IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Địa lý Bộ đề thi thử THPTQG Địa lí cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề thi thử THPTQG Địa lí cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề thi thử THPTQG cực hay có lời giải chi tiết (P1)

  • 3937 lượt thi

  • 39 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đadạng, nguyên nhân chủ yếu do tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Gồm những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, nhiệt điện, chế biến lâm sản, lương thực thực phẩm…(SGK/145 Địa lí 12 cơ bản)


Câu 2:

Địa hình thấp, phẳng của Đồng bằng sông Cửu Long gây trở ngại nào sau đây cho sản xuất nông nghiệp vào vụ hè thu

Xem đáp án

Đáp án B

Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp, phẳng, không có hệ thống đê điều bao bọc  khiến nước mặn  dễ dàng xâm nhập sâu vào đất liền gây trở ngại cho sản xuất công nghiệp vào vụ hè thu


Câu 3:

Cho bảng liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2015

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Niên giám thống kê nước ngoài năm 2016, NXB Thống kê, 2017)

 Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét cho sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Bảng số liệu cho thấy GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

- Hoa Kì có GDP/người cao nhất trong nhóm nước phát triển và gấp: 56116 / 1337= 42 lần Kê-ni-a và gấp 35 lần Ấn Độ.

- Niu Di-lân có GDP/người gấp: 37808 / 1337 = 28,3 lần Kê-ni-a…


Câu 4:

Yếu tố nào sau đây không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ Bắc Nam ở nước ta

Xem đáp án

Đáp án B

Dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp phía Đông là điều kiện thuận lợi để nước ta xây dựng các tuyến giao thông Bắc – Nam (tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A..). Đây không phải là điều kiện trở ngại cho giao thông Bắc – Nam


Câu 5:

Cho bảng số liệu

SỐ DÂN NỮ VÀ NAM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2016

(Đơn vị: nghìn người)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)

Tỷ số giới tính của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016, theo tính toán từ bảng số liệu trên lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Tỉ số tính = (Dân số nam / Dân số nữ ) x 100

=> Áp dụng công thức ta tính được:

- Tỉ số giới tính Đông Nam Bộ năm 2016 là:  (7948,7 / 8475,6) x 100  = 93,8

- Tỉ số giới tính Đồng bằng sông Cửu Long năm 2016 là: (8755,5 / 8905,2) x 100 = 98,3


Câu 6:

Cho biểu đồ

 

DIỆN TÍCH CHO SẢN PHẨM MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2016

(Nguồn: số liệu Niên giám thống kế Việt Nam năm 2016)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về điện tích cho sản phẩm một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2010-2016

Xem đáp án

Đáp án A

Quan sát bản đồ thấy được giai đoạn 2010 – 2014 diện tích cà phê lớn hơn diện tích cao su và điều. Đến năm 2015 và 2016 diện tích cà phê giảm xuống và thấp hơn diện tích cao su, điều

=> Nhận xét diện tích cà phê luôn lớn hơn cao su và điều là không đúng


Câu 7:

Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lý nhất của bán đảo Cà Mau là

Xem đáp án

Đáp án B

Trước tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng vào mùa khô thì cơ cấu nông nghiệp hợp lí nhất của bán đảo Cà Mau là cân đối giữa trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Biện pháp này vừa góp phần khắc phục được mặt hạn chế về nguồn nước tưới cho cây trồng, vừa phát huy thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển và các cánh rừng ngập mặn


Câu 8:

Căn cứ vảo Atlat Địa lí Việt Nam trang 3, hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình

Xem đáp án

Đáp án B

- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, lát cắt có tỉ lệ ngang là: 1: 3000 000, nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 30 km (3000 000 cm) trên thực tế.

- Dùng thước kẻ đo được lát cắt có chiều dài 10,9 cm => chiều dài thực tế của lát cắt = 10,9 x 30 = 327km

=> Nhận định tổng chiều dài lát cắt khoảng 390km là không đúng


Câu 9:

Loại cây công nghiệp hàng năm không được phát triển mạnh ở Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án D

Dải đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp hằng năm như mía, lạc, thuốc lá (SGK/157 Địa lí 12). Đậu tương không phải là thế mạnh trong cơ cấu cây công nghiệp hằng năm của Bắc Trung Bộ


Câu 10:

Đối với ngành chăn nuôi nước ta, khó khăn nào sau đây đã được khắc phục

Xem đáp án

Đáp án B

Đối với ngành chăn nuôi nước ta, hiện nay cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã được đảm bảo (gồm thức ăn tự nhiên từ hoa màu, phụ phẩm ngành trồng trọt, thủy sản cho đến thức ăn chế biến công nghiệp) (SGK/94 Địa lí 12). Như vậy khó khăn trong việc đảm bảo nguồn thức ăn đã được giải quyết


Câu 11:

Cho bảng số liệu

SỐ LƯỢNG GIA SÚC, GIA CẦM NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 – 2016

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016)

 

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về số lượng là một gia cầm nước ta giai đoạn 2010-2016

Xem đáp án

Đáp án A

Bảng số liệu cho thấy:

- Số lượng bò, lợn và gia cầm nhìn chung tăng lên trong cả giai đoạn nhưng còn biến động => nhận xét tăng/giảm liên tục là không đúng => loại B, D

- Số lượng bò qua các năm luôn lớn hơn trâu -> nhận xét A đúng, C sai


Câu 12:

Để hạn chế tác hại của thiên tại sâu bệnh, hướng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở nước ta, biện pháp hợp lí nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Để hạn chế tác hại của thiên tai sâu bệnh ảnh hưởng đến một nền nông nghiệp sạch và bền vững ở nước ta ta, biện pháp hợp lí nhất là điều chỉnh thời vụ gieo trồng thích hợp. Cụ thể là điều chỉnh lịch thời vụ thích hợp hơn để tránh các đợt lũ lụt/ hạn hán đến sớm hoặc muộn; ngoài ra có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng tốt với các đặc điểm thời tiết khí hậu


Câu 13:

Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ, THAN VÀ ĐIỆN CỦA CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA GIIA ĐOẠN 2010 – 2015

Để thể hiện sản lượng dầu thô, than và điện của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giai đoạn 2010 – 2015 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

- Đề bài yêu cầu thể hiện “sản lượng” -> thể hiện số lượng của đối tượng

- Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau (giá trị tuyệt đối), thời gian là 5 năm.

=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sản lượng dầu thô, than và điện của CHND Trung Hoa giai đoạn 2010 – 2015 là biểu đồ kết hợp (cột và đường)


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, hãy cho biết Duyên hải Nam Trung Bộ có các khoảng sản nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, Duyên hải Nam Trung Bộ có các khoáng sản than đá, vàng, sắt, asen, đá axit, mica, graphit, cát thủy tinh, titan, môlipđen. (vùng không có bô xit và vonfram nên loại đáp án A, C, D)


Câu 15:

Cho biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016 – Nhà xuất bản Thống kê, 2017)

 

Nhận xét nào đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á

Xem đáp án

Đáp án C

Biểu đồ cho thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất và tăng liên tục (ổn định nhất) trong số 4 quốc gia. (kí hiệu hình thoi)


Câu 16:

Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là mở rộng thị trường xuất khẩu. Bởi mục đích quan trọng nhất của sản xuất cây công nghiệp là tạo ra khối lượng nông sản lớn để xuất khẩu thu ngoại tệ, do vậy khi thị trường xuất khẩu mở rộng sẽ tạo đầu ra thuận lợi, sản xuất có lợi nhuận cao sẽ kích thích việc mở rộng phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp


Câu 17:

Loại rừng nào sau đây của nước ta được trồng và diện tích lớn nhất

Xem đáp án

Đáp án A

Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta là rừng phòng hộ đầu nguồn


Câu 18:

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án B

Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do việc chuyển dịch vơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh cũng như vị thế kinh tế của vùng trong cả nước. Cụ thể là trong cơ cấu ngành kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao, đặc biệt là cây lúa; công nghiệp – dịch vụ đã có sự phát triển song vẫn còn chậm


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động của hệ thống đê đối với đồng bằng sông Hồng

Xem đáp án

Đáp án C

Việc xây dựng hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng trước hết góp phần dẫn nước tưới tiêu cho các đồng ruộng; ngăn chặn tình trạng lũ lụt thất thường, ngoài ra hệ thống đê cũng chia vùng thành nhiều ô trũng, vùng ngoài đê được bồi đắp phù sa – có độ cao lớn hơn, đất đai màu mỡ, vùng trong đê là các ô trũng ngập nước, địa hình thấp hơn. => loại đáp án A, B, D

=> Đất đai trong vùng ngày càng bị bạc màu nguyên nhân chủ yếu là do quá trình khai thác sử dụng quá mức và không có các biện pháp cải tạo hợp lí, không phải do việc xây dựng hệ thống đê


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây không đúng với địa hình của nước ta

Xem đáp án

Đáp án C

Vùng núi nước ta có lịch sử phát triển lâu dài từ thời Tiền Cambri đến Cổ kiến tạo (vùng núi Hoàng Liên Sơn và Trung Trung Bộ). Vào thời kì Tân kiến tạo, vận động tạo núi An pơ – Himalaya đã làm cho một số vùng núi (điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn) được nâng lên và trẻ hóa.

=> Như vậy vùng núi trẻ hiện nay của nước ta (Hoàng Liên Sơn) thực chất đã được hình thành từ thời Tiền Cambri, Tân kiến tạo chỉ có tác động làm trẻ hóa. Nhận định vùng núi trẻ có tuổi Tân kiến tạo là không đúng


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Xem đáp án

Đáp án C

Trunng du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, hiểm trở khiến mạng lưới giao thông kém phát triển. Đây là hạn chế lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Nhận định mạng lưới giao thông của vùng thuận lợi cho việc xây dựng kinh tế mở là không đúng


Câu 22:

Biểu hiện không đúng với quy luật địa đới của thiên nhiên Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án C

- Theo quy luật địa đới (sự thay đổi các thành phần tự nhiên theo vĩ độ): nước ta có vĩ độ thấp và thuộc đới nóng (vùng nội chí tuyến) nên có nhiệt độ trung bình năm cao, có gió Tín phong Bắc bán cầu thổi quanh năm, quá trình hình thành đất chủ yếu là feralit nên đất feralit chiếm diện tích lớn nhất

=> nhận định A, B, D đúng.

- Gió mùa hình thành do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương, mặt khác sự phân bố lục địa và đại dương có tính phi địa đới (quy luật địa ô) -> do vậy gió mùa là biểu hiện của tính phi địa đới, không phải là biểu hiện của tính địa đới


Câu 23:

Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế phía Đông Nam chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án C

Trung Quốc chú trọng đầu tư phát triển kinh tế phía Đông Nam chủ yếu do đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc đem lại nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có các cảng biển lớn, vị trị địa lí thuạn lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và toàn thế giới (đặc biệt khu vực Đông Nam Á, Đông Á và Bắc Mĩ)


Câu 24:

Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào ngành nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Từ đầu năm 1994, Trung Quốc thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. (SGK/92 Địa lí 11)


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây đúng về ảnh hưởng của địa hình đến chế độ mưa ở nước ta

Xem đáp án

Đáp án A

Xét lần lượt các đáp án:

- A: Vùng cực Nam Trung Bộ có lượng mưa thấp nhất nước ta, do các dãy núi cực Nam Trung Bộ có hướng song song với cả hai mùa gió (gió mùa Tây Nam và Tín phong Bắc bán cầu từ biển vào). = > A đúng

- B: Dãy Bạch Mã đâm ngang ra sát biển đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào đem lại mưa lớn vào mùa hạ, vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam kết hợp dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn. => nhận xét mùa hạ khô hạn ở sườn Nam là không đúng

- C: Gió mùa Đông Bắc đem lại mùa đông lạnh nhất ở vùng Đông Bắc nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu về phía Tây Bắc khiến Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn => nhận xét dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió đem lại hiện tượng khô hạn cho Đông Bắc là không đúng

- D: Núi cao ở biên giới Việt  - Lào, dãy TSB chắn gió Tây Nam vào đầu mùa hạ tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng cho vùng đồng bằng ven biển phía đông => nhận xét gây mưa lớn vào đầu mùa hạ là không đúng


Câu 26:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Trang 9, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng về chế độ mưa của TP Hồ Chí Minh so với Hà Nội

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 thấy được: so với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa trong mùa khô ít hơn. Lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm khoảng 10% cả năm, trong khi Hà Nội là khoảng 20%. Do TP. Hồ Chí Minh thuộc vùng khí hậu cận xích đạo phía Nam với sự phân hóa mưa – khô sâu sắc


Câu 27:

Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ

Xem đáp án

Đáp án C

Nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế nên chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng lên về mặt thể lực và trình độ chuyên môn


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây không đúng về tác động tích cực khi Việt Nam tham gia kí Hiệp định Đổi mới toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tháng 3 năm 2018

Xem đáp án

Đáp án C

TPP gồm 11 thành viên là Ca-na-đa, Mê-xi-cô, Úc,  Nhật Bản, Xin-ga-po, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Chi-lê, New Di lân, Pê-ru và Việt Nam.

Việt Nam tham gia kí Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tháng 3 năm 2018 đã có nhiều tác động tích cực trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ các nước thành viên, từ đó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành sản xuất mà Việt Nam có nhiều lợi thế nhờ tranh thủ được nguồn lực từ nước ngoài (vốn đầu tư, khoa học công nghệ, thị trường,…) => Loại đáp án A, B, D

Hoa Kỳ không tham gia kí kết Hiệp đinh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nên hiệp định này không có tác động thúc đẩy hoạt động thương mại giữa nước ta với Hoa Kỳ => C sai


Câu 29:

Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng nông nghiệp

Xem đáp án

Đáp án C

Sản xuất với trình độ thâm canh cao, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp là đặc điểm của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long


Câu 30:

Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội. Nơi có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất là

Xem đáp án

Đáp án D

Quan sát đường biểu diễn chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời (SGK/22 Địa lí 10) ta thấy tại xích đạo Mặt Trời lên thiên đỉnh vào 2 ngày 21/3 và 23/9, càng xa xích đạo tiến về chí tuyến Bắc thời gian 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau và tại chí tuyến Bắc chỉ còn 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh vào ngày 22/6.

=> Như vậy trong các địa điểm đã cho, Hà Nội có vĩ độ cao nhất (nằm gần nhất với chí tuyến Bắc) nên có thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau nhất.


Câu 31:

Phát biểu nào sau đây không đúng với thành tựu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta từ sau công cuộc đổi mới năm 1986

Xem đáp án

Đáp án C

Sau công cuộc Đổi mới năm 1986, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta khá cao. (SGK/8 Địa lí 12). Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế nhanh là không đúng


Câu 32:

Trong các tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta, có giá trị hàng đầu là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các tài nguyên du lịch nhân văn của nước ta, có giá trị hàng đầu là di tích văn hóa lịch sử. Nước ta đã có nhiều di tích văn hóa lịch sử được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn


Câu 33:

Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp năm 2001, Hà Tĩnh thuộc vùng công nghiệp nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Theo quy Hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), Hà Tĩnh thuộc vùng công nghiệp số 2. (SGK/127 Địa lí 12)

=> Chọn B


Câu 34:

Đảo nào sau đây của Nhật Bản phát triển mạnh công nghiệp nặng, đặc biệt là khai thác than và luyện thép

Xem đáp án

Đáp án B

Đảo Kiu-xiu của Nhật Bản có ngành công nghiệp năng phát triển mạnh, đặc biệt là khai thác than và luyện thép (SGK/83 Địa lí 11)


Câu 35:

Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến công nghiệp xay xát của nước ta có tốc độ tăng tưởng nhanh

Xem đáp án

Đáp án A

Công nghiệp xay xát của nước ta có tốc độ tăng nhanh, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu lớn của thị trường trong nước và xuất khẩu. Nước ta có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ lương thực lớn, gạo cũng là sản phẩm xuất khẩu chính của nước ta, hiện nay Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. (SGK/150 Địa lí 12 nâng cao)


Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hay cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về đề điểm phân bố dân tộc nước ta

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, khu vực đồng bằng nước ta ngoài nhóm ngôn ngữ chính là Việt – Mường (kí hiệu nền màu hồng) còn xen kẽ các nhóm ngôn ngữ khác như nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ –me và Hán ở vùng ĐBSCL, Đông Nam Bộ.

=> Nhận xét ở đồng bằng chỉ có nhóm ngôn ngữ Việt – Mường là không đúng


Câu 37:

Đặc điểm thiên nhiên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Xem đáp án

Đáp án C

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, ổn định quang năm, biên độ nhiệt năm nhỏ.

=> Nhận xét miền có biên độ nhiệt năm lớn là không đúng


Câu 38:

Hiệu quả và chất lượng phục vụ của ngành đường sắt nước ta gần đây đã được tăng lên rõ rệt chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án B

Hiệu quả và chất lượng phục vụ của ngành đường sắt nước ta gần đây đã được nâng lên rõ rệt, chủ yếu là do nước ta đã đầu tư cải tiến phương thức quản lí, đóng mới và sửa chữa toa xe, duy tu bảo dưỡng đường nên hiện nay hiệu quả và chất lượng phục vụ đã được nâng lên rõ rệt.(SGK/166 Địa lí 12 nâng cao)


Câu 39:

Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là

Xem đáp án

Đáp án C

Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng mạnh là gia cầm – kí hiệu mũi tên thẳng lên trên. (quan sát bảng 25.2 SGK/109 Địa lí 12)


Bắt đầu thi ngay