14 : 56 = 0,25 (mol)

PTHH: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Theo PTHH: nHCl = 2nCaO = 2×0,25 = 0,5 (mol)

40 (ml) = 0,04 (lít)

→ CM HCl = nHCl : VHCl = 0,5 : 0,04 = 12,5 (M)


Câu 9:

Hoàn thành chuỗi phản ứng bằng các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện nếu có) FeCl31Fe(OH)32Fe2O33Fe2(SO4)34Fe

Xem đáp án

(1)FeCl3+3NaOHFe(OH)3+3NaCl

(2)2Fe(OH)3t°Fe2O3+3H2O

(3)Fe2O3+3H2SO4Fe2(SO4)3+3H2O

(4)Fe2(SO4)3+3Mg3MgSO4+2Fe

 


Câu 10:

Bằng phương pháp hóa học, em hãy nhận biết bốn dung dịch HCl, H2SO4, KCl, BaCl2 đựng trong bốn lọ mất nhãn. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có)

Xem đáp án

- Lấy mỗi chất một ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 dung dịch trích trên

+ Qùy tím chuyển sang màu đỏ là: HCl và H2SO4 (nhóm I)

+ Qùy tím không chuyển màu là: KCl và BaCl2 (nhóm II)

-  Cho dd BaCl2 vào các chất ở nhóm (I)

+ Xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4 , không có hiện tượng gì là dd HCl

- Cho dd H2SO4 vào các chất ở dãy (II)

+ Xuất hiện kết tủa trắng là dd BaCl2, còn lại không có hiện tượng gì là KCl

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl


Câu 11:

Hòa tan 17,6 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3 vào dung dịch axit sunfuric (H2SO4) 0,5M thì thu được 4,48 lít khí (ở đktc). Tính:

a) Thành phần phần trăm về khối lượng hỗn hợp muối ban đầu.

b) Thể tích của dung dịch axit sunfuric đã dùng.

(Biết Mg = 24; Ca = 40; C = 12; O = 16; S = 32; H = 1)

Xem đáp án

Đặt trong 17,6 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 số mol lần lượt là x và y (mol)

→ mhh = mMgCO3 + mCaCO3 = 17,6

→ 84x + 100y = 17,6 (I)

nCO2(đktc) = VCO2 : 22,4 = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol)

a) PTHH:

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4+ CO2↑ + H2O

    x      → x                          →  x                 (mol)

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

   y       → y                           → y                   (mol)

Theo PTHH: ∑nCO2 = x + y = 0,2 (II)

giải hệ phương trình (I) và (II) ta được x = 0,15 và y = 0,05

→ nMgCO3 = 0,15 (mol) và nCaCO3 = 0,05 (mol)

→ mMgCO3 = 0,15×84 = 12,6 (g)

Phần trăm khối lượng của MgCO3 trong hỗn hợp ban đầu là:

Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp ban đầu là:

% mCaCO3 = 100% - % mMgCO3 = 100% - 71,59% = 28,41%

b) Theo PTHH: ∑nH2SO4 = ∑ nCO2 = 0,2 (mol)

Thể tích dd H2SO4 đã dùng là: Vdd H2SO4 = nH2SO4 : CM H2SO4 = 0,2 : 0,5 = 0,4 (lít)

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương