Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 18)
-
6425 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong tiết Hóa học, một bạn học sinh nhận được 5 mẫu dung dịch chứa các chất sau: AlCl3, HNO3 (loãng), AgNO3, NaOH và NH4NO3 nhưng quên không đánh dấu các ống nghiệm. Để xác định thành phần của mỗi mẫu, bạn đó bắt đầu chia chúng thành từng cặp và kiểm tra xem có hiện tượng khi mỗi cặp trộn lẫn vào nhau không. Kết quả thu được như sau:
Ống nghiệm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
1 |
- |
Kết tủa 1 |
- |
- |
Kết tủa 2 |
2 |
Kết tủa 1 |
- |
- |
- |
? |
3 |
- |
- |
- |
- |
- |
4 |
- |
- |
- |
- |
Khí |
5 |
Kết tủa 2 |
? |
- |
Khí |
- |
Kí hiệu “-” là “không có hiện tượng”; “?” là “tùy thuộc vào trình tự đổ hóa chất và thể tích tương đối của các tác nhân”.
(a) Xác định thành phần trong mỗi ống nghiệm và viết phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng tạo thành kết tủa và khí.
(a) Ống 1: AgNO3, ống 2: AlCl3, ống 3: HNO3, ống 4: NH4NO3, ống 5: NaOH
Phương trình hóa học minh họa:
3AgNO3 + AlCl3 3AgCl↓ + Al(NO3)3
2AgNO3 + 2NaOH → Ag2O↓ + H2O + 2NaNO3
NH4NO3 + NaOH → NH3↑ + NaNO3 + H2O
Câu 2:
(b) Giải thích tại sao sự tạo thành kết tủa trong trường hợp các mẫu 2 và 5 tùy thuộc vào trình tự trộn các dung dịch. Viết các phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng.
(b) Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thì đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng, tăng đến cực đại rồi tan dần tạo dung dịch trong suốt không màu:
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl
Al(OH)3↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Khi nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH thì đầu tiên dung dịch trong suốt, sau đó xuất hiện kết tủa trắng.
AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl
AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O → 4Al(OH)3↓ + 3NaCl
Câu 3:
Có 100 ml dung dịch A chứa hỗn hợp Ba(NO3)2 và Fe(NO3)3. Cho dung dịch A tác dụng hoàn toàn với dung dịch Na2CO3 dư, thu được 1,52 gam kết tủa. Lấy toàn bộ lượng kết tủa trên phản ứng hết với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,112 lít khí (đktc). Xác định nồng độ mol của Fe(NO3)3 trong dung dịch A.
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
2Fe(NO3)3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + CO2↑ + 6NaNO3
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
= 1,52 - 0,005.197 = 0,535 (g)
→ = 0,005 =
→ = 0,05 (M)
Câu 4:
Cho các công thức phân tử sau: H8N2SO4, H6C4O4Ba, H10CuSO9, H18FeN3O18. Viết lại các công thức đã cho dưới dạng các muối quen thuộc.
H8N2SO4: (NH4)2SO4
H6C4O4Ba: (CH3COO)2Ba
H10CuSO9: CuSO4.5H2O
H18FeN3O18: Fe(NO3)3.9H2O
Câu 5:
Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết: X, Y là các hợp chất khác nhau của canxi; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Xác định các chất X, Y, Z, E thỏa mãn sơ đồ trên và viết phương trình hóa học minh họa.
X, Y: Ca(HCO3)2; Ca(OH)2; Z, E: NaHCO3; Na2CO3
Hoặc X, Y: Ca(H2PO4)2, Ca(OH)2; Z, E: NaHPO4, Na3PO4
Phương trình hóa học:
NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + NaHCO3 + H2O
NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH + H2O
2NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + Na2CO3 + 2H2O
Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
Câu 6:
Hợp chất A là muối khan natri của một axit yếu, kém bền nhiệt, có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tiến hành phân tích các mẫu bằng cách trộn đều A với chất trơ rồi đun nóng tới 400oC để phản ứng nhiệt phân xảy ra hoàn toàn. Độ giảm khối lượng (%) của các mẫu với khối lượng A khác nhau đã được ghi lại và kết quả được cho dưới đây:
Hàm lượng A trong mẫu, % |
20 |
50 |
70 |
90 |
Khối lượng mất đi, % |
7,38 |
18,45 |
25,83 |
33,21 |
Sử dụng các dữ kiện trên để xác định công thức của A. Nêu 2 ứng dụng phổ biến của A.
Nhận thấy: độ giảm khối lượng so với mẫu A tinh khiết (giả sử 100%) là:
Xét các muối axit yếu thường gặp của natri, ta có:
Độ giảm khối lượng NaHCO3 = (phù hợp)
Vậy A là NaHCO3.
Ứng dụng của NaHCO3: làm thuốc giảm đau dạ dày, bột nở, baking soda.
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn 3,06 gam Al2O3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, đun nóng thu được 28,517 gam dung dịch B. Làm lạnh B đến 20°C thì có 3,75 gam tinh thể Al(NO3)3.nH2O tách ra. Biết ở 20ºC, cứ 100 gam H2O hòa tan được tối đa 75,44 gam Al(NO3)3. Xác định công thức của tinh thể trên.
Al2O3 (0,03) 28,517 (g) dd B → 20oC
Dung dịch B
Dd D
→ n = 9 → Al(NO3)3.9H2O
Câu 8:
Ở điều kiện thường, các đơn chất A1 đến A5 đều là chất rắn.
- A1 có màu tím đen, là thuốc thử nhận biết hồ tinh bột. A1 tác dụng với H2 tạo B1. B1 bị H2SO4 đặc oxi hóa tạo thành B5.
- A2 có màu trắng, dễ bốc cháy trong không khí tạo thành B2. B2 tan trong nước tạo thành dung dịch làm đổi màu quỳ tím.
- A3 và A4 có thể tồn tại dạng tinh thể và vô định hình. A3 được ứng dụng trong kỹ thuật bán dẫn, A3 tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng H2. A4 có thể được sử dụng làm điện cực. A4 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng tạo thành D5.
- A5 là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. Từ A5 có thể tạo thành B5 hoặc D5 bằng một phản ứng.
Xác định các chất A1 đến A5 và viết phương trình hóa học tương ứng.
A1 |
A2 |
A3 |
A4 |
A5 |
I2 |
P |
Si |
C |
S |
Phương trình hóa học:
I2 + H2 2HI (B1)
8HI + H2SO4(đ) → 4I2 + H2S (B5) + 4H2O
4P + 5O2 2P2O5(B2)
P2O5 + H2O → 2H3PO4
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2
C + 2H2SO4(đ) CO2 + 2SO2 (D5) + 2H2O
S + H2 H2S
S + O2 SO2
Câu 9:
Đốt cháy 3,08 gam Fe trong 1,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2, thu được 6,045 gam hỗn hợp Y chỉ gồm oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z phản ứng hết với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m.
Đặt số mol của Cl2 và O2 lần lượt là x và y.
Bảo toàn nguyên tố H:
= 0,015 . 2 = 0,03 nHCl = 0,06
Bảo toàn electron: a + b = 0,055
Bảo toàn Cl: 2a + 3b = 0,035.2 + 0,06
a = 0,035; b = 0,02
m↓ = 0,035 . 108 + (0,07 + 0,06). 143,5 = 22,435 (g)
Câu 10:
Trong phản ứng hóa học, đại lượng enthalpy ( ) đặc trưng cho nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng với quy ước: : phản ứng tỏa nhiệt, : phản ứng thu nhiệt. Hầu hết các phản ứng cháy nhiên liệu đều tỏa nhiệt rất mạnh. Metan và cacbon cháy theo các phương trình sau:
CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l)
C(r) + O2(k) → CO2(k)
(a) Một bếp ăn sử dụng một bể chứa 10m3 khí thiên nhiên (đktc) (metan chiếm 95%, còn lại là các khí không cháy) làm nhiên liệu nấu ăn thì có thể dùng trong thời gian bao lâu, biết trung bình mỗi ngày bếp ăn tiêu thụ 100 kJ nhiệt lượng?
(a) = = 9500 (l) → = 424,1 (mol)
Thời gian bếp ăn dùng hết lượng khí thiên nhiên trên là:
(ngày) = 10,34 (năm)
Câu 11:
(b) Khí cacbonic sinh ra từ các quá trình cháy là một trong những nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính. Hiện nay, nồng độ CO2 trong khí quyển là 0,035% so với cách đây 300 năm là 0,028%. Nếu nồng độ CO2 tăng 25% thì góp phần tăng nhiệt độ toàn cầu 0,5oC. Do đó, các biện pháp làm giảm thiểu sự phát thải CO2 là vấn đề lớn của toàn thế giới.
Tính tỉ lệ giảm phát thải khí CO2 (tính cho 1 kJ) khi đốt cháy than và metan. Từ đó, đề xuất một dạng nhiên liệu được sử dụng để giảm thiểu phát thải CO2.
(b)
CH4(k) + 2O2(k) → CO2(k) + 2H2O(l)
………………….. ………………← 1 kJ
C(r) + O2(k) → CO2(k)
……………… ……… ← 1 kJ
Tỉ lệ giảm phát thải khí CO2 (cho 1 kJ) khi đốt cháy than và metan là:
= 55,73%
Vậy, khi đốt cháy khí metan có thể giảm phát thải khí CO2 so với đốt cháy than là 55,73%.
Do đó, biện pháp để giảm thiểu phát thải CO2 là dùng khí thiên nhiên thay cho than.
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 3,248 gam một hiđrocacbon X, cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 18,62 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 3,724 gam. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X.
3,248 (g) CxHy →
mX = 12a + 2b = 3,248 (1)
∆mdd giảm = m↓ - ( )
→ = 18,62 – 3,724 = 14,896 (g)
→ 44a + 18b = 14,896 (2)
(1,2) →
x: y = 0,224 : 0,56 = 2 : 5 → (C2H5)n
y ≤ 2x + 2 → 5n ≤ 4n + 2 → n ≤ 2 → n = 2 → C4H10
CH3 – CH2 – CH2 – CH3
CH3 – CH(CH3) – CH3
Câu 13:
Hiện nay, xăng sinh học E5 (chứa 5% etanol về thể tích) đang được sử dụng ở nước ta để thay thế một phần xăng truyền thống. Trong một nhà máy, etanol được sản xuất từ xenlulozơ theo sơ đồ sau (với hiệu suất của cả quá trình là 65%):
Toàn bộ lượng etanol thu được từ 1,08 tấn mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) dùng để pha chế thành V lít xăng E5. Biết etanol có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Tính V.
……162n……………………………………..92n
Thể tích xăng E5:
Câu 14:
Thực nghiệm khi đốt cháy a mol axit cacboxylic A có dạng RCOOH (60 g/mol < MA < 75 g/mol) thu được 2a mol H2O. Xác định công thức cấu tạo A và hoàn thành các phương trình hóa học của A với các chất sau: H2 (Ni, to), dung dịch brom, Na2CO3 và C2H5OH (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
Ta có: 60 < MA < 75 và cháy a mol A thu được 2a mol H2O nên A là C3H4O2.
Công thức cấu tạo của A là CH2=CH–COOH
Các phương trình phản ứng:
CH2 = CH–COOH + H2 CH3 – CH2 – COOH
CH2 = CH –COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH
2CH2=CH –COOH + Na2CO3 → 2CH2 = CH – COONa + H2O + CO2
CH2=CH –COOH + C2H5OH CH2 = CH – COOC2H5 + H2O
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol, MX < MY < 150 g/mol) thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Cho m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được một ancol Z và 8,45 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,4 lít khí H2 (đktc). Xác định công thức cấu tạo X, Y và tính phần trăm khối lượng Y trong E.
Þ nC/OH 0,125 (mol)
Theo đề: nên nC/axit = nC/ancol
hay số C trong gốc axit = số C trong gốc ancol. Theo dữ kiện đề bài:
Ta có hệ: