IMG-LOGO

Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 14)

  • 4599 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các dung dịch của các chất: Na2CO3, Ca(HCO3)2, NH4Cl và NaHSO4 lần lượt phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.

Xem đáp án

- Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ba(OH)2:

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

+  Phương trình hóa học:

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH

- Cho dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch Ba(OH)2:

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

+ Phương trình hóa học:

Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → BaCO3+ CaCO3+ H2O

- Cho dung dịch NH­4Cl vào dung dịch Ba(OH)2:

+ Hiện tượng: Sủi bọt khí, khí thoát ra có mùi khai.

+ Phương trình hóa học:

2NH­4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3+ 2H2O

- Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(OH)2:

+ Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.

+ Phương trình hóa học:

2NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2Na2SO4 + 2H2O


Câu 2:

Cho m gam hỗn hợp A gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí (đktc)

a) Viết phương trình phản ứng và tính m?

Xem đáp án

Khi cho hỗn hợp A gồm KHCO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư

a)  

Phương trình hóa học:

KHCO3 + HCl → KCl + CO2↑ + H­2O           (1)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H­2O        (2)

- Dựa vào phương trình hóa học ta có:

nKHCO3+nCaCO3=nCO2=3,3622,4=0,15(mol)

Vậy m=100×nKHCO3+100×nCaCO3=100×0,15=15(gam)

Câu 3:

b) Hấp thụ hết lượng khí CO2 thu được ở trên vào 100ml dung dịch X chứa NaOH x (mol/l) và Na2CO3 1 (mol/l) thì thu được dung dịch Y. Cho CaCl­2 dư vào dung dịch Y thu được 8 gam kết tủa. Tính x?

Xem đáp án

b)

Hấp thụ CO2 vào X chứa NaOH và Na2CO3

Số mol: NaOH = 0,1x mol; Na2CO3: 0,1 mol; CaCO3: 0,08 mol

Phương trình hóa học:

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O                  (3)

CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3                     (4)

CaCl2 + Na2CO3 → CaCO­3↓ + 2NaCl           (5)

Sau khi cho CaCl2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa: dung dịch Y chứa Na2CO3

- Theo phương trình hóa học:

nNa2CO3trongY=nCaCO3=8100=0,08(mol)

Do nNa2CO3trongY=0,08(mol)<nNa2CO3trongX=0,1(mol) nên dung dịch Y có chứa NaHCO3

Bảo toàn nguyên tố C:

nCO2+nNa2CO3trongX=nNa2CO3trongY+nNaHCO3 trong Y

Vậy nNaHCO3 trong Y=0,15+0,10,08=0,17(mol)

Bảo toàn nguyên tố Na:

nNaOH+2nNa2CO3=2nNa2CO3trongY+nNaHCO3 trong Y

 

Câu 5:

b) Trong phòng thí nghiệm, nêu cách làm khô khí Cl2, cách thu khí Cl2? Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi dẫn khí Cl2 vào cốc đựng nước sau đó nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch thu được.

Xem đáp án

b)

- Làm khô khí Cl2 bằng cách dẫn hỗn hợp khí và hơi qua bình chứa dung dịch H2SO4 đặc.

- Thu khí Cl2 bằng cách đẩy không khí, để ngửa dụng cụ thu.

- Dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu ngay.

-  Phương trình hóa học: Cl2 + H2O HCl + HClO


Câu 6:

c) Chọn chất (KMnO4 hay MnO2) để điều chế được lượng Cl2 nhiều hơn trong các trường hợp sau (các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

- Khối lượng các chất KMnO4 và MnO2 bằng nhau, lượng HCl dư.

- Số mol KMnO4 và MnO2 bằng nhau, lượng HCl dư.

Xem đáp án

c)

- Khối lượng bằng nhau: m (gam).

+  nKMnO4=m158molnCl2=m63,2(mol)

+  nMnO2=m87(mol)nCl2=m87(mol)

Vậy KMnO4 sẽ cho lượng Cl2 lớn hơn.

- Số mol bằng nhau: theo phương trình hóa học, KMnO4 sẽ cho lượng Cl2 lớn hơn.


Câu 7:

Hỗn hợp X gồm kim loại R (không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường) và kim loại kiềm M. Tiến hành 3 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho 4,65 gam hỗn hợp X vào dung dịch CuSO4 dư (giả sử R chỉ phản ứng với CuSO4). Sau phản ứng hoàn toàn, thu được kết tủa Z, nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.

- Thí nghiệm 2: Cho 4,65 gam hỗn hợp X vào nước lấy dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc) và dung dịch A.

- Thí nghiệm 3: Thêm 0,975 gam Kali vào 4,65 gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y trong đó Kali chiếm 52% về khối lượng. Cho Y vào dung dịch KOH dư, sau phản ứng thu được 4,2 lít H2 (đktc).

Xác định 2 kim loại M và R? Tính m?

Xem đáp án

Hỗn hợp X gồm kim loại R (không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường) và kim loại kiềm M.

- Xét thí nghiệm 3: Nếu trong X không chứa kali thì:

%mKtrongY=0,9750,975+4,65=17,3%<52%

Vậy trong X có chứa kali; M là kali.

- Xét thí nghiệm 2:nH2(2)=2,2422,4=0,1(mol)

- Xét thí nghiệm 3:

+  Phương trình hóa học khi K tác dụng H2O

                    2K + 2H2O → 2KOH + H2

 +nH2(3)=nH2(X)+nH2(K)=nH2(X)+0,79539×12=4,222,4=0,1875 (mol)

Vậy nH2(X)=0,175(mol)

Do số mol H2 tạo bởi X trong thí nghiệm (2), (3) không bằng nhau nên kim loại R có phản ứng với KOH

- Xét thí nghiệm 3:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

2R + 2(4-n)KOH + 2(n-2)H2O → 2K4-nRO2 + nH2

+nK=52100×(0,975+4,65)39=0,075(mol)

+nR=52100×(0,975+4,65)R=2,7R(mol)

+nH2(3)=12×0,075+2,7R=0,1875

Vậy R = 9n thấy n = 3; R = 27 thỏa mãn.

Vậy R là Al, trong X có K (0,05 mol); Al (0,1 mol)

- Xét thí nghiệm 1:

2K + 2H2O → 2KOH + H2                            (1)

0,05              0,05                 mol

2KOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + K2SO4 (2)

0,05                       → 0,025               mol

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu                (3)

0,1                                      0,15

Cu(OH)2 t0CuO + H2O                         (4)

0,025           → 0,025                mol

Cu + O2 t0  CuO                                     (5)

0,15→                             0,15            mol

Vậy m = (0,025 + 0,15).80 = 14 (gam).

 


Câu 8:

Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành các lớp, xếp đầy lớp bên trong rồi xếp tiếp sang lớp ngoài. Lớp electron thứ n có tối đa 2n2 electron. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt mang điện là 26.

a) A có bao nhiêu lớp electron? Có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng?

Xem đáp án

Tổng số hạt mang điện trong A là 26

Suy ra số proton = Số electron = 13 hạt

a) Áp dụng công thức: Lớp electron thứ n có tối đa 2n2 electron

- Lớp thứ 1 có 2 hạt (đạt tối đa 2 hạt)

- Lớp thứ 2 có 8 hạt (đạt tối đa 8 hạt)

- Lớp thứ 3 có 3 hạt (tối đa 18 hạt)

Vậy A có 13 electron và có 3 electron lớp ngoài cùng.


Câu 9:

b) A thuộc chu kì mấy, nhóm nào trong bảng tuần hoàn? A là kim loại hay phi kim?

Xem đáp án

b)

- Vì A có 3 lớp electron nên A thuộc chu kỳ 3

- Vì A có 3 electron lớp ngoài cùng nên A thuộc nhóm IIIA

Vậy A là kim loại


Câu 10:

Khi đốt than trong điều kiện thiếu không khí thường tạo ra hỗn hợp 2 khí, trong đó có khí X rất độc.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra? Nêu biện pháp hạn chế phát sinh khí X khi đốt than?

Xem đáp án

Khi đốt than trong điều kiện thiếu không khí

a) Phương trình hóa học:

C + O2 to  CO2

C + CO2 to 2CO

- Biện pháp hạn chế sinh ra CO khi đốt than:

+ Không đốt than trong phòng kín hay khu vực kín gió.

+ Tăng diện tích tiếp xúc giữa than với oxi không khí bằng cách tạo lỗ cho viên than tổ ong, hay thường xuyên cời than, quạt thêm không khí vào lò …


Câu 12:

Cho 12,5 gam hỗn hợp A gồm Mg, Fe và Cu phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư đốt nóng thì thu được 29,54 gam hỗn hợp B gồm các muối. Hòa tan hết B vào nước thu được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Viết các phản ứng xảy ra và tính m?

Xem đáp án

Các phản ứng xảy ra:

Mg + Cl2 to MgCl2

2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3

Cu + Cl2 to CuCl2

Ba(OH)2 + MgCl2 → BaCl2 + Mg(OH)2

3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 3BaCl2 + 2Fe(OH)3

Ba(OH)2 + CuCl2 → BaCl2 + Cu(OH)­2

- Bảo toàn khối lượng: mA+mCl2=mB

12,5+71nCl2=29,54

nCl2=0,24  (mol)

- Dựa vào hệ số phương trình, ta có: nBa(OH)2=nBaCl2=nCl2=0,24(mol)

- Bảo toàn khối lượng:

mC+mBa(OH)2=mBaCl2+mKT

29,54+0,24×171=0,24×208+m

Vậy m = 20,66 gam.


Câu 13:

Cho 10 ml dung dịch rượu etylic 46o tác dụng hết với Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Xác định giá trị của V? Biết khối lượng riêng của C2H5OH và H2O lần lượt là 0,8 gam/ml và 1 gam/ml.

Xem đáp án

Cho 10 ml dung dịch rượu etylic 46o tác dụng hết với Na dư

-  Phương trình hóa học:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2           (1)

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2                         (2)

- Thể tích ancol và thể tích nước là:

+VC2H5OH=46×10100=4,6(ml)

+VH2O=104,6=5,4(ml)

- nC2H5OH=4,6×0,846=0,08 (mol) ;mH2O=5,4×118=0,3 (mol)

- Theo  phương trình hóa học:

nH2=12×(0,08+0,3)=0,19  (mol)

VH2=0,19×22,4=4,256  (lit)


Câu 14:

Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau

axetilen(1)etilen(2)ancol etylic(3)axit axetic(3)C9H14O6

Xem đáp án

Các PTHH xảy ra theo sơ đồ:

(1) C2H2 + H­2 toPd/PbCO3 C2H4

(2) C2H4 + H2O toAxit C2H5OH

(3) C2H5OH + O2 men  giam CH3COOH + H2O

(4) 3CH3COOH + C3H5(OH)3 t0H2SO4 (CH3COO)3C3H5 + 3H2O


Câu 15:

Hỗn hợp A gồm C3H8O3, C24O2, C3H6O3 và glucozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A cần vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 44 gam CO2 và 19,8 gam H2O. Viết các phản ứng xảy ra, tính giá trị của m và V?

Xem đáp án

Đốt hỗn hợp A gồm C3H8O3, C24O2, C3H6O3 và glucozơ.

2C3H8O3 + 7O2 to  6CO2 + 8H2O           (1)

C2H4O2 + 2O2 to  2CO2 + 2H2O              (2)

C3H6O3 + 3O2 to  3CO2 + 3H2O              (3)

C6H12O6 + 6O2  to6CO2 + 6H2O            (4)

nCO2=4444=1 (mol); nH2O=19,818=1,1 (mol)

- Dựa vào hệ số phương trình, ta có:

nH2OnCO2=nC3H8O3=0,1(mol)

- Phương trình số (2), (3) và (4) có: nH2O=nCO2=nO2

nO2(2,3,4)=nCO2(2,3,4)=nCO2nCO2(1)=13×0,1=0,7(mol)

- Ta có: nO2=72nC3H8O3+nO2(2,3,4)=72×0,1+0,7=1,05  (mol)

V=1,05×22,4=23,52(lit)

- Có thể tính qua bảo toàn O như sau: 

+ Từ công thức hóa học của các chất: nO (trong A)=nC=nCO2=1 (mol)

+ Bảo toàn O: 1+2nO2=2×1+1,1 nO2=1,05 (mol)

V=1,05×22,4=23,52(lit)


Câu 16:

Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2 và 0,25 mol H­2. Cho X vào bình kín có dung tích 5 lít không đổi (chứa bột Ni), nung nóng bình một thời gian được hỗn hợp Y. Đưa bình về 27,3oC, áp suất trong bình lúc này là P (atm).

a) Đốt cháy hoàn toàn Y. Tính tỉ lệ mol CO2 và H­2O thu được?

Xem đáp án

Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2 và 0,25 mol H­2.

a) Đốt cháy Y cũng là đốt cháy X.

2C2H2 + 5O2 to  4CO2 + 2H2O      (1)

2H2 + O2  to2H2O              (2)

- Theo  phương trình hóa học: nCO2=0,1×2=0,2(mol);nH2O=0,1+0,25=0,35(mol)

Vậy nCO2nH2O=0,20,35=47


Câu 17:

b) Biết rằng hiệu suất chuyển hóa của C2H2 thành C24 và C2H2 thành C2H6 đều là h, tỉ khối của hỗn hợp khí X so với hỗn hợp khí Y là 23:35. Tính h và P?

Xem đáp án

b) Nung nóng bình một thời gian: vì hiệu suất của 2 phản ứng là bằng nhau nên gọi số mol C2H2 phản ứng ở mỗi phương trình là x (mol)

-  Phương trình hóa học:

C2H2 + H2 toNi C2H4     (3)

C2H2 + 2H2 toNi C2H6   (4)

Bảo toàn khối lượng: mX = mY

dX/Y=MXMY=nYnX=2335

nY=(0,1+0,25)×2335=0,23(mol)

- Hỗn hợp Y sau phản ứng gồm:C2H2 du =0,12xH2  du=0,253xC2H4=xC2H6=x

nY=0,12x+0,253x+x+x=0,23

x=0,04(mol)

- Hiệu suất:h=0,040,1=40%

- Áp suất:P=nRTV=0,23×0,082×(27,3+273)5=1,132(atm)

Bắt đầu thi ngay