Bộ 30 đề thi vào 10 Chuyên Hóa năm 2022-2023 có lời giải chi tiết ( Đề 11)
-
6227 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ dung dịch NaOH và dung dịch CuCl2.
a. Nhỏ dung dịch NaOH và dung dịch CuCl2.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa xanh, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
Phương trình hóa học:
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Câu 2:
b. Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
b. Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
Phương trình hóa học:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3↓ + H2O
Câu 3:
c. Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
c. Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl.
Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu thoát ra.
Phương trình hóa học:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
Câu 4:
d. Cho FeS vào dung dịch H2SO4 loãng.
d. Cho FeS vào dung dịch H2SO4 loãng.
Hiện tượng: Chất rắn tan dần, có khi không màu, mùi trứng thối thoát ra.
Phương trình hóa học:
FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S↑
Câu 5:
Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau: X + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
Tìm 4 chất rắn khác nhau thỏa mãn chất X và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
4 chất X thỏa mãn sơ đồ là: Fe; FeO; Fe3O4; FeS
Phương trình hóa học minh họa:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O
Câu 6:
Axit acrylic (CH2 = CH - COOH) vừa có tính chất hóa học tương tự axit axetic, vừa có tính chất hóa học tương tự etilen. Viết các phương trình hóa học xảy ra giữa axit acrylic với: K, KOH, C2H5OH (có mặt xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) và dung dịch brom để minh họa nhận xét trên.
Câu 7:
Vân dụng kiến thức hóa học để giải thích các vấn đề thực tiễn dưới đây. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).
a. Dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ.
a. Dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ do:
Thủy ngân độc, ở trạng thái lỏng khó thu hồi, dễ bay hơi. Tuy nhiên Hg phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường tạo HgS trạng thái rắn, bền dễ thu hồi.
Hg + S → HgS
Câu 8:
b. Vỏ trứng gà sủi bọt khí khi ngâm trong dung dịch giấm ăn.
b. Vỏ trứng gà sủi bọt khí khi ngâm trong dung dịch giấm ăn do:
Vỏ trứng gà có thành phần CaCO3 tan trong dung dịch axit giải phóng khí CO2
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
Câu 9:
c. Ở một số nơi, khi dùng nước giếng để đun thì thấy có lớp chất rắn bám ở đáy ấm do:
Nước giếng thường là nước cứng. Nước cứng chứa Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 khi đun nóng tạo kết tủa CaCO3, MgCO3
Câu 10:
d. Trong thí nghiệm điều chế khí sunfurơ, người ta thường đặt miếng bông tẩm xút trên miệng bình thu khí.
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử cần dùng 54,88 lít O2, sản phẩm cháy gồm 47,04 lít khí CO2 và 37,8 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 23 gam ancol Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 57,2 gam chất rắn khan. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. Xác định công thức cấu tạo của hai chất hữu cơ trong hỗn hợp X.
X tác dụng với NaOH thu được ancol → X có chứa este.
. Vậy X no, đơn chức, hở, gọi CTPT là CnH2nO2
Bảo toàn nguyên tố O ta có:
Công thức phân tử hai chất hữu cơ là C3H6O2
Bảo toàn khối lượng:
mX + mNaOH = mY + mrắn + mnước
⇒ ⇒ Trong X chứa axit C2H5COOH.
→neste = 0,5 →nancol = 0,5 → Mancol = 46
Công thức cấu tạo este là HCOOC2H5
Câu 12:
Có 5 bình khí riêng biệt không dán nhãn chứa: CH4, C2H4, C2H2, CO2, HCl. Trình bày phương pháp hóa học để nhận ra các bình khí trên. Viết các phương trình hóa học minh họa (nếu có).
- Dùng dung dịch Ca(OH)2 dư + phenolphtalein làm thuốc thử nhận biết các khí.
+ Dung dịch mất màu hồng, xuất hiện kết tủa trắng → khí CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
+ Dung dịch mất màu hồng → khí HCl.
2HCl + Ca(OH)2 → CaCl2 + H2O
+ Không hiện tượng: CH4, C2H4, C2H2.
- Dùng dung dịch AgNO3/NH3 dư nhận biết tiếp.
+ Tạo kết tủa vàng → khí C2H2
C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2↓ + 2NH4NO3
+ Không hiện tượng: CH4, C2H4.
- Dung dung dịch Br2 nhận biết tiếp.
+ Dung dịch Br2 nhạt màu → C2H4.
C2H4 + Br2 → CH2Br ─ CH2Br
+ Không hiện tượng: CH4
Câu 13:
Hỗn hợp X gồm hai muối Na2CO3 và KHCO3 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được khí Y và dung dịch Z, hấp thụ từ từ khí Y vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 13,79 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
a. Các phương trình hóa học xảy ra:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O (1)
KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O (2)
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O (3)
CO2 + BaCO3↓ + H2O → Ba(HCO3)2 (4)
Câu 14:
b. Tính giá trị của m.
b.
Trường hợp 1: Không tạo muối Ba(HCO3)2
Vậy m = 7,168 gam.
Trường hợp 2: Tạo muối Ba(HCO3)2
Vậy m = 9,216 gam.
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn 1,72 gam chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O rồi cho toàn bộ sản phẩn cháy vào bình đựng 140 ml dung dịch KOH 1M thì thấy khối lượng bình tăng 4,6 gam, dung dịch sau phản ứng chứa hai muối có tổng khối lượng là 10,28 gam. Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 43.
MX = 86 → nX = 0,02 mol
Công thức phân tử cần tìm là C4H6O2.
Câu 16:
Nung m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 trong môi trường khí trơ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần:
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc), dung dịch Z và phần không tan T.
- Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thấy có 4,8 mol HCl đã phản ứng và thoát ra 26,88 lít khí (đktc).
a. Tính giá trị của m.
a.
Phần 1:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Gọi tỉ lệ số mol các chất trong 2 phần là k
Phần 2:
Câu 17:
b. Cho m gam hỗn hợp X trên tan hết vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch không chứa muối amoni và thoát ra khí NO duy nhất. Tính số mol HNO3 đã phản ứng.
b.
Bảo toàn electron
Câu 18:
Hỗn hợp E gồm C2H2, C3H6, C4H10 và H2. Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp E qua dung dịch brom dư thì thấy có 64 gam B2 đã phản ứng. Mặt khác, nung nóng a gam hỗn hợp E với xúc tác Ni, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp F. Đốt cháy hết F rồi cho sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thấy xuất hiện m gam kết tủa. Tính giá trị của m. Biết rằng F có thể làm mất màu tối đa 0,15 mol Br2 trong dung dịch.
Gọi số mol C2H2, C3H6, C4H10, H2 trong 11,2 lít hỗn hợp lần lượt là x; y; z; t.
Suy ra: x + y + z + t = 0,5 (1)
Lại có nbrom = 2x + y = 0,4 (2)
Gọi số mol các chất trong a gam hỗn hợp lần lượt là xk; yk; zk; tk
Có nbrom = 2xk + yk - dk = 0,15 (3)
Số mol CO2 sinh ra khi đốt cháy hỗn hợp F là 2xk + 3yk + 4zk.
Lấy 4k.(1) - 5k.(2) được -6xk – yk + 4zk + 4tk = 0 (4)
Lấy (4) + 4.(3) được 2xk + 3yk + 4zk = 0,6 = số mol CO2
Vậy khối lượng kết tủa: m = 60 (gam)