(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Hòn Gai có đáp án
(2024) Đề thi thử THPT môn Địa lí trường THPT Hòn Gai có đáp án
-
127 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hai khu vực núi có dạng địa hình cacxtơ phổ biến nhất nước ta là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Hai khu vực núi có dạng địa hình cacxtơ phổ biến nhất nước ta là Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.
Vùng núi Đông Bắc có các khối núi đá vôi cao đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng (khu vực giáp biên giới Việt – Trung).
Vùng Trường Sơn Bắc các khối núi đá vôi tập trung nhiều ở giữa (vùng đá vôi Quảng Bình).
Chọn A.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Ở trung tâm bán đảo Đông Dương không phải là vị trí địa lí của nước ta. Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.
Chọn B.
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2000 – 2007 giảm bao nhiêu %?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Cách giải:
- Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta giai đoạn 2000 – 2007:
+ Năm 2000: 60,7%
+ Năm 2007: 56,5%
Vậy tỉ trọng giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2000 – 2007 giảm: 60,7% - 56,5% = 4,2%
Chọn C.
Câu 4:
Giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm khí hậu nổi bật nào?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Giữa Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ nước ta có đặc điểm khí hậu nổi bật: đối lập nhau về mùa mưa và mùa khô do ảnh hưởng của gió và bức chắn địa hình Trường Sơn Nam:
- Vào đầu mùa hạ, khi Tây Nguyên trực tiếp đón gió Tây Nam đem lại mưa lớn thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.
- Vào mùa đông, khi ven biển miền Trung đón gió Đông Bắc từ biển vào đem lại mưa lớn thì vào Tây Nguyên bước vào mùa khô do nằm khuất sau bức chắn địa hình dãy Trường Sơn Nam.
Chọn C.
Câu 5:
Các đồng bằng ven biển miền Trung nước ta ít có khả năng mở rộng do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Các đồng bằng ven biển miền Trung nước ta ít có khả năng mở rộng do phần lớn sông nhỏ thềm lục địa hẹp và sâu. Hầu hết các sông ở khu vực này đều nhỏ, ngắn nên lượng phù sa ít; đồng thời thềm lục địa lại sâu nên ít có khả năng bồi tụ mở rộng diện tích.
Chọn D.
Câu 6:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí trong vùng nội chí tuyến.
Chọn A.
Câu 7:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết cửa Đại thuộc hệ thống sông nào?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 10.
Cách giải:
Cửa Đại thuộc hệ thống sông Thu Bồn.
Chọn A.
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh/thành phố nào sau đây không có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người trên 50 kg/người?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 19.
Cách giải:
Cần Thơ không có sản lượng thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người trên 50 kg/người. Cần Thơ có sản thịt hơi xuất chuồng tính theo đầu người dưới 20 kg/người.
Chọn C.
Câu 9:
Vị trí tiếp giáp với biển Đông nên nước ta có
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vị trí tiếp giáp với biển Đông nên nước ta có thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống. Do nước ta tiếp giáp với biển Đông nên được cung cấp một lượng ẩm dồi dào, làm thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống.
Chọn D.
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Du lịch, cho biết nơi nào không phải là di sản văn hóa thế giới?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 25.
Cách giải:
Phong Nha - Kẻ Bàng không phải là di sản văn hoá thế giới.
Chọn D.
Câu 11:
Cho biểu đồ sau:
CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO NHÓM TUỔI CỦA NƯỚC TA NĂM 2009 VÀ NĂM 2019 (%)
(Số liệu theo Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta năm 2019 so với năm 2009?
Phương pháp:
Nhận xét biểu đồ.
Cách giải:
Nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ thấp nhất và có xu hướng tăng là nhận xét đúng với cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta năm 2019 so với năm 2009.
Chọn D.
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các khu kinh tế ven biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long là
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 29.
Cách giải:
Các khu kinh tế ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Định An, Năm Căn.
Chọn D.
Câu 13:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho nhiệt độ trung bình về mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiệt độ trung bình về mùa đông ở Tây Bắc cao hơn Đông Bắc là hướng các dãy núi.
Các dãy núi ở Tây Bắc chạy theo hướng tây bắc – đông nam làm ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
=> mùa đông ấm hơn Đông Bắc.
Các dãy núi ở Đông Bắc chạy theo hướng vòng cung tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc tác động mạnh và xâm nhập sâu => mùa đông lạnh hơn Tây Bắc.
Chọn C.Câu 14:
Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nhân tố chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào nước ta là hướng vòng cung của các dãy núi vùng Đông Bắc. Hướng các dãy núi giúp đón gió mùa và đưa sâu vào trong lục địa.
Chọn A.
Câu 15:
Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Địa hình núi cao tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc.
Chọn A.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết tỉnh nào sau đây có mật độ dân số cao nhất?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 15.
Cách giải:
Thái Bình là tỉnh có mật độ dân số cao nhất so với các tỉnh còn lại.
Chọn A.
Câu 17:
Địa hình của nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Địa hình của nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của vận động nâng lên, hạ xuống; xâm thực, bồi tụ; hoạt động của con người.
Địa hình của nước ta đa dạng là do tác động của: nội lực, ngoại lực.
- Nội lực với các vận động nâng lên – hạ xuống tạo nên sự phân hoá đa dạng địa hình miền núi nước ta (núi cao, núi trung bình,…)
- Kết hợp với quá trình ngoại lực xâm thực, bào mòn, bồi tụ phù sa, tác động của con người,… tạo nên các đồng bằng, địa hình ven biển, miền đồi núi thấp sườn thoải.
Chọn D.
Câu 18:
Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí các ngành kinh tế.
Cách giải:
Nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối.
Chọn B.
Câu 19:
Gió mùa Đông Bắc không xóa đi tính chất nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta là do
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Gió mùa Đông Bắc không xóa đi tính chất nhiệt đới của khí hậu và cảnh quan nước ta là do gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt ở miền Bắc.
Chọn A.
Câu 20:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Lào?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5.
Cách giải:
Hà Tĩnh là tỉnh nằm trên đường biên giới Việt – Lào.
Chọn A.
Câu 21:
Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của gió hướng đông bắc, gió mùa Tây Nam, dải hội tụ, bão và áp thấp nhiệt đới.
Mùa mưa ở dải đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ chịu tác động chủ yếu của các yếu tố:
- Bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn.
- Các luồng gió hướng đông bắc thổi từ biển vào đem lại mưa lớn (bao gồm Tín phong Bắc bán cầu thổi hướng đông bắc và gió mùa Đông Bắc lệch qua biển).
- Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho hai miền Nam Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Chọn B.
Câu 22:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây đồng cấp với nhau?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 21.
Cách giải:
Thanh Hoá và Cẩm Phả là hai trung tâm công nghiệp đồng cấp.
Chọn A.
Câu 23:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, cho biết cảng biển nào sau đây nằm ở phía nam cảng Nhật Lệ?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.12
Cách giải:
Cảng Thuận An nằm ở phía nam cảng Nhật Lệ.
Chọn C.
Câu 24:
Vị trí khép kín của biển Đông đã làm cho
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vị trí khép kín của biển Đông đã làm cho hải lưu có tính khép kín, chảy theo hướng gió mùa.
Chọn B.
Câu 25:
Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa vị trí địa lí nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Vị trí địa lí của nước ta không có ý nghĩa tạo điều kiện để xây dựng nền văn hoá thống nhất trong khu vực.
Chọn B.
Câu 26:
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do ảnh hưởng của
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi Tây Bắc chủ yếu do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc với hướng của địa hình. Do đặc điểm địa hình và vị trí lãnh thổ nên vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc của nước ta, khu vực có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước: mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn.
Chọn D.
Câu 27:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết khu vực nào cao nhất trên lát cắt C – D?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, 14.
Cách giải:
Núi Phanxipăng cao nhất trên lát cắt C – D.
Chọn B.
Câu 28:
Địa điểm nào sau đây ở nước ta có thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần một và lần hai trong năm xa nhau nhất?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Biên Hoà là địa điểm có thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh lần một và lần hai trong năm xa nhau nhất.
Chọn A.Câu 29:
Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí nào sau đây?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Dải hội tụ nhiệt đới chạy theo hướng kinh tuyến vào đầu mùa hạ ở nước ta là mặt tiếp xúc giữa hai khối khí Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc.
Chọn A.
Câu 30:
Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam với Trường Sơn Bắc là
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam với Trường Sơn Bắc là núi theo hướng vòng cung (hướng các dãy núi).
Chọn B.
Câu 31:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, cho biết các tuyến đường bộ nào sau đây ở Bắc Trung Bộ theo chiều Đông - Tây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 27.
Cách giải:
Quốc lộ 7, 8, 9 là các tuyến đường bộ ở Bắc Trung Bộ theo chiều Đông – Tây.
Chọn A.
Câu 32:
Mùa mưa vào thu - đông là đặc điểm của khu vực nào sau đây của nước ta?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Mùa mưa vào thu - đông là đặc điểm của khu vực Trung Bộ.
Chọn C.
Câu 33:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết trạm khí hậu TP. Hồ Chí Minh và Cà Mau giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Trạm khí hậu TP. Hồ Chí Minh và Cà Mau giống nhau ở đặc điểm nhiệt độ trung bình năm cao trên 25℃.
Chọn D.
Câu 34:
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 16.
Cách giải:14
Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng là nhận xét không đúng về dân số phân theo thành thị - nông thôn ở nước ta.
Chọn B.
Câu 35:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khí hậu nào sau đây?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
Chọn C.
Câu 36:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn?
Phương pháp:
SGK Địa lí 12, Địa lí tự nhiên.
Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn là do xâm thực mạnh ở miền núi (đã cung cấp cho sông ngòi vật liệu phù sa lớn).
Chọn C.
Câu 37:
Cho bảng số liệu sau:
TỔNG SỐ DÂN, SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA THÁI LAN VÀ IN-ĐÔ-NÊ-XI-A
NĂM 2000 VÀ NĂM 2020
(Đơn vị: triệu người)
Căn cứ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào đúng về tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan và In-đô-nê-xi-a?
Phương pháp:
Nhận xét bảng số liệu.
Cách giải:
In-đô-nê-xi-a cao hơn và tăng chậm hơn.
- Tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan:
+ Năm 2000:
+ Năm 2020:
=> Tỉ lệ dân thành thị của Thái Lan tăng: 19,6%
- Tỉ lệ dân thành thị của In-đô-nê-xi-a:
+ Năm 2000:
+ Năm 2020:
=> Tỉ lệ dân thành thị của In-đô-nê-xi-a tăng: 14,5%
Chọn C.
Câu 38:
Cho biểu đồ sau:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây về sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta, giai đoạn 2015- 2020?
Phương pháp:
Đặt tên biểu đồ.
Cách giải:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng cà phê và chè.
Chọn C.
Câu 39:
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
(Đơn vị: tỉ USD)
Căn cứ bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa của một số nước trong khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2015 - 2021 dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Phương pháp:
Nhận dạng biểu đồ.
Cách giải:
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa của một số nước trong khu vực Đông Nam Á, giai đoạn 2015 - 2021 dạng biểu đồ đường là biểu đồ thích hợp nhất.
Chọn BCâu 40:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết vùng khí hậu nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc?
Phương pháp:
Atlat Địa lí Việt Nam trang 9.
Cách giải:
Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
Chọn C.