(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Lý Thường Kiệt lần 1 có đáp án
(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Lương Thế Vinh lần 1 có đáp án
-
290 lượt thi
-
38 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực miền núi (vùng miền núi phía Tây giáp với Lào và Campuchia, phía Bắc giáp Trung Quốc).
Chọn A.
Câu 2:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được một lượng bức xạ Mặt Trời lớn do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Chọn A.
Câu 3:
Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
Chọn C.
Câu 4:
Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta.
Chọn D.
Câu 5:
Nước ta không có nhiều hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nước ta không có hoang mạc như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á do tiếp giáp Biển Đông và lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài. Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều.
Chọn C.
Câu 6:
Vị trí địa lí và hình thể đã tạo nên
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vị trí địa lí và hình thể đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên.
Chọn D.
Câu 7:
Vòng cung là hướng chính và điển hình nhất của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
Chọn C.
Câu 8:
Đặc điểm chung vùng biển nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:10
Đặc điểm chung vùng biển nước ta là biển lớn (diện tích khoảng 1 triệu km2), tương đối kín (được bao bọc bởi các đảo và vòng cung đảo), mang tính nhiệt đới gió mùa.
Chọn C.
Câu 9:
Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Với bờ biển Việt Nam dài trên 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam (chưa kể bờ biển của các hải đảo).
Chọn B.
Câu 10:
Gió mùa Đông Bắc ở nước ta xuất phát từ
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Gió mùa Đông Bắc ở nước ta xuất phát từ trung tâm áp cao Xibia.
Chọn A.
Câu 11:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi vị trí nằm trong vùng nội chí tuyến.
Chọn C.
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây thể hiện cấu trúc địa hình Việt Nam đa dạng?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
- Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tần kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hoá đa dạng.
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng tây bắc – đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
+ Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
Chọn D.
Câu 13:
Vùng đất ngoài đê Đồng bằng sông Hồng là nơi
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.11
Cách giải:
Vùng đất ngoài đê Đồng bằng sông Hồng là nơi thường xuyên được bồi tụ phù sa, đất màu mỡ.
Chọn D.
Câu 14:
Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Biển Đông là vùng biển tương đối kín là nhờ bao quanh bởi hệ thống đảo và quần đảo.
Chọn B.
Câu 15:
Ven biển Nam Trung Bộ có nhiều vịnh biển sâu, kín gió nên thuận lợi nhất cho hoạt động kinh tế nào sau đây?
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Ven biển Nam Trung Bộ có nhiều vịnh biển sâu, kín gió nên thuận lợi nhất cho xây dựng cảng biển.
Chọn D.
Câu 16:
Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn là do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chỉ tuyến. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.
Chọn A.
Câu 17:
Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta do nguyên nhân nào sau đây?
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Quá trình feralit hóa là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta do có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiều đồi núi thấp:
- Trong điều kiện nhiệtm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất bado dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+) làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế, loại đất này được gọi là đất feralit (Fe - Al) đỏ vàng.
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.12
→ Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đã mẹ axít, do đó đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.
Chọn B.
Câu 18:
Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.
Chọn B.
Câu 19:
Về mùa khô, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn chủ yếu do
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Về mùa khô, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn chủ yếu do địa hình thấp, bằng phẳng.
Chọn A.
Câu 20:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho Cà Ná và Sa Huỳnh trở thành vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta?
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức SGK.
Cách giải:
Cà Ná và Sa Huỳnh trở thành vùng sản xuất muối lí tưởng ở nước ta do nhiệt độ cao, ít mưa, ít sông lớn đổ ra biển.
Chọn B.
Câu 21:
Biểu hiện của tính đa dạng địa hình ven biển nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng. Đó là các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vùng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô...
Chọn C.
Câu 22:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự hình thành gió mùa ở Việt Nam?
Phương pháp:
Vận dụng.
Cách giải:
Nguyên nhân chính sinh ra gió mùa ở Việt Nam là sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương.
Chọn A.13
Câu 23:
Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Quá trình phong hóa hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được biểu hiện ở thành tạo địa hình cacxtơ. Sự thành tạo địa hình cácxtơ là do nước mưa hòa tan đá vôi.
Chọn B.
Câu 24:
Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là vận động nâng lên và hạ xuống của địa hình trong Tân kiến tạo.
Chọn C.
Câu 25:
Hệ sinh thái ven biển nước nước ta đa dạng chủ yếu do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Hệ sinh thái ven biển nước nước ta đa dạng chủ yếu do khí hậu nóng ẩm, sinh vật phong phú, thiên nhiên phân hóa.
Chọn C.
Câu 26:
Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do ảnh hưởng của các nhân tố
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng là do ảnh hưởng của các nhân tố vị trí địa lí, hình thể lãnh thổ, gió và địa hình.
Chọn A.
Câu 27:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết miền khí hậu phía Bắc không có vùng khí hậu nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Miền khí hậu phía Bắc bao gồm:
- Vùng khí hậu Tây Bắc.
- Vùng khí hậu Đông Bắc.
- Vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ.
Chọn D.14
Câu 28:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh không giáp với Lào là
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5.
Cách giải:
Tỉnh không giáp với Lào là Lai Châu.
Chọn A.
Câu 29:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhóm đất nào có diện tích lớn nhất ở nước ta?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 11.
Cách giải:
Đất feralit trên các loại đá khác có diện tích lớn nhất ở nước ta.
Chọn D.
Câu 30:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết tháng đỉnh lũ trên sông Mê Kông vào tháng mấy?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Tháng đỉnh lũ trên sông Mê Kông vào tháng 10.
Chọn D.
Câu 31:
Cho biểu đồ:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ trên thể hiện: Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.
Chọn A.
Câu 32:
Cho biểu đồ về lao động nước ta, giai đoạn 2005 - 2018:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện: Quy mô lao động và năng suất lao động.
Chọn C.
Câu 33:
Cho biểu đồ về GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2005 – 2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện: Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
Chọn B.15
Câu 34:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2019
Năm |
2000 |
2005 |
2010 |
2019 |
Than (triệu tấn) |
11,6 |
34,1 |
44,8 |
46,4 |
Dầu thô (triệu tấn) |
16,3 |
18,5 |
15,0 |
13,1 |
Điện (tỉ kwh) |
26,7 |
52,1 |
91,7 |
227,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô và điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2019, dạng biểu đồ đường thích hợp nhất.
Chọn B.
Câu 35:
Cho biểu đồ:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin, giai đoạn 2010 - 2019?
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
Dầu thô biến động:
- Giai đoạn 2010 – 2013: Giảm.
- Giai đoạn 2013 – 2015: Tăng
- Giai đoạn 2015 – 2019: Giảm.
Chọn C.
Câu 36:
Cho biểu đồ:
CƠ CẤU GDP THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI NHÀ NƯỚC CỦA NƯỚC TA
NĂM 2015 VÀ 2019 (%)
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng cơ cấu GDP thành phần kinh tế ngoài Nhà nước của nước ta năm 2015 và 2019?
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
- Kinh tế tư nhân tăng từ 16,1% lên 20,9% tăng 4,8%.
- Kinh tế tập thể giảm từ 9,3% xuống còn 8%, giảm 1,3%.
Chọn A.
Câu 37:
Dựa vào Atlat Địa lí trang 25, các di sản văn hóa thế giới là
Phương pháp:
Atlat Địa lí trang 25.
Cách giải:
Dựa vào Atlat Địa lí trang 25, các di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An, cố đô Huế, di tích Mỹ Sơn.
Chọn B.
Câu 38:
Cho bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA PHI-LIP-PIN, GIAI ĐOẠN 2010 – 2019
Năm Sản phẩm |
2010 |
2013 |
2015 |
2019 |
Dầu thô (nghìn tấn) |
486 |
299 |
383 |
173 |
Điện (tỉ kWh) |
67,7 |
75,3 |
82,4 |
99,8 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 - 2019, dạng biểu đồ nào
sau đây thích hợp nhất?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng dầu thô và điện của Phi-lip-pin giai đoạn 2010 - 2019, dạng biểu đồ kết hợp thích hợp nhất vì có 2 đơn vị, 4 mốc thời gian, thể hiện sản lượng.
Chọn C.