IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 3)

  • 6230 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

b) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3.

Xem đáp án

b) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3:

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, dung dịch màu vàng nâu nhạt màu dần.

Phương trình hóa học:

3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3NaCl


Câu 2:

2. Chọn X1, X2, X3, X4, X5 (không theo thứ tự) trong số các chất: CH3COONa, C2H5OH, (CH3COO)2Ca, CH3COOH, CH3COOC2H5 để hoàn thiện sơ đồ bên và viết các phương trình hóa học xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
2. Chọn X1, X2, X3, X4, X5 (không theo thứ tự) trong số các chất: CH3COONa (ảnh 1)
Xem đáp án

2/

Xác định được các chất như sau:

X1: CH3COOH     

X2: CH3COOC2H5      

X3: C2H5OH

X4: (CH3COO)2Ca      

X5: CH3COONa

Phương trình hóa học minh họa cho sơ đồ:

(1) CH3COOH + C2H5OH t0H2SO4CH3COOC2H5 + H2O

(2) CH3COOC2H5 + H2O t0HCl CH3COOH + C2H5OH

(3) C2H5OH + O2 men giam CH3COOH + H2O

(4) 2CH3COOH + Ca(OH)2 → (CH3COO)2Ca + 2H2O

(5) (CH3COO)2Ca + Na2CO3 → 2CH3COONa + CaCO3

(6) CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl


Câu 3:

3. Các loại bim bim (snack) là món yêu thích của nhiều người, nhất là các bạn trẻ. Trong các gói bim bim, lượng bim bim thường chỉ chiếm một nửa thể tích, phần còn lại là khí nitơ. Tại sao người ta không bơm không khí mà lại bơm khí nitơ vào các gói bim bim?

Xem đáp án

3/

Những lý do người ta không bơm không khí mà lại bơm khí nitơ vào các gói bim bim:

- Khí nitơ trơ về mặt hóa học nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng của bim bim (snack) bên trong.

- Khí nitơ cũng là loại khí không màu, không mùi, do đó khi ở trong gói bim bim chúng không làm biến dạng mùi vị sản phẩm, mà còn giữ cho miếng bim bim không bị ỉu, vẫn giòn ngon như ban đầu.


Câu 5:

b) Nêu mục đích của thí nghiệm và giải thích hiện tượng quan sát được.
Xem đáp án

b) Mục đích của thí nghiệm: Chứng minh tính tan nhiều của HCl trong nước.

Hiện tượng quan sát được: Nước phun mạnh vào bình thành các tia có màu đỏ.

Giải thích: Do tan nhiều trong nước, áp suất của khí HCl trong bình giảm đột ngột, nước trong cốc bị hút vào bình qua ống thủy tinh vuốt nhọn, phun thành các tia nước có màu đỏ.


Câu 8:

3. Không dùng thêm: thuốc thử, nhiệt độ và phản ứng điện phân, hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn sau: H2SO4, Na2SO4, CuSO4, NaOH.

Xem đáp án

3/ Nhận biết các dung dịch H2SO4, Na2SO4, CuSO4, NaOH đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn:

Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít ra ống nghiệm đánh số tương ứng (Trích mẫu thử).

- Mẫu thử có màu xanh lam là dung dịch CuSO4.

-  Cho lần lượt dung dịch CuSO4 vừa nhận ra vào các mẫu thử còn lại:

+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa xanh là dung dịch NaOH.

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

+ Mẫu thử còn lại là H2SO4 và Na2SO4 không có hiện tượng.

- Lọc kết tủa thu được, rồi đem tác dụng với 2 mẫu thử còn lại

+ Mẫu thử hòa tan được kết tủa là dung dịch H2SO4

H2SO4 + Cu(OH)2↓ → CuSO4 + 2H2O

+ Mẫu thử còn lại không hòa tan kết tủa là dung dịch NaOH


Câu 11:

Hỗn hợp X chứa Fe, FeO, FeSO4 trong đó số mol FeSO4 gấp 9 lần số mol hai chất còn lại. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa 0,59 mol H2SO4 đặc, nóng thu được 0,27 mol SO2 và dung dịch Y. Cho dung dịch chứa 1,48 mol NaOH vào Y thu được 51,36 gam một chất kết tủa. Tính thành phần phần trăm khối lượng của FeO trong X.

Xem đáp án

Đặt Fe:x(mol)FeO:y(mol)FeSO4:9(x+y)(mol)

Các phương trình hóa học xảy ra:

2Fe + 6H2SO4 đặc  toFe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

2FeO + 4H2SO4 đặc  toFe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 đặc  toFe2(SO4)3 + SO2↑ + 2H2O

Cho dung dịch chứa 1,48 mol NaOH vào Y thu được kết tủa Fe(OH)3 (0,48 mol)

Ta có:nNaOH=3.nFe(OH)3+nH+(du)

nH+ = 0,04 mol

Lại có:nH2SO4=0,59(mol)=2.nSO2+nO+nH+du2

→ nFeO = nO = 0,03 (mol) = y (mol)

Bảo toàn electron ta có:

3x + 0,03 + 9x + 0,27 = 0,27.2 → x = 0,02 (mol)

Vậy %mFeO = 3,01%.


Câu 12:

Hòa tan hoàn toàn 30 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M trong m gam nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dung dịch NaOH đến dư vào Y, lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Nếu thêm lượng dư dung dịch Ba(NO3)2 vào Y thì thu được 27,96 gam kết tủa. Biết hóa trị của M không thay đổi trong quá trinh phản ứng.

a) Tìm công thức của X.

Xem đáp án

a/

Gọi công thức của tinh thể X là M2(SO4)n.kH2O (với n là hóa trị của M, n > 0, k > 0)

Đặt số mol tinh thể X là a (mol)

Vì cho lượng dư NaOH vào dung dịch Y vẫn thu được kết tủa nên M(OH)n không phản ứng với NaOH

M2(SO4)n + 2nNaOH → 2M(OH)n↓ + nNa2SO4

2M(OH)n to M2On + nH2O

M2(SO4)n + nBa(NO3)2 → 2M(NO3)n + nBaSO4

mX=nX×MX=a×2M+96n+18k=30mr=a×2M+16n=9,6m=a×n×233=27,96aM=3,84ak=0,6an=0,12M=32n

n

1

2

3

4

M

32

64 (Cu)

96

128

k

5

10 (nhận)

15

20

Vậy công thức tinh thể X là CuSO4.5H2O


Câu 13:

b) Trong dung dịch Y, số nguyên tử H gấp 1,68 lần số nguyên tử O. Tính m.

Xem đáp án

b/

Đặt số mol của m gam H­2O dùng để hòa tan tinh thể X là x (mol)

nH2O=x(mol)nCuSO4.5H2O=30250=0,12(mol)

Trong dung dịch Y, số nguyên tử H gấp 1,68 lần số nguyên tử O

nH=1,68nO2x+0,12×10=1,68×(x+9×0,12)x=1,92(mol)m=1,92×18=34,56(gam)


Câu 14:

Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp a mol Ba(OH)2 và b mol NaOH. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa thu được vào số mol khí CO2 phản ứng được thể hiện trong bảng sau:

Số mol khí CO2

0,11

0,16

Số mol kết tủa

0,105

0,095

Lập luận tính số mol CO2 để lượng kết tủa thu được là 0,08 mol.

Xem đáp án

Thứ tự phản ứng có thể  xảy ra như sau

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3↓ + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 +CO2 + H2O → 2NaHCO3

BaCO3 + CO2 + H2O → Ba(HCO3)2

Nhận xét 1:nCO2=0,11>nBaCO3=0,105nCO2 khong ket tua=0,110,105=0,005(mol)

Tại thời điểm này kết tủa đạt cực đại

Nhận xét 2:nCO2=0,16>nBaCO3=0,095nBaCO3=0,095<nBaCO3Max=0,105nCO2 khong ket tua=0,160,095=0,065(mol)

→ Tại thời điểm này kết tủa đã bị hòa tan một phần

→ Dung dịch gồm NaHCO3 và Ba(HCO3)2 bị hòa tan

nNaHCO3=nNaOH=anBa(HCO3)2=0,1050,095=0,01a+0,01×2=0,065(mol)a=0,045(mol)

Để thu được kết tủa thu được là 0,08 mol, ta nhận xét như sau:

nBaCO3=0,08<nBaCO3MAX=0,105

→ Tồn tại 2 trường hợp

Trường hợp 1: Dung dịch gồm Ba(OH)2 và NaOH dư

nCO2=nBaCO3=0,08(mol)

Trường hợp 2: Dung dịch gồm NaHCO3; Ba(HCO3)2

nNaHCO3=nNaOH=0,045nBa(HCO3)2=0,1050,08=0,025nCO2=0,08+0,045+0,025×2=0,175(mol)


Câu 16:

b) Khi cho a mol X tác dụng hết với dung dịch NaHCO3 dư thu được 2a mol khí CO2. X có mạch cacbon không phân nhánh, phân tử chỉ chứa các nhóm chức –OH và –COOH. Viết công thức cấu tạo của X và các phương trình hóa học xảy ra khi cho X lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH, NaHCO3.

Xem đáp án

b/

Vì a mol X tác dụng với dung dịch NaHCO3 thu được 2a mol CO2 nên X có 2 nhóm -COOH

Vì X có 5 nguyên tử O nên X có 1 nhóm -OH và 2 nhóm -COOH

Vậy X có CTCT: HOOC-CH2-CH(OH)-COOH

HOOC-CH2-CH(OH)-COOH + 2NaOH → NaOOC-CH2-CH(OH)-COONa + 2H2O

HOOC-CH2-CH(OH)-COOH + 2NaHCO3 → NaOOC-CH2-CH(OH)-COONa + 2CO2 + 2H2O


Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở A và B có cùng số nguyên tử H trong phân tử, số nguyên tử C của mỗi chất không vượt quá 4. Dẫn sản phẩm cháy sinh ra lần lượt qua bình (1) đựng 51,3 gam dung dịch H2SO4 98% rồi bình (2) chứa 10 lít dung dịch Ca(OH)2 0,012M. Sau khi các phản ứng kết thúc thấy dung dịch H2SO4 trong bình (1) có nồng độ 95% và dung dịch trong bình (2) có nồng độ 0,004M.

a) Tìm công thức phân tử của A, B và số mol mỗi chất trong X.

Xem đáp án

a/

Gọi công thức của 2 hidrocacbon A và B lần lượt là CaHx và CbHx (với a < 4 và b < 4; x chia hết cho 2)

4CaHx + (4a+x)O2 to  4aCO2 + 2xH2O

4CbHx + (4b+x)O2 to  4bCO2 + 2xH2O

mH2SO4=98×51,3100=50,274(gam)mddH2SO495%=50,274.10095=52,92(gam)Δmdd=mH2Osinhra=52,9251,3=1,62(gam)nH2Osinhra=1,6218=0,09(mol)0,03×x2=0,09x=6

Vì dung dịch sau phn ứng dư Ca(OH)2 nên CO2 chỉ tạo kết tủa.

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

nCa(OH)2(0,012M)=0,012×10=0,12(mol)nCa(OH)2(0,004M)=0,004×10=0,04(mol)ΔnCa(OH)2=nCa(OH)2PU=0,120,04=0,08(mol)nCO2=0,08(mol)C¯=0,080,03=2,667

Giả sử A có số C nhỏ hơn B → a < 2,667 < b < 4

Trường hợp 1: a = 1 (loại vì không có chất CH6)

Trường hợp 2: a = 2 và b = 3 → A là C2H6 và B là C3H6

nC2H6+nC3H6=0,032nC2H6+3nC3H6=0,08nC2H6=0,01nC3H6=0,02(mol)

Trường hợp 3: a = 2 và b = 4 → A là C2H6 và B là C4H6

nC2H6+nC3H6=0,032nC2H6+4nC4H6=0,08nC2H6=0,02nC4H6=0,01(mol)


Câu 18:

b) Thêm a mol H2 vào 0,03 mol X rồi dẫn qua bột Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y chỉ chứa các hidrocacbon. Y làm mất màu tối đa 10 ml dung dịch Br2 1M. Tính a.

Xem đáp án

b/

nBr2=0,01×1=0,01(mol)

Trường hợp 1: X gồm C2H6 (0,01 mol) và C3H6 (0,02 mol)

C3H6 + H2 toNi  C3H8

C3H6 + Br2 → C3H6Br2

Nhận xét:nC3H6=nH2+nBr20,02=a+0,01a=0,01(mol)

Trường hợp 2: X gồm C2H6 (0,02 mol) và C4H6 (0,01 mol)

C4H6 + H2 toNi  C4H8

C4H6 + 2H2 toNiC4H10

C4H6 + Br2 → C4H6Br2

C4H6 + 2Br2 → C4H6Br4

Nhận xét:2nC4H6=nH2+nBr22×0,01=a+0,01a=0,01(mol)


Bắt đầu thi ngay