Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 12)

  • 6436 lượt thi

  • 27 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 18, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.

a. Xác định tên gọi của R.

Xem đáp án

a.

Gọi số proton trong R là Z → số electron trong R là Z.

Gọi số nơtron trong R là N.

Ta có hệ phương trình: 2Z + N =182Z = 2NZ=6N=6

Vậy R là carbon.


Câu 4:

Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình sau:

a. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2 có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.

Xem đáp án

a.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng, màu đỏ của dung dịch nhạt dần rồi mất màu

Phương trình hóa học:

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O


Câu 5:

b. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeSO4 rồi để ống nghiệm ngoài không khí.

Xem đáp án

b.

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng xanh, sau một thời gian kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ.

Phương trình hóa học:

2KOH + FeSO4 → K2SO4 + Fe(OH)2

4Fe(OH)2↓ + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3


Câu 6:

Độ tan của CuSO4 ở 10 C là 17,4 gam. Hòa tan hoàn toàn 16 gam CuO vào dung dịch H2SO4 20% lấy vừa đủ, đun nóng rồi đưa về 10 C thì thấy tách ra m gam tinh thể CuSO4.5H2O. Viết phương trình phản ứng, tính m.
Xem đáp án

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

0,2 → 0,2 →         0,2               mol

mdd H2SO4=98gam

 mH2O=90.80100+0,2.18=82(gam)

Giả sử có x mol CuSO4.5H2O tách ra:

17,4100=160.(0,2x)8218.5xx=0,123

Vậy m = 30,75 gam


Câu 8:

b. Chất nào tác dụng với dung dịch axit HCl tạo khí gây hiệu ứng nhà kính? Viết phương trình phản ứng.

Xem đáp án

b. NaHCO3 tác dụng với HCl tạo khí gây hiệu ứng nhà kính (CO2).

Phương trình hóa học:

HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O.


Câu 9:

c. Chỉ dùng một thuốc thử, hãy phân biệt bốn chất trên bằng các phản ứng hóa học.

Xem đáp án

c. Phân biệt: BaSO4, CH3COONa, Ba(HSO3)2, NaHCO3 bằng thuốc thử H2SO4.

Hiện tượng:

+ Ba­SO4 không tan, không hiện tượng.

+ CH3COONa tan.

H2SO4 + 2CH3COONa → 2CH3COOH + Na2SO4

+ NaHCO3 tan, có khí thoát ra.

H2SO4 + 2NaHCO3 → Na2SO4 + 2CO2 + 2H2O

+  Ba(HSO3)2  sau phản ứng có khí thoát ra, có kết tủa tạo thành.

H2SO4 + Ba(HSO3)2 → BaSO4↓ + 2SO2↑ + 2H2O


Câu 11:

Cho m gam hỗn hợp các muối MgSO4, CuSO4 và BaSO4 trong đó lưu huỳnh chiếm 19,07% về khối lượng vào nước được dung dịch A và một phần không tan có khối lượng 9,32 gam. Nhúng thanh nhôm (dư) vào dung dịch A. Sau phản ứng khối lượng thanh kim loại tăng 4,14 gam. Tính m.

Xem đáp án

Phần không tan là BaSO4nBaSO4  = 0,04 mol

Gọi số mol CuSO4 và MgSO4 lần lượt là x và y (mol)

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

nAl=2x3(mol)

4,14=64x27.2x3x=0,09%mS=32.(0,04+0,09+x)23,27+120y)=0,190y=0,04m=28,52(gam)


Câu 12:

Đốt một lượng sắt trong oxi sau một thời gian thu được m gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan X vào 200 ml dung dịch H2SO4 1M đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 1,12 lít khí H2, còn lại 2,8 gam kim loại chưa tan. Tính m.

Xem đáp án

Vì sau phản ứng Fe cón dư nên sản phẩn chỉ có FeSO4, H2 và H2O

- Bảo toàn nguyên tố S:nFeSO4=0,2mol

- Bảo toàn nguyên tố H:   nH2O= 0,20,05 =0,15 mol.

- Bảo toàn nguyên tố O:  nH2O=nO(oxit)= 0,15 mol.

 Vậy m = mFe + mO = 0,2.56 + 0,15.16 + 2,8 = 16,4 gam


Câu 18:

d. Trong điều kiện thích hợp, X cũng có phản ứng cộng hiđro và một số chất khác. Thực hiện phản ứng cộng hỗn hợp gồm 0,15 mol X và 0,3 mol H2 trong bình kín có xúc tác thích hợp thì thu được hỗn hợp Y gồm hiđro, chất X, một hiđrocacbon chứa liên kết đôi trong phân tử và một hiđrocacbon chỉ chứa liên kết đơn có tính chất tương tự metan. Tỉ khối của Y so với H2 là 5,625. Dẫn Y qua dung dịch brom dư thì có m gam brom phản ứng. Tính m.

Xem đáp án

d.

CH ≡ CH + H2 t0 CH2 = CH2

CH ≡ CH  + 2H2 t0CH3 – CH3

Hỗn hợp Y gồm: H2, CH ≡ CH , CH2 = CH2, CH3 – CH3.

Các phản ứng khi Y tác dụng với dung dịch brom:

CH ≡ CH + 2Br2 → CHBr2 – CHBr2

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br  

Gọi số mol C2H2; C2H4 và C2H6 trong Y lần lượt là x, y và z (mol)

Bảo toàn khối lượng có:

0,15.26 + 0,3.2 = nY.11,25 suy ra nY = 0,4 mol

Lại có:  nX,H2nY=nH2p/u=0,05mol y + 2z =0,05

 = 0,15 – y – z

2x + y = 0,25 = nbrom

Vậy khối lượng brom là 40 gam.


Câu 20:

b. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:

glucozơ → rượu etylic → axit axetic → etyl axetat

Xem đáp án

b. Các phương trình hóa học xảy ra theo sơ đồ chuyển hóa:

C6H12O6  men2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH + O2 men CH3COOH + H2O

CH3COOH + C2H5OH H2SO4,to CH3COOC2H5 + H2O


Câu 22:

Các axit cacboxilic no đơn chức, mạch hở là các chất có chứa nhóm COOH trong phân tử và có tính chất hóa học tương tự nhau (axit axetic là một trong các chất này). Hỗn hợp A gồm hai axit cacboxilic no đơn chức mạch hở X, Y có công thức lần lượt là CnH2nO2 và CmH2mO2 (n + 2 = m). Cho a gam hỗn hợp A tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3 thì thu được 6,72 lít khí CO2. Đốt cháy hoàn toàn a gam A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy chỉ gồm CO2 và hơi nước qua bình 1 đựng P2O5 khan, dư, sau đó qua bình 2 đựng 400 gam dung dịch NaOH x%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình 1 tăng 14,4 gam, bình 2 được dung dịch B có chứa 88,8 gam chất tan và không thấy có khí thoát ra (giả thiết lượng khí chưa phản ứng không hòa tan trong dung dịch).

a. Xác định công thức phân tử, tính phần trăm khối lượng mỗi axit trong A.

Xem đáp án

a.

Cho hỗn hợp axit phản ứng với NaHCO3:

RCOOH + NaHCO3 → RCOONa + CO2↑ + H2O

Theo PTHH có nA = nkhí = 0,3 mol

Đốt cháy hỗn hợp axit:

2CnH2nO2 + (3n - 2) O2 → 2nCO2 + 2nH2O

nCO2=nH2O=0,8mol

0,3.n = 0,8

n=83

Trường hợp 1: Hai axit là HCOOH (a mol) và C2H5COOH (b mol)

Ta có hệ phương trình:

a+b=0,3a+3b=0,8a=0,05b=0,25

Vậy %mHCOOH = 11,06%;%mC2H5COOH=88,94%.

Trường hợp 2: Hai axit là CH3COOH (x mol) và C3H7COOH (y mol)

Ta có hệ phương trình:

x+y=0,32x+4y=0,8x=0,2y=0,1

Vậy %mCH3COOH=57,69%;%mC3H7COOH= 42,31%

Câu 23:

b. Tính x.

Xem đáp án

b.

 nCO2= 0,8 mol

Giả sử 0,8 mol CO2 khi tác dụng với NaOH tạo hết muối Na2CO3 thì khối lượng muối thu được tối đa là 84,8 gam. Nếu tạo hết muối NaHCO3 thì khối lượng muối thu được tối đa là 67,2 gam.

Nếu có tạo thành NaHCO3 thì khối lượng muối < 84,8 gam

Vì khối lượng chất tan trong dung dịch là 88,8 > 84,8 nên dung dịch có Na2CO3 và NaOH dư. Phương trình hóa học:

CO2 + 2NaOH  Na2CO3 + H2O

Từ PTHH có:  nNa2CO3=0,8 mol

mNaOH dư = 88,8 – 0,8.106 = 4 gam.

→ nNaOH dư = 0,1 mol;  vậy nNaOH ban đầu = 1,7 mol

x=1,7.40400.100%=17%


Câu 26:

c. Từ ý nghĩa của hiệu ứng nhiệt của phản ứng, em hãy lí giải ngắn gọn tại sao người ta khuyến cáo không nên bón phân đạm cho lúa vào buổi sáng sớm hay những ngày quá rét?

Xem đáp án

c.

Vì quá trình hòa tan của phân đạm thu nhiệt làm nhiệt độ giảm, vào buổi sớm hay quá rét làm nhiệt độ giảm sâu gây hại cho lúa.


Bắt đầu thi ngay