(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Chuyên Lam Sơn lần 1 có đáp án
(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Chuyên Lam Sơn lần 1 có đáp án
-
180 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết đô thị nào thuộc tỉnh Yên Bái?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Đô thị Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái.
Chọn D.
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với tỉnh Quảng Nam?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5.
Cách giải:
Tỉnh Kon Tum giáp tỉnh Quảng Nam.
Chọn A.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây đổ ra Biển Đông qua cửa Diệt?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Sông Ba đổ ra Biển Đông qua cửa Diệt.
Chọn C.
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm nhỏ nhất trong các tỉnh sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Cách giải:
Phú Yên là tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm nhỏ nhất so với các tỉnh còn lại.
Chọn A.
Câu 5:
Tỉ lệ lao động nông thôn nước ta hiện nay giảm chủ yếu do tác động của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:8
Tỉ lệ lao động nông thôn nước ta hiện nay giảm chủ yếu do tác động của công nghiệp hóa, nông nghiệp hàng hóa.
Công nghiệp hoá làm chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ). Nông nghiệp hàng hoá hiện nay ở nước ta áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại làm giảm tỉ trọng lao động phục vụ trong ngành này. Trong đó, ngành nông nghiệp lại chủ yếu phát triển ở nông thôn.
Chọn D.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp chung, cho biết cây ăn quả không phải là cây chuyên môn hoá của vùng nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 18.
Cách giải:
Cây ăn quả không phải là cây chuyên môn hoá của Tây Nguyên.
Chọn B.
Câu 7:
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2022
(Đơn vị: USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê 2022, Nhà xuất bản Thống kê 2023)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự so sánh giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 - 2022, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ cột (cụ thể là biểu đồ cột ghép) là dạng biểu đồ thích hơp nhất thể hiện sự so sánh giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2010 – 2022.
Chọn B.
Câu 8:
Đặc điểm chung của các đồng bằng giữa núi là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Đặc điểm chung của các đồng bằng giữa núi là nhỏ, hẹp, thường là thung lũng tương đối bằng phẳng nằm giữa các vùng núi.
Chọn D.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết núi nào sau đây có đỉnh thấp nhất?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Đỉnh Yên Tử cao 1068 m.
Đỉnh Phu Hoạt cao 2452 m.
Đỉnh Phia Ya cao 1980 m.
Đỉnh Pu Tra cao 2504 m.
=> Đỉnh Yên Tử thấp nhất.
Chọn A.
Câu 10:
Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng. Vì đây là vùng có lịch sử khai phá lâu đời nhất và người dân có kinh nghiệm thâm canh.
Chọn A.
Câu 11:
Cho bảng số liệu:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA VIỆT NAM VÀ LÀO GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Đơn vị: USD)
(Nguồn: Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Lào giai đoạn 2015 - 2021?
Phương pháp:
Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải:
Lào tăng thêm 531,9 USD là nhận xét đúng khi so sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam và Lào trong giai đoạn 2015 – 2021.
Chọn C.
Câu 12:
Hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta hiện nay chú trọng đánh bắt xa bờ, cơ cấu sản phẩm đa dạng do nguồn lợi thuỷ sản ven bờ suy giảm mạnh.
Chọn C.
Câu 13:
Trong những năm gần đây, nước ta đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Trong những năm gần đây, nước ta đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nhằm mục đích chủ yếu là hạn chế tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Vì việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay.
Chọn C.
Câu 14:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng đã tạo điều kiện cho nước ta đa dạng hóa cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
Chọn B.0
Câu 15:
Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ công nhân kĩ thuật.
Chọn D.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào sau đây có số lượng trâu nhiều hơn bò?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Cách giải:
Lai Châu là tỉnh có số lượng trâu nhiều hơn bò.
Chọn A.
Câu 17:
Cho biểu đồ về xuất khẩu, nhập khẩu của Bru-nây giai đoạn 2015 – 2021:
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về xuất khẩu, nhập khẩu của Bru-nây giai đoạn 2015 – 2021.
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
Cơ cấu xuất nhập khẩu có sự thay đổi, năm 2021 cơ cấu nhập khẩu đạt 46,5% là nhận xét không đúng đúng về xuất khẩu, nhập khẩu của Bru-nây giai đoạn 2015 – 2021. Cơ cấu nhập khẩu năm 2021 phải là 45,6%.
Chọn B.
Câu 18:
Ý nào sau đây không đúng về địa hình đồng bằng sông Cửu Long?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các vùng kinh tế.
Cách giải:
Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô, có một số núi sót nhô cao, sát biển là thềm biển không đúng với đặc điểm về địa hình đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn B.
Câu 19:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Dãy sông Gâm có hướng vòng cung.
Chọn C.
Câu 20:
Biện pháp hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:11
Biện pháp hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch ở nước ta là phát triển công nghiệp chế biến. Công nghiệp chế biến giúp nâng cao chất lượng và giá trị của nông sản.
Chọn D.
Câu 21:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài thuộc vùng Đông Nam Bộ.
Chọn A.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trong các trạm khí tượng sau đây, trạm nào có lượng mưa tháng I thấp nhất?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Trạm Cần Thơ có lượng mưa tháng I thấp nhất.
Chọn B.
Câu 23:
Mạng lưới đô thị của nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Mạng lưới đô thị của nước ta hiện nay chủ yếu là đô thị nhỏ, phân bố không đều.
Chọn D.
Câu 24:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói đến vai trò của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vai trò của Biển Đông đối với khí hậu nước ta không phải là yếu tố quyết định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta. Yếu tố quyết định tính chất nhiệt đới của nước ta phải là vị trí (nằm trong vùng nội chí tuyến).
Chọn D.
Câu 25:
Ngập úng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ lúa nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Ngập úng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ lúa hè thu.
Do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ từ tháng V đến tháng X gây mưa vào mùa hè thu cho cả hai miền Bắc, Nam.
Chọn C.
Câu 26:
Nước ta nằm trong khu vực
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió Tín phong.
Chọn A.
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Địa chất khoáng sản và trang Các miền địa lí tự nhiên, cho biết lát cát C - D đi qua các nền địa chất là
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, 13.
Cách giải:
Lát cát C - D đi qua các nền địa chất K - KZ, J₃ - K, T₂ - J₂, C - T₁, D, KZ.
Chọn D.
Câu 28:
Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa khô ở Tây Nguyên là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nhân tố chủ yếu tạo nên mùa kho ở Tây Nguyên là Tín phòng bán cầu Bắc. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ và là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
Chọn B.
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết khu vực nào cao nhất trên lát cắt C - D?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Núi Phanxipăng là khu vực nào cao nhất trên lát cắt C – D.
Chọn A.
Câu 30:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết hồ n ào sau đây thuộc lưu vực hệ thống sông Hồng?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Hồ Ba Bể thuộc lưu vực hệ thống sông Hồng.
Chọn C.
Câu 31:
Sinh vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Sinh vật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm là thành phần loài đa dạng với 3 luồng di cư.13
Chọn C.
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Lâm nghiệp và Thuỷ sản, cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản lớn nhất?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 20.
Cách giải:
Giá trị sản xuất thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của các tỉnh là:
- Thái Bình: từ trên 10 đến 20%.
- Hà Tĩnh: từ trên 10 đến 20%.
- Quảng Ninh: từ trến 30 đến 50%.
- Phú Yên: từ trên 20 đến 30%.
=> Quảng Ninh có giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản lớn nhất.
Chọn C.
Câu 33:
Vào mùa khô ở nước ta, các tháng đầu mùa và cuối mùa thường có lượng mưa lớn hơn các tháng còn lại chủ yếu do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vào mùa khô ở nước ta, các tháng đầu mùa và cuối mùa thường có lượng mưa lớn hơn các tháng còn lại chủ yếu do sự tranh chấp của các khối khí khô với các khối khí nóng ẩm.
Chọn C.
Câu 34:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết tỉnh nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Khánh Hoà là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng.
Chọn C.
Câu 35:
Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các vùng kinh tế.
Cách giải:
Khó khăn chủ yếu làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là công tác vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến vùng tiêu thụ. Do đặc điểm địa hình của vùng có nhiều đồi núi cao, giao thông không thuận lợi.
Chọn C.
Câu 36:
Nguyên nhân chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi nước ta xuất hiện đất mùn thô là do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.14
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện đất mùn thô ở đới ôn đới gió mùa trên núi nước ta là nhiệt độ thấp. Các yếu tố khí hậu nhiệt và ẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá hủy (về mặt vật lí và hóa học) tạo thành những sản phẩm phong hóa và hình thành lớp đất.
Chọn D.
Câu 37:
Cho biểu đồ về số lượng trâu và bò của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện quy mô số lượng trâu và bò.
Chọn A.
Câu 38:
Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất
hàng hóa.
Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa => Như vậy, ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chọn A.
Câu 39:
Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do địa hình bằng phẳng, chủ yếu là trồng lúa. Dựa vào nguyên nhân về sự phân bố dân cư, dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng do địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi, kinh tế phát triển. Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, có nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển => trở thành vùng đông dân, mật độ dân số cao nhất cả nước.
Chọn D.
Câu 40:
Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa cần đẩy mạnh
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các vùng kinh tế.
Cách giải:15
Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa cần đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa. Thâm canh là phương thức sản xuất nông nghiệp áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, chuyên môn hoá sản xuất là hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn => Áp dụng hai phương thức sản xuất này làm sẽ làm nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá.
Chọn B.