Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 32 có đáp án
-
498 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 7:
Chọn đáp án A
Câu 10:
Chọn đáp án B
Câu 11:
Chọn đáp án C
Câu 14:
Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Giá trị của biểu thức: 2 giờ 6phút + 19giờ 30 phút : 5 là .................................
Hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau. Hình thứ nhất có chiều dài 15,2 m chiều rộng 9,5m. Hình thứ hai có chiều rộng 10 m. Tính chu vi hình chữ nhật thứ hai.
Chu vi hình chữ nhật thứ hai là : .................m
Giá trị của biểu thức : 2 giờ 6phút + 19giờ 30 phút : 5 là 6 giờ
Hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau. Hình thứ nhất có chiều dài 15,2m chiều rộng 9,5m. Hình thứ hai có chiều rộng 10 m. Tính chu vi hình chữ nhật thứ hai.
Chu vi hình chữ nhật thứ hai là : 48,88m
Câu 20:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a)3,45 × 0,99 + 3,45 : 100
a) 3,45 × 0,99 + 3,45 : 100 = 3,45 × 0,99 + 3,45 × 0,01
= 3,45 × (0,99 + 0,01)
= 3,45 × 1 = 3,45.
Câu 21:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
b) 1,2 : 6,5 × 1,3.
b) 1,2 : 6,5 × 1,3 = 1,2 : (6,5 : 1,3)
= 1,2 : 5 = 0,24.
Câu 22:
Tìm x:
a) X : 10 + X × 3,9 = 4,8
a) X : 10 + X × 3,9 = 4,8
X × 0,1 + X × 3,9= 4,8
X × 4= 4,8
x= 4,8: 4
x= 1,2
Câu 23:
b) 4,1 : X × 1,5= 0,2
4,1 : (X : 1,5)= 0,2
X : 1,5=4,1 : 0,2
X : 1,5= 20,5
x= 30,75
Câu 24:
1 năm = … ngày hoặc...... ngày
1 giờ 20 phút = … phút
3 ngày = … giờ
0,3 giờ = … phút
2,5 ngày = … giờ
54 giờ = … ngày1 năm = 365 (hoặc 366) ngày
1 giờ 20 phút = 80 phút
3 ngày = 72 giờ
0,3 giờ = 18 phút
2,5 ngày = 60 giờ
giờ =12 phútCâu 25:
72 phút = … giờ
phút = … giây
270 giây = … phút
giờ = … phút72 phút = 1,2 giờ
phút = 40 giây
54 giờ = 2,25 ngày
270 giây = 4,5 phút.
Câu 26:
Lúc 7giờ 30 phút, một người đi xe máy từ TP.HCM đến Vũng Tàu cách nhau 110 km với vận tốc 40 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ Vũng Tàu về TP.HCM với vận tốc 60km/giờ. Hỏi: a/. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?
Tổng vận tốc của ô tô và xe máy là: 40 + 60 = 100 (km/giờ)
Thời gian để xe máy và ô tô gặp nhau là: 110 : 100 = 1,1 (giờ)
Đổi: 1,1 giờ = 1 giờ 6 phút
Hai xe gặp nhau lúc:7 giờ 30 phút + 1 giờ 6 phút = 8 giờ 36 phút
Câu 27:
b/. Chỗ hai xe gặp nhau cách TP.HCM bao xa?
Chỗ hai xe gặp nhau cách Vũng Tàu là:40 × 1,1 = 44 (km)
Đáp số: a/ 8 giờ 36 phút
b/ 44km
Câu 28:
Một ô tô khởi hành từ A lúc 9 giờ 15 phút với vận tốc 40,5 km/giờ. Hỏi ô tô đến B vào lúc nào, biết rằng quãng đường AB dài 97,2km và giữa đường ô tô nghỉ 30 phút?
Thời gian ô tô đi từ A đến B là:
97,2 : 40,5 = 2,4 (giờ)
2,4 giờ = 2 giờ 24 phút
Thời điểm ô tô đến B là:
9 giờ 15 phút + 30 phút + 2 giờ 24 phút = 12 giờ 9 phút
Đáp số: Lúc 12 giờ 9 phút
Câu 29:
Lúc 7 giờ 50 phút, bác Xuân đi bộ từ A với vận tốc 4,5 km/giờ và đến B vào lúc 9 giờ 10 phút. Bác Thu đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12 km/giờ. Hỏi bác Thu muốn đến B trước bác Xuân 15 phút thì phải khởi hành từ A vào lúc mấy giờ?
Thời gian bác Xuân đi bộ từ A đến B là:
10 giờ 10 phút – 7 giờ 50 phút = 1 giờ 20 phút
1 giờ 20 phút = giờ
Quãng đường từ A đến B dài là:
4,5 × = 6 (km)
Thời gian bác Thu đi từ A đến B là:
6 : 12 = 0,5 (giờ)
0,5 giờ = 30 phút
Thời điểm Bác Thu cần đến B là:
9 giờ 10 phút – 15 phút = 8 giờ 55 phút
Thời điểm Bác Thu phải khởi hành từ A là:
8 giờ 55 phút – 30 phút = 8 giờ 25 phút
Đáp số: 8 giờ 25 phút.
Câu 30:
Một mảnh đất hình thang ABCD có đáy bé là 15m, đáy lớn hơn đáy bé 10m. Do mở rộng đường nên người ta đã lấy phần đất hình bình hành ABCM để làm đường (xem hình vẽ). Tính diện tích phần đất còn lại, biết rằng phần đất hình bình hành có diện tích 180m2.
Vì hình ABCM là hình bình hành nên AB = MC = 15m, do đó DM = 10m.
Độ dài của AH là chiều cao của hình bình hành và cũng là chiều cao của . hình tam giác ADM (xem hình vẽ).
Chiều cao AH của hình bình hành ABCM là:
180 : 15 = 12 (m)
Diện tích phần đất còn lại (diện tích hình tam giác ADM) là:
10 × 12 : 2 = 60 (m2).
Câu 31:
Hình tròn tâm O có chu vi 28,26dm, hình tròn tâm P có diện tích 7850cm2. Hỏi hình tròn nào có bán kính lớn hơn?
Bán kính hình tròn tâm O là:
28,26 : (3,14 × 2) = 4,5 (dm)
Tích hai bán kính của hình tròn tâm P là:
7850 : 3,14 = 2500 (cm2)
2500cm2 = 25dm2
Ta có: 5 × 5 = 25. Do đó bán kính hình tròn tâm P là 5dm.
Vậy: Bán kính hình tròn tâm p lớn hơn bán kính hình tròn tâm O.
Câu 32:
Trong một tiết học Mĩ thuật, giáo viên yêu cầu học sinh trang trí một tấm bìa hình vuông có cạnh 20cm (như hình vẽ). Em hãy tính diện tích phần đã tô màu của tấm bìa đó?
Bán kính hình tròn là: 20 : 2 = 10 (cm)
Diện tích hình tròn là:10 × 10 × 3,14 = 314 (cm2)
Diện tích miếng bìa hình vuông là: 20 × 20 = 400 (cm2)
Diện tích phần tô màu là:400 - 314 = 86 (cm2)
Đáp số: 86 cm2
Câu 33:
Gọi số phải tìm là X. Theo đầu bài ta có:
X × 4 – 4,5 = X : 4 + 4,5
X × 4 – X : 4 = 4,5 + 4,5 (Hai biểu thức cùng bớt x : 4 và thêm 4,5)
X × 4 – X × 0,25 = 9
X × (4 – 0,25) = 9
X × 3,75 = 9
X = 9 : 3,75
Câu 34:
Trong hình bên, biết diện tích hình vuông là 16m2. Tính diện tích hình tròn tâm O.
Ta có OA = OB = OC = OD và là bán kính r của hình tròn tâm O. Diện tích hình tam giác AOD bằng diện tích hình vuông ABCD.
Diện tích hình tam giác AOD là:
16 : 4 = 4 (m2).
Vậy ta có:OA × OD : 2 = 4 (cm2) hay r × r : 2 = 4 (cm2)
Do đó r × r = 8 (cm ).
Diện tích hình tròn tâm O là:
8 × 3,14 = 25,12 (cm2).
Đáp số: 25,12cm2Câu 35:
Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật bằng chu vi của mảnh vườn hình vuông có cạnh là 30m. Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật bằng cạnh của mảnh vườn hình vuông. Người ta trồng dưa hấu trên mảnh vườn hình chữ nhật, cứ 100m2 thu được 350kg dưa hấu. Hỏi trên cả mảnh vườn hình chữ nhật người ta thu hoạch được bao nhiêu tấn dưa hấu?
Nửa chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là:
30 × 4 : 2 = 60 (m)
Chiều dài của mảnh vườn hình chữ nhật là:
30 × = 40 (m)
Chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật là:
60 – 40 = 20 (m)
Diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật là:
40 × 20 = 800 (m2)
800m2 gấp 100m2 số lần là:
800 : 100 = 8 (lần)
Số tấn dưa hấu thu hoạch được trên cả mảnh vườn hình chữ nhật là:
350 × 8 = 2800 (kg)
2800kg = 2,8 tấn
Đáp số: 2,8 tấn.