Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Địa lý (2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Lý Thường Kiệt lần 1 có đáp án

(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Lý Thường Kiệt lần 1 có đáp án

(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Lý Thường Kiệt lần 1 có đáp án

  • 228 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Thềm lục địa là phán ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam.

Chọn B.


Câu 2:

Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh nguyên nhân chủ yếu do?

Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Đồng bằng sông Cửu Long về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa cạn nước triều lấn mạnh nguyên nhân chủ yếu do địa hình thấp, mạng lưới kênh rạch chằng chịt, không có đê điều bao bọc.

Chọn A

Câu 3:

Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có nhiệt độ cao và số giờ nắng nhiều.

Chọn C.


Câu 4:

Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới.

Chọn A.


Câu 5:

Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển miền Trung nước ta chủ yếu chịu tác động của các nhân tố

Xem đáp án

Phương pháp:8

Phân tích.

Cách giải:

Đặc điểm địa hình đồng bằng ven biển miền Trung nước ta chủ yếu chịu tác động của các nhân tố sông ngòi, biển, vùng núi liền kề, các vận động kiến tạo và con người.

Chọn D.


Câu 6:

Nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên có

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Nước ta tiếp giáp với Biển Đông nên có độ ẩm lớn, khí hậu điều hòa hơn, thảm thực vật giàu sức sống, khắc hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi.

Chọn C.


Câu 7:

Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Nước ta có thuận lợi rất lớn để xây dựng đường hàng hải và hàng không quốc tế là do vị trí gần đường hàng hải, đường hàng không quốc tế và cửa ngõ ra biển của nhiều nước.

Chọn C.


Câu 8:

Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cổ.

Chọn A.


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang địa chất khoáng sản, cho biết địa điểm nào sau đây có quặng crôm?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Cổ Định (Thanh Hóa) có quặng crôm với trữ lượng 22 - 25 triệu tấn.

Chọn A.


Câu 10:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: °C)

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình

tháng I

Nhiệt độ trung bình

tháng VII

Nhiệt độ trung bình

năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa li 12, NXB Giáo dục và Đào tạo, năm 2008)

Dựa vào bảng số liệu trên, biên độ nhiệt theo thứ tự giảm dần là              

Xem đáp án

Phương pháp:

Tính toán.

Cách giải:9

Dựa vào bảng số liệu trên, biên độ nhiệt theo thứ tự giảm dần là Lạng Sơn, Hà Nội, Vinh, Huế, Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh (giảm dần từ Bắc vào Nam).

Chọn C.


Câu 11:

Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Chảy.

Chọn B.


Câu 12:

Vùng nội thủy nước ta       

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12 – 11 – 1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thuỷ cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.

Chọn A.


Câu 13:

Cho biểu đồ:

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước năm 2021 so với năm 2015 của (ảnh 1)

(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về thay đổi tổng sản phẩm trong nước năm 2021 so với năm 2015 của một số quốc gia trên?

Xem đáp án

Phương pháp:

Nhận xét biểu đồ.

Cách giải:

Mai-lai-xi-a tăng nhiều hơn Mi-an-ma:

- Mai-lai-xi-a tăng 74,1 tỉ USD.

- Mi-an-ma tăng 13,1 tỉ USD.

Chọn C.


Câu 14:

Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo.

Chọn D.


Câu 15:

Địa hình của vùng núi Tây Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:10

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam.

- Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt – Trung tới khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3143m); phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào từ Khoan La San đến sông Cả; ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu tiếp nối những đồi núi đá vôi ở Ninh Bình – Thanh Hoá. Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Chọn B.


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thực vật và động vật, cho biết vườn quốc gia nào

sau đây nằm ở trên đảo?

Xem đáp án

Phương pháp:

Atlat Địa lí Việt Nam trang 12.

Cách giải:

Vườn quốc gia Côn Đảo nằm ở trên đảo.

Chọn B.


Câu 17:

Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có

Xem đáp án

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Do nằm trong khu vực nội chí tuyến nên Biển Đông có bão và áp thấp nhiệt đới, nhiệt độ nước biển cao và độ muối khá lớn.

Chọn B.


Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất?

Xem đáp án

Phương pháp:

Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.

Cách giải:

Hà Tiên có nhiệt độ trung bình tháng 1 cao nhất (trên 24°C).

Chọn D.


Câu 19:

Cho bảng số liệu

SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 – 2021

(Đơn vị: Triệu người)

Năm

2015

2017

2019

2021

Thành thị

30,9

31,9

33,8

36,6

Nông thôn

61,3

62,4

62,7

61,9

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2015 – 2021, các dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp?

Xem đáp án

Phương pháp:

Nhận dạng biểu đồ.

Cách giải:

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2015 – 2021, các dạng biểu đồ miền, cột, tròn thích hợp.

Chọn C.


Câu 20:

Hệ sinh thái ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do

Xem đáp án

Phương pháp:11

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Hệ sinh thái ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do khí hậu nóng ẩm, sinh vật phong phú, thiên nhiên phân hóa.

Chọn B.


Câu 21:

Cho biểu đồ về bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin, giai đoạn 2015 - 2021:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?  A. Sự thay đổi cơ cấu GDP bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin. (ảnh 1)

(Số liệu theo Niên giám thống kê ASEAN 2022, https://www.aseanstats.org)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Đặt tên biểu đồ.

Cách giải:

Biểu đồ thể hiện So sánh quy mô GDP bình quân đầu người của Thái Lan và Phi-lip-pin.

Chọn D.


Câu 22:

Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

- Biển Đông làm tăng độ ẩm cho các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn. Do độ ẩm không khí cao, biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm đồi dào làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.

Chọn D.


Câu 23:

Điểm cực Tây nước ta thuộc tỉnh

 

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Điểm cực Tây nước ta nằm tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Chọn D.


Câu 24:

Vùng lãnh hải nước ta

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1852m). Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển.

Chọn C.


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ nước ta?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.

Chọn C.


Câu 26:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang hình thể, cho biết Biển Hồ nằm trên cao nguyên nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Atlat Địa lí Việt Nam trang 6,7.

Cách giải:

Biển Hồ nằm trên cao nguyên Pleiku.

Chọn C.


Câu 27:

Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2021 (Đơn vị: %):

Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2010 và 2021 (Đơn vị: %) (ảnh 1)

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Đặt tên biểu đồ

Cách giải:

Biểu đồ thể hiện Quy mô và cơ cấu GDP.

Chọn D.


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết đỉnh núi nào sau đây nằm trên cánh cung Đông Triều?

Xem đáp án

Phương pháp:

Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.

Cách giải:

Đỉnh núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều.

Chọn A.


Câu 29:

Phát biểu nào sau đây đúng với địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dân về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các bậc độ cao khoảng 500 – 800 – 1000m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây của vùng Trường Sơn Nam.

Chọn A.


Câu 30:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho địa hình caxtơ khá phổ biến ở nước ta?
Xem đáp án

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Bề mặt đá vôi, khí hậu nhiệt đới, có lượng mưa lớn là nguyên nhân chủ yếu làm cho địa hình caxtơ khá phổ biến ở nước ta.

- Bề mặt đá vôi dễ bị ăn mòn, rửa trôi, chiếm diện tích lớn ở nước ta.

- Khí hậu nhiệt đới: lượng nhiệt ẩm lớn, làm cho quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh.

Chọn D.


Câu 31:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước ta tập trung chủ yếu ở vùng ven biển

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước ta tập trung chủ yếu ở vùng ven biển Nam Bộ.

Chọn B.


Câu 32:

Điểm giống nhau giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là:

Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Điểm giống nhau giữa vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là có các thung lũng sông cùng hướng dãy núi.

Chọn C.


Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các nhóm và các loại đất chính, cho biết đất phù sa sông tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây của Đồng bằng sông Cửu Long?

Xem đáp án

Phương pháp:

Atlat Địa lí Việt Nam trang 11.

Cách giải:

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông tập trung nhiều nhất ở dọc sông Tiền, sông Hậu.

Chọn A.


Câu 34:

Địa hình nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp do

Xem đáp án

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Địa hình nước ta có nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp do chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình ngoại lực trong giai đoạn tân kiến tạo.

Chọn B.


Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang sông ngòi, cho biết sông Vàm Cỏ Đông thuộc lưu vực hệ thống sông nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.

Cách giải:14

Sông Vàm Cỏ Đông thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.

Chọn B.


Câu 36:

Cấu trúc địa hình nước ta có đặc điểm là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Cấu trúc địa hình nước ta có đặc điểm là đa dạng, nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam, gồm hai hướng chính.

Chọn A.


Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây có cả đường bờ biển và biên giới quốc gia?

Xem đáp án

Phương pháp:

Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5.

Cách giải:

Quảng Ninh đây có cả đường bờ biển và biên giới quốc gia.

Chọn B.


Câu 38:

Cho bảng số liệu:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1667

989

+678

Huế

2 868

1 000

+1 868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12, NXB Giáo dục và Đào tạo, năm 2008)

Theo bảng số liệu, để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Phương pháp:

Nhận dạng biểu đồ.

Cách giải:

Theo bảng số liệu, để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên, dạng biểu đồ cột là thích hợp nhất.

Chọn A.


Câu 39:

Đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là rộng, bằng phẳng, thành tạo do phù sa sông trên vịnh biển nông.

Chọn D.


Câu 40:

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nhà nước ta có chủ quyền gì ở vùng đặc quyền kinh tế?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.

Cách giải:

Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương