IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Địa lý Bộ đề thi thử THPTQG Địa lí cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề thi thử THPTQG Địa lí cực hay có lời giải chi tiết

Bộ đề thi thử THPTQG cực hay có lời giải chi tiết (P2)

  • 3938 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi không có ở trung tâm công nghiệp nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi không có ở trung tâm công nghiệp Thái Nguyên, Đà Nẵng, Vũng Tàu


Câu 2:

Biểu hiện nào sau đây không phải của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam nước ta

Xem đáp án

Đáp án A

Các loài thú lông dày là động vật của vùng ôn đới có thời tiết lạnh. Phần lãnh thổ phía Nam có khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao nên không xuất hiện thú lông dày


Câu 3:

Việt Nam nằm ở vị trí nào trên bán đảo Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án C

Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á (SGK/13 Địa lí 12 cơ bản)


Câu 4:

Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng

Xem đáp án

Đáp án B

Vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng đặc dụng


Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hồ Thác Bà nằm trên sông nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hồ Thác Bà nằm ở trên sông Chảy


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây thuộc tỉnh Quảng Trị

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, xác định được Đông Hà là đô thị thuộc tỉnh Quảng Trị


Câu 7:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây - đông

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, dãy núi Bạch Mã có hướng Tây – Đông


Câu 8:

Vùng đất trong đê của Đồng bằng sông Hồng không được bồi tụ phù sa hàng năm do

Xem đáp án

Đáp án D

Việc xây dựng hệ thống đê điều dày đặc ở ĐBSH đã chia đồng bằng thành nhiều ô vuông, vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa hằng năm kết hợp việc sử dụng không hợp lí đang đứng trước nguy cơ thoái hóa bạc màu (vùng đất ngoài đê hằng năm vẫn được  phù sa sông bồi đắp)


Câu 9:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Cam-pu-chia cả trên đất liền và trên biển

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí trang 4 -5, xác định được tỉnh Kiên Giang tiếp giáp Cam-pu-chia trên cả đất liền và biển đảo


Câu 10:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết ở Thạch Khê có loại khoáng sản nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, xác định được ở Thạch Khê (Hà Tĩnh) có mỏ sắt


Câu 11:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta thể hiện ở đặc điểm nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên có lượng mưa trung bình năm lớn (1500 – 2000m), chế độ mưa có sự phân mùa => mưa lớn và phân mùa đã đem lại lượng nước lớn cho sông ngòi, chế độ nước sông cũng phân mùa phù hợp với chế độ mưa.

=> Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta thể hiện ở đặc điểm sông có tổng lượng nước lớn, thủy chế theo mùa


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tỉnh nào thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn nhất

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, xác định được Quảng Ninh là tỉnh thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ có giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn nhất. (kí hiệu cột màu xanh)


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, khu kinh tế ven biển Chu Lai - tỉnh Quảng Nam thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, không thuộc vùng Bắc Trung Bộ


Câu 14:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các trung tâm du lịch quốc gia ở nước ta gồm

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, xác định được các trung tâm du lịch quốc gia của nước ta gồm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh


Câu 15:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở những vùng nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, xác định được cây cao su phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên


Câu 16:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nơi nào sau đây có nhiệt độ thấp nhất vào tháng I

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, xác định được SaPa là nơi có nhiệt độ tháng 1 thấp nhất (khoảng 70C), do SaPa nằm ở độ cao lớn (trên 1500m) lại chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp, có nhiều năm xuất hiện băng tuyết


Câu 17:

Thành tựu nào của ASEAN là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á

Xem đáp án

Đáp án A

ASEAN đã tạo dựng được một môi trường hòa bình và ổn định, đây là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và toàn khu vực Đông Nam Á


Câu 18:

Cho bảng số liệu: SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN VÀ SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH LUÂN CHUYÊN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2017

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Theo bảng số liệu, để thể hiện số lượt hành khách vận chuyển và số lượt hành khách luân chuyển bằng đường hàng không ở nước ta, giai đoạn 2010 - 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất

Xem đáp án

Đáp án A

- Bảng số liệu có 2 đơn vị khác nhau (giá trị tuyệt đối: triệu lượt người và tỉ lượt người.km)

- Đề ra yêu cầu thể hiện “số lượt hành khách” => thế hiện số lượng của đối tượng, trong 4 năm

=> Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số lượt hành khách vận chuyển và số lượt hành khách luận chuyển trong giai đoạn 2010 – 2017 là biểu đồ kết hợp


Câu 19:

Để tăng sản lượng thuỷ sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết hiện nay không phải là

Xem đáp án

Đáp án A

Để tăng sản lượng thủy sản đánh bắt, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết không phải là phát triển công nghiệp chế biến

Chú ý: cụm từ khóa “tăng sản lượng đánh bắt” -  việc phát triển công nghiệp chế biến góp phần tăng giá trị thủy sản đánh bắt và tạo đầu ra thuận lợi cho ngành này -> từ đó tạo động lực, thúc đẩy ngành khai thác thủy sản phát triển hơn. Tuy nhiên phát triển công nghiệp chế biến không trực tiếp giúp tăng sản lượng đánh bắt (việc tăng sản lượng đánh bắt phụ thuộc vào kinh nghiệm đánh bắt của ngư dân, phương tiện tàu thuyền và nguồn lợi thủy sản)


Câu 20:

Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

Xem đáp án

Đáp án A

Việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có ý nghĩa trong việc góp phần giảm nhanh tỉ trọng cây lương thực.

Việc phát triển sản xuất cây công nghiệp, cây đặc sản ở TDMNBB gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, góp phần phát triển có hiệu quả nền nông nghiệp hàng hóa, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và hạn chế nạn du canh du cư


Câu 21:

Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lao động của khu vực Đông Nam Á

Xem đáp án

Đáp án D

Đông Nam Á có dân cư đông,cơ cấu dân số trẻ => đem lại lực lượng lao động dồi dào và nguồn dự trữ lao động lớn


Câu 22:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước do

Xem đáp án

Đáp án D

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tập trung nhiều con sông với lưu lượng dòng chảy lớn (sông Đà, sông Hồng, sông Chảy….kết hợp địa hình đồi núi hiểm trở có độ dốc lớn đã đem lại tiềm năng thủy điện lớn cho vùng (vùng đã xây dựng các nhà máy thủy điện lớn nhất là Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà…)


Câu 23:

Ưu thế lớn nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Nước ta có ngành nông – lâm thủy sản phát triển => đem lại nguồn nguyên liệu tại chỗ  phong phú cho ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản


Câu 24:

Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nước ta đa dạng chủ yếu do sự phân hóa của khí hậu, địa hình và đất đai.

Ví dụ:

- Vùng đồng bằng có thế mạnh về các loại cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày (lúa, đậu tương, mía, lạc, vừng…); miền núi đặc trưng với đất feralit và đất đỏ badan có thế mạnh về các loại cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cây thuốc quý…)

- Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng có khả năng phát triển các cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới


Câu 25:

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có lợi thế phát triển cây chè dựa trên điều kiện chủ yếu nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có lợi thế phát triển cây chè chủ yếu nhờ điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất cả nước => rất thích hợp với đặc điểm sinh thái cây chè – là loài cây cận nhiệt ưa khí hậu mát mẻ


Câu 26:

Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

Xem đáp án

Đáp án B

Khó khăn lớn nhất trong khai thác khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta là địa hình miền núi hiểm trở đòi hỏi phải đầu tư phương tiện khai thác hiện đại và chi phí cao


Câu 27:

Cho biểu đồ về tình hình sản xuất lúa của nước ta, giai đoạn 2010 - 2017

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

- Biểu cột kết hợp đường, đơn vị: triệu ha và triệu tấn có dạng giá trị tuyệt đối.

- Thể hiện giá trị tuyệt đối của hai đối tượng là diện tích và sản lượng

=> Nội dung biểu đồ trên: thể hiện diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 2010 – 2017


Câu 28:

Khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay không phải là

Xem đáp án

Đáp án B

Hiện nay, ngành chăn nuôi nước ta đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi phát triển theo hình thức công nghiệp. Do vậy, nhận định hình thức chăn nuôi truyền thống còn phổ biến không phải là khó khăn của ngành chăn nuôi nước ta


Câu 29:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thế mạnh kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án D

- Đồng bằng sông Hồng có cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt (Hình 33.1 SGK/150 Địa lí 12 cơ bản) và đang được cải thiện (SGK/192 Địa lí 12 nâng cao)

=> nhận xét C đúng.

- Đồng bằng sông Hồng có nguồn lao động dồi dào với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất phong phú, chất lượng lao động đứng hàng đầu cả nước. (SGK/192  Địa lí 12 nâng cao). Tuy nhiên, Đông Nam Bộ mới là địa bàn thu hút mạnh nhất lực lượng lao động có chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh…(SGK/220 Địa lí 12 nâng cao)

=> Như vậy nhận định Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút mạnh nhất lao động có chuyên môn cao là không đúng


Câu 30:

Biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lý tài nguyên đất ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

Xem đáp án

Đáp án B

Hạn chế lớn nhất về tài nguyên đất nông nghiệp của vùng là khả năng mở rộng hạn chế do đất sử dụng cho phát triển kinh tế và thổ cư trong khi nhiều vùng đất đang bị thoái hóa, bạc màu. Do vậy, biện pháp chủ yếu để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng là tiến hành thâm canh tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp


Câu 31:

Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có chung thế mạnh nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án C

Vùng nông nghiệp Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có chung thế mạnh là có trình độ thâm canh cao và sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp. (SGK/108 Địa lí 12 cơ bản)


Câu 32:

Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vấn đề chủ yếu cần quan tâm hiện này là

Xem đáp án

Đáp án B

Để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở vùng Đồng bằng sông Hồng, vấn đề chủ yếu cần quan tâm hiện nay là đẩy mạnh khâu chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ -> nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế lớn


Câu 33:

Tỉ suất gia tăng tự nhiên của dân số nước ta gần đây đã giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh do

Xem đáp án

Đáp án B

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nước ta gần đây đã giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh do quy mô dân số nước ta lớn nên số trẻ em sinh ra hằng năm lớn


Câu 34:

Việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án C

Việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng nhằm mục địch chủ yểu là sử dụng có hiệu quả các thế mạnh của vùng (về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp…)


Câu 35:

Cho biểu đồ: DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng và của một số quốc gia năm 2016?

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu đồ cho thấy Việt Nam có số dân lớn nhất trong ba nước, cao hơn Thái Lan và Cam-pu-chia. (92,7 triệu người > 65,5 và 15,8 triệu người)

=> Nhận xét Việt Nam có số dân cao hơn Cam-pu-chia và thấp hơn Thái Lan là không đúng


Câu 36:

Yếu tố nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của hoạt động nội thương ở nước ta

Xem đáp án

Đáp án D

Yếu tố thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của hoạt động nội thương là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng


Câu 37:

Xu hướng giảm tỉ trọng diện tích cây lương thực, tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta chủ yếu nhằm

Xem đáp án

Đáp án B

Xu hướng giảm tỉ trọng diện tích cây lương thực và tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Bởi cây công nghiệp tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn và có giá trị cao


Câu 38:

Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta hiện nay, công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất (83,2% năm 2005). Do vậy nhận định công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng lớn nhất là không đúng


Câu 39:

Ý nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm nguồn lao động nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Nguồn lao động nước ta phần lớn có còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.

=> Nhận định phần lớn lao động nước ta có trình độ cao là không đúng


Câu 40:

Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2016

(Đơn vị: Tỉ USD)

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh cán cân xuất nhập khẩu của một số quốc gia năm 2016?

Xem đáp án

Đáp án C

Cán cân XNK = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu

=> Như vậy Thái Lan có cán cân xuất nhập khẩu nhỏ hơn Xin-ga-po (59,9 < 76,8 tỉ USD

 

=> Nhận định C đúng


Bắt đầu thi ngay