IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 28

  • 4000 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: 

Oxit bazo của các bazo tan tác dụng với nước tạo thành dd bazo

Đó là các oxit của kim loại kiềm và 1 số kiềm thổ

Giải chi tiết:

Na2O + H2O → NaOH (dd bazo tan)


Câu 2:

Dãy hợp chất nào sau đây gồm các muối?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về muối: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

Giải chi tiết:

A. Loại HCl là axit

B. Thỏa mãn tất cả đều là muối

C. Loại H2SO4 là axit còn NaOH là bazo

D. Loại CaO là oxit bazo, Ba(OH)2 là bazo


Câu 3:

Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Điều kiện kim loại phản ứng được với dd H2SO4 loãng là Kl đứng trước H trong dãy điện hóa

Giải chi tiết:

Ag là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H2SO4 loãng


Câu 4:

Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức học về nhôm SGK hóa 9 – trang 56

Giải chi tiết:

Nguyên liệu chính để sản xuất nhôm là quặng boxit

2Al2O3 criolitdien phan nong chay  4Al + 3O2


Câu 5:

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

Xem đáp án

Đáp án  A

Phương pháp giải:

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:  (ảnh 1)


Câu 6:

Có 3 lọ hóa chất không nhãn chứa lần lượt một trong ba dung dịch CaCl2, H2SO4 và Na2SO4. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết ba lọ hóa chất trên?

Xem đáp án

Bước 1: Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

Bước 2: Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch

+ Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: H2SO4

+ Dung dịch nào quỳ tím không chuyển màu là: CaCl2 và Na2SO4 (dãy I)

Bước 3: Cho dung dịch BaCl2 lần lượt vào các chất ở dãy (I)

+ Chất nào xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ +2NaCl

+ Chất còn lại không có hiện tượng gì là CaCl2


Câu 7:

Cho 1 lượng kẽm (Zn) dư tác dụng với 100 ml dung dịch axit HCl, phản ứng kết thúc thu được 3,36 lít khí (đktc)

a) Tính khối lượng kẽm đã phản ứng

b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?

Xem đáp án

nH2(ĐKTC) = 3,36 :22,4= 0,15 (mol)

a) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 0,15 0,3 ← 0,15 (mol)

Theo PTHH: nZn = nH2 = 0,15 (mol)

=> Khối lượng Zn đã phản ứng là: mZn = nZn. MZn = 0,15×65 = 9,75 (g)

b) Theo PTHH: nHCl pư = 2nH2 = 2.0,15 = 0,3 (mol)

100 ml = 0,1 (lít)

Nồng độ HCl đã dùng là: CM HCl = nHCl : VHCl = 0,3 :0,1 = 3 (M)


Câu 8:

Cho 4,6 g kim loại A chưa biết, có hóa trị không đổi phản ứng vừa đủ với 2,24 lít khí clo (đktc). Xác định tên kim loại A?

Xem đáp án

nCl2(đktc) = 2,24 :22,4 = 0,1 (mol)

Gọi hóa trị của kim loại A là n (n € N*)

PTHH: 2A + nCl2 2ACln

            0,2nn  ←0,1 (mol)

Ta có: nA. MA = m0,2n.A=4,6A=23n

Vì n thường nhận giá trị 1,2,3 nên ta có bảng sau

n

1

2

3

A

23

46

69

 

Nhận (Na)

Loại

Loại

Vậy A là kim loại Natri


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương