(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí Sở GD&ĐT Hải Dương lần 2 có đáp án
(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí Sở GD&ĐT Hải Dương lần 2 có đáp án
-
135 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta được chia thành
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Theo mục đích sử dụng, rừng nước ta được chia thành: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Chọn A.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Trung tâm kinh tế Thái Nguyên thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chọn A.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết tỉnh nào có mật độ dân số nhỏ nhất trong các tỉnh sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Lai Châu nhỏ nhất trong các tỉnh.
Chọn C.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, hãy cho biết loại đất nào sau đây phân bố nhiều dọc sông Tiền?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải:
Đất phù sa sông phân bố nhiều dọc sông Tiền.
Chọn D.
Câu 5:
Thiên tai nào sau đây xảy ra bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở miền núi nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Lũ quét xảy ra bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng ở miền núi nước ta.
Chọn B.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 21.
Cách giải:
Trung tâm công nghiệp Biên Hòa có giá trị sản xuất công nghiệp từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
Chọn C.
Câu 7:
Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam.
Chọn C.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thương mại, hãy cho biết nhóm hàng nào có giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 24.
Cách giải:
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có giá trị xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất nước ta.
Chọn D.
Câu 9:
Đặc điểm địa hình nổi bật của đồng bằng Nam Bộ nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đặc điểm địa hình nổi bật của đồng bằng Nam Bộ nước ta là thềm lục địa rộng, nông.
Chọn B.
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không phải đặc điểm của giới sinh vật trong vùng biển nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Sinh vật trong vùng biển nước ta tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, năng suất sinh học cao, rất giàu về thành phần loài.
Chọn C.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp chung, cho biết lãnh thổ Việt Nam được quy hoạch thành bao nhiêu vùng nông nghiệp?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 18.
Cách giải:
Lãnh thổ Việt Nam được quy hoạch thành 7 vùng nông nghiệp.
Chọn A.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Cách giải:
Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh Hà Giang.
Chọn B.
Câu 13:
Phát biểu nào sau đây đúng về vùng núi Tây Bắc nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vùng núi Tây Bắc nước ta hướng chủ yếu tây bắc - đông nam.
Chọn A.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, cho biết hồ Phú Ninh thuộc tỉnh nào?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Cách giải:
Hồ Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam.
Chọn B.
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản, cho biết sắt đều có ở hai mỏ nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 8.
Cách giải:
Sắt có ở hai mỏ Trấn Yên, Văn Bàn.
Chọn D.
Câu 16:
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất ở nước ta hiện nay là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất ở nước ta hiện nay là dự báo chính xác cấp độ và hướng di chuyển.
Chọn D.
Câu 17:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết lưu lượng nước trung bình của sông Đà Rằng lớn nhất vào tháng nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Lưu lượng nước trung bình của sông Đà Rằng lớn nhất vào tháng 11.
Chọn D.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết cảng nào sau đây là cảng biển?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Cách giải:
Cảng Kiên Lương là cảng biển.
Chọn A.
Câu 19:
Nước ta có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng chủ yếu do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nước ta có nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng chủ yếu do nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới.
Chọn B.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết cây công nghiệp nào sau đây được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Cách giải:
Cao su được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ.
Chọn A.
Câu 21:
Tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta dễ bị suy thoái là do
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta dễ bị suy thoái là do địa hình dốc, mưa lớn tập trung, mất lớp phủ thực vật (tăng khả năng rửa trôi, đất trơ sỏi đá).
Chọn C.
Câu 22:
Ở ven bờ biển nước ta, độ muối của nước biển thay đổi theo mùa chủ yếu do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Ở ven bờ biển nước ta, độ muối của nước biển thay đổi theo mùa chủ yếu do chế độ nước sông và hoạt động của các khối khí (mùa mưa độ muối giảm do nước từ trong lục địa đổ ra các cửa sông, mùa khô độ mặn tăng. Hoạt động của các khối khí ảnh hưởng đến chế độ mưa của nước ta).
Chọn C.
Câu 23:
Cho biểu đồ về diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2019
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.11
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện: Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu diện tích.
Chọn D.
Câu 24:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của một số đơn vị hành chính nước ta?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5.
Cách giải:
Hải Dương nằm ở phía bắc vĩ tuyến 20°B.
Chọn D.
Câu 25:
Nguyên nhân chủ yếu gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do địa hình thung lũng khuất gió, nằm kẹp giữa dãy Đông Triều và dãy Cai Kinh.
Chọn D.
Câu 26:
Sinh vật cận nhiệt và ôn đới ở phần lãnh thổ phía Bắc đa dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam nước ta chủ yếu do
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Sinh vật cận nhiệt và ôn đới ở phần lãnh thổ phía Bắc đa dạng hơn phần lãnh thổ phía Nam nước ta chủ yếu do vị trí nằm gần chí tuyến Bắc, gió mùa Đông Bắc, có đầy đủ ba đai cao (sự đa dạng về khí hậu và địa hình tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên).
Chọn B.
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
TỔNG SỐ DÂN, SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA IN-ĐÔ-NÊ-XI-A VÀ THÁI LAN NĂM 2000 VÀ NĂM 2020
(Đơn vị: Triệu người)
Năm |
In-đô-nê-xi-a |
Thái Lan |
||
|
Tổng số dân |
Số dân thành thị |
Tổng số dân |
Số dân thành thị |
2000 |
211,5 |
88,6 |
62,9 |
19,8 |
2020 |
273,5 |
154,2 |
69,8 |
35,7 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ lệ dân thành thị của In-đô-nê-xi-a và Thái Lan?
Phương pháp:
Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải:
Tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan thấp hơn và tăng nhanh hơn.
Chọn C.
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết cặp biểu đồ khí hậu nào dưới đây thể hiện sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Biểu đồ khí hậu Đà Lạt với biểu đồ khí hậu Nha Trang có sự đối lập nhau về mùa mưa – mùa khô:
- Mùa mưa của Đà Lạt từ T5-T10; Mùa khô từ T11-T4 năm sau.12
- Mùa mưa của Nha Trang từ T9-T12; Mùa khô từ T1-T8.
Chọn B.
Câu 29:
Vùng đồi núi phía Bắc nước ta có một mùa ít mưa chủ yếu do tác động của
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Vùng đồi núi phía Bắc nước ta có một mùa ít mưa chủ yếu do tác động của Tín phong bán cầu Bắc, gió mùa
Đông Bắc, hoạt động của frông. Từ tháng 11 đến tháng 4 là thời gian của mùa đông ở miền Bắc, thời kì này miền Bắc ít mưa vì chị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (chủ yếu lạnh, khô), frông chỉ gây mưa ngắn ngày và Tín phong bán cầu Bắc gây kiểu thời tiết nắng ấm, hanh khô.
Chọn A.
Câu 30:
Phát biểu nào sau đây đúng với ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Biển Đông tạo ra nhiều dạng địa hình mài mòn.
Chọn B.
Câu 31:
Thời tiết khô nóng gay gắt ở Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ chủ yếu do tác động kết hợp của những yếu tố
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Thời tiết khô nóng gay gắt ở Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ chủ yếu do tác động kết hợp của những yếu tố gió, địa hình, đặc điểm bề mặt đệm. Đầu mùa hạ, vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có thời tiết khô, nóng là do ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương, thổi vào nước ta theo hướng tây nam, khi vượt qua dãy Trường Sơn Bắc bị biến tính trở nên khô nóng, hình thành gió phơn Tây Nam cho dải đồng bằng ven biển Trung Bộ.
Chọn B.
Câu 32:
Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA HÀ NỘI (TRẠM HÀ NỘI)
Tháng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Nhiệt độ (°C) |
16,4 |
17,0 |
20,2 |
23,7 |
27,3 |
28,8 |
28,9 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,4 |
18,2 |
Lượng mưa (mm) |
18,6 |
26,2 |
43,8 |
90,1 |
188,5 |
230,9 |
288,8 |
318,0 |
265,4 |
130,7 |
43,4 |
23,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2021, NXB thống kê, 2022)
Theo bảng số liệu, để thể hiện diễn biến nhiệt độ và lượng mưa các tháng của Hà Nội, các dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ đường, kết hợp, cột.
Chọn C.
Câu 33:
Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.13
Cách giải:
Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ sự đa dạng sinh học của nước ta là xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Chọn D.
Câu 34:
Vùng núi Tây Bắc có độ cao địa hình lớn hơn vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động của5
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Vùng núi Tây Bắc có độ cao địa hình lớn hơn vùng núi Đông Bắc chủ yếu do tác động của vị trí địa lí, cường độ nâng trong vận động Tân kiến tạo, các mảng nền cổ.
Chọn C.
Câu 35:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về thực vật, động vật ở nước ta?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.
Cách giải:
Vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc phân khu địa lí động vật Tây Bắc.
Chọn B.
Câu 36:
Đặc điểm nào sau đây của địa hình nước ta tạo thuận lợi chủ yếu cho phát triển thủy điện?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Cấu trúc cổ được trẻ lại, phân bậc rõ theo độ cao của địa hình nước ta tạo thuận lợi chủ yếu cho phát triển thủy điện.
Chọn A.
Câu 37:
Cho biểu đồ:
QUY MÔ GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA XIN-GA-PO NĂM 2010 VÀ 2018
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po?
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
Nhập khẩu tăng ít hơn xuất khẩu.
Chọn C.
Câu 38:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có biên độ nhiệt độ năm lớn chủ yếu do tác động của thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh, gió, vị trí gần vùng ngoại chí tuyến (do có thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau, tác động của gió mùa đông bắc làm nền nhiệt độ mùa đông hạ thấp dưới 18°C và vị trí nằm cách xa vùng xích đạo nên nhận được lượng nhiệt thấp hơn vùng Xích đạo).
Chọn A.
Câu 39:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết lát cắt địa hình A-B ở miền Nam Trung Bộ và Nam bộ chạy theo hướng nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Lát cắt địa hình A-B ở miền Nam Trung Bộ và Nam bộ chạy theo hướng Tây nam - đông bắc.
Chọn A.
Câu 40:
Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ đến đặc điểm sông ngòi nước ta là
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ đến đặc điểm sông ngòi nước ta là phần lớn sông nhỏ (lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển + tính chất đồi núi bị cắt xẻ của lãnh thổ nên phần lớn các sông ở nước ta chỉ là những sông nhỏ), nhiều nước, chế độ nước theo mùa (vị trí nội chí tuyến, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng mưa lớn, theo mùa nên chế độ nước sông cũng theo mùa).
Chọn D.