Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ SỐ 18)

  • 24945 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đặc điểm địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và tạo nên:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ ràng.


Câu 2:

Địa hình chủ yếu của vùng Nam Trường Sơn là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vùng núi Trường Sơn Nam bao gồm các khối núi và các cao nguyên: khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ; các cao nguyên: Đăc Lắc, Plây Ku, Mơ Nông, Di linh.


Câu 3:

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa của:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa của sông Tiền và sông Hậu.


Câu 4:

Biển Đông của nước ta nằm trong vùng khí hậu:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Biển Đông của nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.


Câu 5:

Gió mùa Đông Bắc hoạt động vào mùa?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vào mùa đông, gió mùa Đông Bắc từ khu vực vĩ tuyến cao thổi về, làm cho khí hậu nước ta có gió mùa đông lạnh.


Câu 6:

Đất đai ở đồng bằng duyên hải miền Trung có đặc điểm:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đất đai ở đồng bằng duyên hải miền Trung là do cả sông và biển bồi đắp phù sa nên thường mang tính chất mặn, nhiều cát và có ít phù sa hơn so với đồng bằng châu thổ.


Câu 7:

Trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, việc sử dụng có hiệu quả các loại đất nông nghiệp trước hết phải gắn chặt với:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Trong đó, mùa khô thường sảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước tưới tiêu cho nông nghiệp; còn mùa mưa, do diện tích rừng giảm làm gia tăng các hiện tượng sói mòn sạt lở đất, ngập úng, lũ lụt… Vì vậy, đối với nước ta, trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa, việc sử dụng hiệu quả các loại đất nông nghiệp trước hết phải gắn chặt với biện pháp thủy lợi và trồng rừng hợp lí.


Câu 8:

Thời tiết vào mùa khô ở miền Bắc không khắc nghiệt như miền Nam là do:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vào mùa khô (hay mùa đông) có gió mùa Đông Bắc hoạt động. Trong đó, vào đầu mùa đông, gió thường mang tính chất lạnh và khô; còn cuối mùa đông gió lại mang tính chất lạnh, ẩm. Tuy nhiên, gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động ở miền Bắc mà gần như ranh giới cuối cùng là dãy Bạch Mã, từ dãy Bạch Mã trở vào Nam gió mùa Đông Bắc không ảnh hưởng đến thời tiết. Vì vậy, có thể nói, thời tiết vào mùa khô ở miền Bắc không khắc nghiệt như miền Nam là do có thời tiết lạnh và mưa phùn vào cuối đông.


Câu 9:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua yếu tố nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12 trang 36, tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của Biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.


Câu 10:

Loại thiên tai nào dưới đây, không phải là ảnh hưởng của biển Đông đối với khu vực Trung Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Mỗi năm nước ta có khoảng 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào gây ảnh hưởng nặng nề đặc biệt là khu cư dân sống ven biển. Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển của nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ. Ở vùng này, còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và hoang mạc. Như vậy, sương muối không phải thiên tai của khu vực Trung Bộ.


Câu 11:

Nguyên nhân gây trở ngại về mặt giao thông của vùng đồi núi là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ở nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông.


Câu 12:

Vào mùa lũ, phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập trên diện rộng vì:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nước ngập trên diện rộng, do đồng bằng này không có đê điều giống như ở đồng bằng sông Hồng.


Câu 13:

Một số đồng bằng ven biển mở rộng được là do:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Một vài đồng bằng ven biển được mở rộng ở các cửa sông lớn do có lượng phù sa bồi đắp từ sông.


Câu 14:

Phần ở giữa vùng đồng bằng ven biển là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phần ở giữa vùng đồng bằng ven biển là vùng thấp trũng.


Câu 15:

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông có vai trò rất quan trọng trong việc

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia.


Câu 16:

Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biển động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.


Câu 17:

Vì sao vào mùa đông, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên lại là mùa khô?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Do gió tín phong ở Bắc Bán Cầu thổi vào, bị dãy Trường Sơn và các cao nguyên phía Nam chặn lại, gây mưa ở vùng ven biển Trung Bộ, còn các vùng Nam Bộ và Tây Nguyên thì khô.


Câu 18:

Biên độ nhiệt năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam là do:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Biên độ nhiệt năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam không phải do yếu tố địa hình quy định mà do ảnh hưởng của hoạt động gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Gió mùa Đông Bắc gần như chỉ hoạt động ở miền Bắc Việt Nam càng đi xuống phía nam càng yếu (mà ranh giới là dãy Bạch Mã), từ dãy Bạch Mã trở vào Nam gió gần như không hoạt động.


Câu 19:

Kiểu thời tiết điển hình của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ vào nửa sau của mùa đông ở nước ta là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí trang 41: Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.


Câu 20:

Mùa bão của nước ta

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, phần chú giải để tìm kí hiệu bão, sau đó theo dõi thời gian hoạt động của bão từ Bắc xuống Nam sẽ nhận ra mùa bão của nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.


Câu 21:

Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, có hướng:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dãy Bạch Mã là ranh giới giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, có hướng đâm ngang ra biển (Tây - Đông).


Câu 22:

Đông Nam Bộ là vùng thể hiện rõ nhất dạng địa hình nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Trên lãnh thổ nước ta, các bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở Đông Nam Bộ.


Câu 23:

Ở nước ta, khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Địa hình vùng núi gây nhiều trở ngại cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội. Ở vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.


Câu 24:

Trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, Biển Đông có vai trò quan trọng trong

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí 12, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển Đông có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của quốc gia.


Câu 25:

Vấn đề quan trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp và phát triển kinh tế biển của nước ta:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai là những vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta.


Câu 26:

Ý nào dưới đây là khó khăn về mặt tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 trang 54, "Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xảy ra trong miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ"


Câu 27:

Càng vào phía Nam mùa mưa bão ở nước ta có xu hướng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang khí hậu (trang 9), xác định kí hiệu bão là các mũi tên và quan sát thời gian hoạt động của bão từ bắc xuống nam sẽ thấy thời gian hoạt động của bão nước ta chậm dần từ tháng 6 đến tháng 12.


Câu 28:

Hệ thống sông lớn duy nhất ở nước ta có dòng chảy đổ sang Trung Quốc là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các hệ thống sông: sông Hồng (có chi lưu là sông Thái Bình) và sông Mê Công đều bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua nhiều lãnh thổ trước khi đi vào Việt Nam và đổ ra biển, trực tiếp bồi đắp phù sa cho 2 đồng bằng lớn của nước ta là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng sông Kì Cùng – Bằng Giang là có dòng chảy ngược đổ nước sang Trung Quốc.


Câu 29:

Nhận định nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa đồng bằng và miền núi nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở nước ta có hai dạng địa hình đặc trưng là núi và đồng bằng, hai dạng địa hình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đó là sông ngòi mang vật liệu bào mòn ở miền này và bồi đắp mở rộng cho miền kia. Các đáp án khác đều nói lên đặc trưng của từng miền không cho thấy mối quan hệ giữa hai miền này với kia.


Câu 30:

Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô ở Tây Nguyên và Nam Bộ là do nguyên nhân nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Lãnh thổ Tây Nguyên và Nam Bộ bị giới hạn bởi dãy Bạch Mã nên chỉ có hai mùa khô và mùa mưa, mùa khô ở đây sâu sắc và kéo dài có nhiệt độ cao làm cho nguồn nước bị bốc hơi nhiều dẫn đến tình trạng thiếu nước.


Bắt đầu thi ngay