Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi học kì 1 Hóa 9 có đáp án_ đề 11

  • 4091 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để loại bỏ khí CO2 có lẫn trong hỗn hợp gồm CO2 và O2. Người ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Cho hỗn hợp khí lội qua dd có phản ứng với CO2 nhưng không phản ứng với O2

Giải chi tiết:

Cho hỗn hợp qua Ca(OH)2, vì CO2 có phản ứng với dd Ca(OH)2 còn O2 thì không phản ứng, O2 thoát ra ngoài ta sẽ thu được O2 tinh khiết

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O


Câu 2:

Cho 10,5g hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe vào dung dịch axit H2SO4 dư người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Đổi số mol H2, viết PTHH xảy ra

Tính mol Fe theo số mol H2 dựa vào PTHH

Từ đó tính được phần trăm của Fe và Cu

Giải chi tiết:

Cho hh Cu và Fe phản ứng với dd H2SO4 chỉ có Fe phản ứng còn Cu không phản ứng.

nH2(đktc) = 2,24 :22,4 = 0,1 (mol)

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

            0,1                             ← 0,1 (mol)

nFe = 0,1 (mol) → mFe = 0,1.56 = 5,6 (g)

%Fe = (5,6 : 10,5).100% = 53,33%

%Cu = 100% - %Fe = 46,67%


Câu 3:

Trong tự nhiên, muối natri clorua có nhiều trong:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức hiểu biết thực tế

Giải chi tiết:

Muối muối natri clorua có nhiều trong nước biển ( chiếm khoảng 85%)


Câu 4:

Có hỗn hợp chất rắn gồm Al2O3 và Fe2O3. Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp có thể dùng chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học riêng của Al2O3 mà Fe2O3 không có

Giải chi tiết:

Hòa tan hỗn hợp rắn vào dd NaOH, chỉ có Al2O3 tan còn Fe2O3 không tan, lọc chất rắn ta thu được Fe2O3

PTHH: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O


Câu 5:

Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Các oxit bazơ tan sẽ có phản ứng với nước và dd HCl

Giải chi tiết:

A. Loại P2O5 không tác dụng được với dd HCl

B. Thỏa mãn

PTHH: CaO + H2O → Ca(OH)2

BaO + H2O  → Ba(OH)2

Na2O  + H2O → 2NaOH

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

C. Loại SO3, P2O5 không tác dụng được với dd HCl

D. Loại SO3 không có pư với dd HCl


Câu 6:

Có 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: Na2CO3, BaCl2 và MgCl2. Thuốc thử dùng để nhận biết cả 3 dung dịch trên là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Chọn thuốc thử cho vào 3 dd thu được 3 hiện tượng quan sát khác nhau ta sẽ phân biệt được mỗi dd

Giải chi tiết:

Dùng dd H2SO4 để nhận biết 3 dd trên. Cho dd H2SO4 lần lượt vào các dd trên

- dd nào có khí thoát ra là Na2CO3

PTHH: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O

- dd nào xuất hiện kết tủa màu trắng là BaCl2

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

- dd nào không có hiện tượng gì là MgCl2


Câu 7:

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học về sắt sgk hóa 9 - trang 59

Giải chi tiết:

Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat ta thấy: một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần.

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓


Câu 8:

Dung dịch FeSO4 có lẫn CuSO4. Để loại bỏ CuSO4 có thể ngâm vào dung dịch trên kim loại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Chọn cho vào chất có phản ứng với CuSO4  nhưng không phản ứng với FeSO4 và không sinh ra sản phẩm khác FeSO4

Giải chi tiết:

Ta có thể ngâm hỗn hợp vào Fe để loại bỏ CuSO4

PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓


Câu 9:

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có trong tự nhiên được dùng làm phân bón hóa học?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học về phân bón hóa học sgk - hóa 9 - trang 37

Giải chi tiết:

Ca3(PO4)2 có trong tự nhiên dùng làm phân lân (cung cấp dinh dưỡng nguyên tố photpho) cho cây trồng.


Câu 10:

Từ kim loại Fe muốn điều chế ra FeCl3 phải thực hiện phản ứng Fe với chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức được học về sắt sgk hóa 9 - trang 59

Xét xem phản ứng nào tạo thành muối FeCl3

Giải chi tiết:

A. Loại vì Fe phản ứng với Cl2 ở nhiệt độ cao

B. Loại vì chỉ cho muối FeCl2

C. Thỏa mãn vì Fe + O  Fe3O4

Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl2 + FeCl3 + H2O

D. Loại vì chỉ cho muối FeCl2


Câu 11:

Hãy xét các cặp chất sau đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại: Từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa, kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

Giải chi tiết:

A. Không xảy ra phản ứng vì Al đứng sau Mg trong dãy điện hóa học do vậy không đẩy được Mg ra khỏi dd muối.

B. Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

C. Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe

D. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu


Câu 12:

Cho 16,8 g hỗn hợp 2 kim loại gồm nhôm và đồng vào dung dịch axit sunfuric loãng dư có nồng độ là 20% thu được 6g chất rắn không tan. Khối lượng dung dịch axit cần dùng là:
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Cho hh Al và Cu vào dd H2SO4 loãng dư, chỉ có Al pư, Cu không phản ứng => 6g chất rắn dư là Cu

Từ đó tính được khối lượng Al, số mol Al

Viết PTHH xảy ra, tính mol H2SO4 theo số mol Al

Áp dụng công thức: mddH2SO4=mH2SO4C%.100%=?

Giải chi tiết:

Cho hh Al và Cu vào dd H2SO4 loãng dư, chỉ có Al pư, Cu không phản ứng => 6g chất rắn dư là Cu

=> mAl = 16,8 - mCu = 16,8 - 6 = 10,8 (g)

nAl = 10,8 : 27 = 0,4 (mol)

PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

              0,4 → 0,6 (mol)

Theo PTHH: nH2SO4 = 0,6 (mol) → mH2SO4 = 0,6.98 = 58,8 (g)

Khối lượng dd H2SO4 20% là: mddH2SO4=mH2SO4C%.100%=58,820%.100%=294(g)

Câu 13:

Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các chất sau: H2SO4, KOH, MgCl2, Ca(OH)2. Chỉ dùng thêm quỳ tím, em hãy nhận biết các chất trên bằng phương pháp hóa học.Viết phương trình minh họa (nếu có)

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dùng quỳ tím phân biệt, sau đó dùng chất phân biệt được để nhân biết các chất còn lại.

Giải chi tiết:

Lấy mỗi chất một ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng

- Cho lần lượt quỳ tím vào  các lọ trên

+ Lọ chứa dd làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là: H2SO4

+ Lọ chứa dd làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là: KOH và Ca(OH)2 (dãy I)

+ Lọ chứa dd không làm quỳ tím chuyển màu là: MgCl2

- Dùng dd H2SO4 đã nhận biết được cho lần lượt vào các ống nghiệm chứa các chất ở dãy I

+ Lọ nào xuất hiện kết tủa trắng là Ca(OH)2, còn lại không có hiện tượng gì là KOH

PTHH: H2SO4 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O


Câu 14:

Viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ chuyển đổi hóa học sau: (ghi rõ điều kiện, nếu có)

Al1AlCl32Al(OH)33Al2O34Al

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức học về tính chất hóa học của Al sgk hóa 9 - trang 55

Giải chi tiết:

(1)2Al+6HCl2AlCl3+H2(2)AlCl3+3NaOHAl+3NaCl(3)Alt°Al2O3+H2O(4)2Al2O3DPNC4Al+3O2


Câu 15:

Cho 16g oxit của kim loại M2O3 tác dụng vừa hết với lượng vừa đủ 600ml dung dịch HCl 1M. Hãy xác định công thức hóa học của oxit trên.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

PTHH: M2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O

Đổi mol HCl, tính mol M2O3 theo mol HCl

Từ đó tìm được phân tử khối của M2O3 và tìm được M

Giải chi tiết:

600 ml = 0,6 (lít)

nHCl = V­HCl×CM = 0,6×1 = 0,6 (mol)

PTHH: M2O3 + 6HCl → 2MCl3 + 3H2O

Theo PTHH: nM2O3=16×nHCl=16×0,6=0,1(mol)

Ta có: MM2O3=mM2O3nM2O3=160,1=160(g/mol)

2.M+3.16=160

2M+48=160

2M=112M=56(Fe)

Vậy công thức oxit trên là Fe2O3


Câu 16:

Cho 7,8g hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 20% thu được 1,12 lít khí CO2 ở (đktc)

a. Viết các phương trình hóa học xảy ra 

b. Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong hỗn hợp A 

c. Tính thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng. Biết d = 1,05 g/ml 

Biết: Al = 27; Fe = 56; Ca = 40; O = 16; C = 12; H = 1; Cl = 35,5; S = 32

Xem đáp án

nCO2(đktc) = VCO2 : 22,4 = 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)

a) PTHH;

              CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O  (1)

              CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O (2)

b) Theo PTHH (2): nCaCO3 = nCO2 = 0,05 (mol)

→ Khối lượng của CaCO3 là: mCaCO3 = nCaCO3×MCaCO3 = 0,05×100 = 5 (g)

Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong hỗn hợp A là:

%mCaCO3=mCaCO3m×100%=57,8×100%=64,10%

nCaO=mCaOMCaO=2,856=0,05(mol)

Phần trăm khối lượng của CaO là: %mCaO = 100% - %mCaCO3 = 100% - 64,10% = 35,90%

c) Khối lượng của CaO trong A là: mCaO = mA - mCaCO3 = 7,8 - 5 = 2,8 (g)

Số mol của CaO là: nCaO=mCaOMCaO=2,856=0,05mol

Từ PTHH (1) và (2) ta thấy:

nHCl = 2(nCaO + nCaCO3) = 2×( 0,05 + 0,05) = 0,2 (mol)

→ mHCl = nHCl×MHCl = 0,2×36,5 = 7,3 (g)

→ mdd HCl 20% là:

Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là: VddHCl=md=36,51,05=34,76(ml)

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương