(2023) Đề thi thử Địa Lí UBND Thành phố Hà Nội có đáp án
-
280 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, cho biết tỉnh Hà Tĩnh có cảng biển nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Cách giải:
Tỉnh Hà Tĩnh có cảng biển Vũng Áng.
Chọn C.
Câu 2:
Dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay phát triển đa dạng.
Chọn B.
Câu 3:
Một trong những nguồn năng lượng có giá trị ở nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Một trong những nguồn năng lượng có giá trị ở nước ta là dầu khí.
Chọn D.
Câu 4:
Công nghiệp nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Công nghiệp nước ta hiện nay phát triển đa ngành.
Chọn B.
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết hồ Trị An thuộc tỉnh nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Cách giải:
Hồ Trị An thuộc tỉnh Đồng Nai.
Chọn C.6
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết sông nào sau đây từ nước ta chảy ra nước ngoài?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Sông Đak Krông đây từ nước ta chảy ra nước ngoài.
Chọn D.
Câu 7:
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.
Cách giải:
Bến Ninh Kiều thuộc trung tâm du lịch Cần Thơ.
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp:
vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13.
Cách giải:
Mũi Đại Lãnh nằm ở phía nam mũi Ba Làng An.
Chọn C.
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, cho biết tỉnh nào nuôi nhiều trâu trong các tỉnh sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 26.
Cách giải:
Yên Bái nuôi trâu nhiều nhất nước ta.
Chọn D.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết cảng nào sau đây là cảng biển?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 23.
Cách giải:
Cảng Kiên Lương là cảng biển.
Chọn A.
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây giáp Lào?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4,5.
Cách giải:
Điện Biên giáp Lào.
Chọn B.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết thành phố Vinh thuộc tỉnh nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An.
Chọn B.
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các ngành công nghiệp trọng điểm, cho biết ngành chế biến lương thực có ở trung tâm công nghiệp nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 22.
Cách giải:
Ngành chế biến lương thực có ở trung tâm công nghiệp Biên Hoà.
Chọn B.
Câu 14:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trung tâm kinh tế nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 17.
Cách giải:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trung tâm kinh tế Hạ Long.
Chọn B.
Câu 15:
Tài nguyên nước ngọt ở nước ta bị ô nhiễm nhiều nơi do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tài nguyên nước ngọt ở nước ta bị ô nhiễm nhiều nơi do xả chất thải bừa bãi.
Chọn C.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, cho biết sân bay Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 28.
Cách giải:
Sân bay Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hoà.
Chọn B.
Câu 17:
Hậu quả của lũ lụt ở đồng bằng nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Hậu quả của lũ lụt ở đồng bằng nước ta là ngập úng.
Chọn A.
Câu 18:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Trạm khí tượng Nha Trang thuộc vùng khí hậu Nam Trung Bộ.
Chọn A.
Câu 19:
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 21.
Cách giải:
Chế biến nông sản có ở trung tâm Thanh Hóa.
Chọn C.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất trong các tỉnh sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Cách giải:
Gia Lai có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất.
Chọn C.
Câu 21:
Cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng hiện nay có sự chuyển dịch quan trọng chủ yếu do tác động của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Cơ cấu kinh tế Đồng bằng sông Hồng hiện nay có sự chuyển dịch quan trọng chủ yếu do tác động của thu hút đầu tư, hội nhập toàn cầu sâu rộng, nâng trình độ lao động.
Chọn D.
Câu 22:
Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là lao động đông, chất lượng, gần nơi nguyên liệu.
Chọn A.
Câu 23:
Nghề cá ở nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Nghề cá ở nước ta hiện nay gắn với giữ vững chủ quyền biển đảo. Sự hiện diện của ngư dân trên biển không chỉ đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế mà còn có ý nghĩa như một lực lượng bảo vệ quan trọng. Giữa đại dương mênh mông, nơi tận cùng hải phận của đất nước, mỗi tàu, thuyền đánh bắt hải sản của ngư dân với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Những tổ, đội đánh bắt hải sản như những “xóm, làng” trên biển, đó là những cột mốc đánh dấu chủ quyền của Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Chọn D.
Câu 24:
Cho biểu đồ:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ NĂM 2019 CỦA MỘT SỐ NƯỚC
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số năm 2019 của một số nước?
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
Mật độ dân số của Phi-lip-pin lớn hơn Cam-pu-chia.
Chọn C.
Câu 25:
Đô thị ở nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Đô thị hóa.
Cách giải:
Đô thị ở nước ta hiện nay có tỉ lệ dân cư ngày càng tăng.
Chọn A.
Câu 26:
Cho biểu đồ về diện tích các loại cây hàng năm của nước ta năm 2010 và năm 2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu diện tích.
Chọn D.
Câu 27:
Cho bảng số liệu:
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HOÁ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
CỦA MỘT SỐ VÙNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2015 - 2019
(Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)
Năm |
2015 |
2017 |
2018 |
2019 |
Đồng bằng sông Hồng |
724,0 |
876,4 |
966,4 |
1 082,4 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
161,4 |
200,0 |
223,9 |
251,8 |
Đông Nam Bộ |
1 070,9 |
1 313,4 |
1 456,8 |
1 603,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của một số vùng nước ta giai đoạn 2015 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của một số vùng nước ta giai đoạn 2015 - 2019, biểu đồ đường là thích hợp nhất:
- 4 mốc thời gian.
- Thể hiện tốc độ tăng trưởng %.
Chọn A.
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MI-AN-MA VÀ THÁI LAN NĂM 2010 VÀ
NĂM 2019
(Đơn vị: Đô la Mỹ)
Năm |
Mi-an-ma |
Thái Lan |
2010 |
979 |
5 076 |
2019 |
1 408 |
7 807 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh sự thay đổi GDP bình quân đầu người năm 2019 so với năm 2010 của Mi-an-ma và Thái Lan?
Phương pháp:
Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải:
GDP bình quân đầu người năm 2019 so với 2010 của Thái Lan tăng nhiều hơn Mi-an-ma.
Chọn B.
Câu 29:
Đồng bằng sông Hồng hiện nay phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Đồng bằng sông Hồng hiện nay phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu do thúc đẩy sản xuất hàng hoá, đáp ứng thị trường.
Chọn A.
Câu 30:
Sự phân công lao động theo lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay có nhiều đổi mới chủ yếu do tác động của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Sự phân công lao động theo lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay có nhiều đổi mới chủ yếu do tác động của phát huy các thế mạnh, thúc đẩy xuất khẩu.
Chọn C.
Câu 31:
Việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm mục đích chủ yếu là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Việc đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhằm mục đích chủ yếu là nâng cao giá trị, phát triển mạnh hàng hoá.
Chọn A.
Câu 32:
Ngành trồng lúa của nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ngành trồng lúa của nước ta hiện nay đóng vai trò lớn nhất về lương thực.
Chọn D.
Câu 33:
Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
11
Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là áp dụng tiến bộ kĩ thuật, phát triển trang trại, chăn nuôi hàng hoá.
Chọn A.
Câu 34:
Nước ta hiện nay có thị trường nhập khẩu mở rộng do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Nước ta hiện nay có thị trường nhập khẩu mở rộng do thúc đẩy công nghiệp hoá, quan hệ nhiều nước. Chọn B.
Câu 35:
Vùng nội thuỷ của biển nước ta
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Như vậy, đây là vùng biển phía trong cùng và tiếp giáp với vùng lãnh hải ở phía ngoài
Chọn C.
Câu 36:
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Du lịch biển nước ta hiện nay có nhiều điểm và trung tâm hoạt động.
Chọn D.
Câu 37:
Xu hướng tích cực của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực I nước ta hiện nay là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đang có sự chuyển dịch theo hướng: Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng); Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp); Khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
- Xu hướng chuyển dịch như trên là phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm.
- Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện khá rõ:
+ Ở khu vực I: Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản; Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.
+ Ở khu vực II: Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác; Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+ Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị; Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,...
Chọn B.
Câu 38:
Nhiệt độ nước ta có sự phân hoá theo hướng bắc - nam chủ yếu do tác động của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nhiệt độ nước ta có sự phân hoá theo hướng bắc - nam chủ yếu do tác động của vĩ độ địa lí, gió mùa, Tín phong bán cầu Bắc, hướng địa hình:
- Vĩ độ: Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ theo quy luật địa đới nhiệt độ giảm dần từ vùng vĩ độ thấp về vĩ độ cao. Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nên từ Bắc vào Nam các yếu tố khí hậu sẽ có sự thay đổi. - Gió mùa, Tín phong bán cầu Bắc:
+ Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và ảnh hưởng làm cho nền nhiệt miền Bắc nước ta giảm mạnh (có ba tháng nhiệt độ dưới 15°C), biên độ nhiệt cao.
+ Càng về phía Nam gió mùa Đông bắc càng suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm, biên độ nhiệt thấp.
Chọn D.
Câu 39:
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí dân cư.
Cách giải:
Dân số nước ta đông, nhiều thành phần dân tộc:
- Số dân nước ta là 84.156 nghìn người (năm 2006). Đứng thứ 3 ĐNA và đứng thứ 13 trên TG.
- Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
Chọn C.
Câu 40:
Ngành viễn thông nước ta hiện nay
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí kinh tế.
Cách giải:
Ngành viễn thông nước ta hiện nay có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đã tiếp cận trình độ kỹ thuật tiến tiến của thế giới và khu vực:
- Trước Đổi mới: mạng lưới và thiết bị viễn thông còn lạc hậu, các dịch vụ viễn thông nghèo nàn, chỉ dừng ở mức phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.
- Gần đây, tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đạt mức trung bình 30%/năm. Đến 2005, cả nước có 15, 8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Mạng điện thoại đã phủ khắp toàn quốc.
- Chú trọng đầu tư công nghệ mới và đa dịch vụ.
- Hệ thống vệ tinh thông tin và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế.
- Mạng lưới viễn thông ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển gồm cả: mạng điện thoại, mạng phi thoại, mạng truyền dẫn.
Chọn D.