Chủ nhật, 05/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Địa lý Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn Địa lý có lời giải chi tiết

Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn Địa lý có lời giải chi tiết

Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn Địa lý có lời giải (P2)

  • 4348 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điểm nào sau đây không đúng với dân cư của Liên bang Nga (năm 2005)?

Xem đáp án

C

Phương pháp: Địa lý 11 – bài 8 (SGK)

Cách giải:

- Mật độ dân số trung bình là 8,4 người/km2 (năm 2005). Trên 70% dân số sống ở thành phố, chủ yếu là các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh.


Câu 2:

Đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa là có

Xem đáp án

D

Phương pháp: Dựa vào đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á (phần Địa hình)

Cách giải:

Các dải núi của bán đảo Trung Ấn là những dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy dài theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các thung lũng sông cắt xẻ sâu làm cho địa hình của khu vực bị chia cắt mạnh. Đồng bằng phù sa tập trung ờ ven biển và hạ lưu các sông


Câu 3:

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về môi trường tự nhiên?

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 4:

Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là

Xem đáp án

A

Phương pháp: địa hình phân bậc (sgk địa lí 12 trang 25)

Cách giải:

Yếu tố quyết định tạo nên tính phân bậc của địa hình nước ta là do vận động Tân kiến tạo, nhất là do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ- Himalaya, trên lãnh thổ nước ta xảy ra các hoạt động nâng hạ địa hình => địa hình phân bậc


Câu 5:

Hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, y tế … thuộc nhóm dịch vụ

Xem đáp án

C

Phương pháp: Sgk địa lí 10

Cách giải:

- Các dịch vụ tiêu dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao), ...


Câu 6:

Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

Xem đáp án

B

Phương pháp: Sgk địa lí 12 trang 30

Cách giải:

+ Vùng núi Đông Bắc
– Nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc, địa hình thấp dần theo hướng TB xuống ĐN. 
– Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích chạy theo hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương … Những đỉnh núi cao trên 2000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti…). Các khối núi đá vôi đồ sộ cao trên 1000m nằm ở biên giới Việt Trung (Phia Ya, Phia Uắc…). Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500-600m. Sau đó địa hình thấp đi rõ rệt, nhanh chóng hòa với đồng bằng Bắc Bộ và ven vịnh Bắc Bộ. 
– Địa hình có hướng vòng cung, với 4 cánh cung lớn : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.
– Theo hướng các cánh cung núi là những thung lũng núi của sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. Chính cấu trúc này tạo thuận lợi cho gió mùa Đông Bắc tràn vào, hình thành mùa đông lạnh giá “đặc biệt” cho khu vực.

=>Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích.


Câu 7:

Các đai khí áp từ xích đạo đến cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

Xem đáp án

D

Cách giải:

Các đai khí áp phân bố xen kẽ nhau và đối xứng qua áp thấp xích đạo. 
- áp cao 2 cực 
-áp thấp ôn đới 
-áp cao chí tuyến 
-áp thấp xích đạo


Câu 8:

Các hoạt động như tết trung thu, tết nguyên đán hàng năm của nước ta thuộc nhóm nhân tố nào ảnh hưởng đến ngành dịch vụ sau đây?

Xem đáp án

D

Cách giải:

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hướng tới mạng lưới các ngành dịch vụ. 
+ VD: các thành phố thị xã có mật độ dân số cáo thỳ mạng lưới các ngành dịch vụ phát triển hơn ở nông thôn. 
- Truyền thống văn hóa và phong tục tập quán ảnh hưởng đến hình thức tổ chức và mạng lưới các ngành dịch vụ. 
+ VD: tết nguyên đán ở VN thúc đẩy các dịch vụ bán buôn bán lẻ, giao thông vận tải phát triển mạnh. 
- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng tới sức mạnh và nhu cầu dịch vụ. 
+ VD: mức sống cao và thu nhập thực tế cao. Nhu cầu mua sắm nhiều. Ngược lại thu nhập thấp thỳ nhu cầu mua sắm thấp. 
- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành du lịch 
+VD:để kỉ niệm 1000 năm thăng long hà nội hay giỗ tổ hùng vương thường xuất hiện các hoạt động du lịch như :diễn chèo ,tuồng,múa rối.bán quà lưu niệm,mở các trò chơi.....

=>Các hoạt động như tết trung thu, tết nguyên đán hàng năm của nước ta thuộc nhóm: Phân bố dân cư, mạng lưới quần cư ảnh hưởng đến ngành dịch vụ .


Câu 9:

Đa số các nước châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển không phải là do

Xem đáp án

D

Phương pháp: Sgk địa lí 11 trang 19

Cách giải:

Tất cả các đáp án A,B,C đều là nguyên nhân khiến đa số các nước châu Phi ở trong tình trạng kém phát triển. Đặc biệt, hon 4 thế kỉ bị thực dân châu Âu thống trị (thế kỉ XVI-XX), châu Phi bị cướp bóc cả về con người và tài nguyên thiên nhiên. => Nguyên nhân quan trọng nhất là Sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân đã kìm hãm các nước châu Phi trong nghèo nàn, lạc hậu

=> Đa số các nước châu Phi là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển không phải là do các thế lực bảo thủ của Thiên chúa giáo cản trở sự phát triển xã hội.


Câu 10:

Ngày nào sau đây ở bán cầu Nam có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm?

Xem đáp án

C

Cách giải:

- Ở  xích đạo: tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phần chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau.

- Ngày 22- 6:

+ Ở chí tuyến Bắc: ngày dài hơn đêm.

+ Ở chí tuyến Nam: đêm dài hơn ngày.

- Ngày 22 - 12:

+ Ở chí tuyến Bắc: đêm dài hơn ngày.

+ Ở chí tuyến Nam: ngày dài hơn đêm.

=> Ngày, đêm ở ngày 22- 6và 22 -12 trái ngược nhau.


Câu 11:

Thổi từ khu vực áp cao chí tuyến về khu vực áp thấp ôn đới là gió

Xem đáp án

C

Phương pháp: Sgk địa lí 10 bài 12

Cách giải:

Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới. thối gần như quanh năm về phía áp thấp ôn đới. Sở dĩ gọi là gió Tây vì hướng chủ yếu của loại gió này là hướng tây (ở bán cầu Bắc là tây nam, còn ở bán cầu Nam là tây bắc).

Gió Tây thối quanh năm, thường mang, theo mưa, suốt bốn mùa độ ấm rất cao. Ở Va-len xi-a mưa tới 246 ngày/năm với 1416 mm nước, mưa nhỏ, chu yếu là mưa hụi, mưa phùn.


Câu 12:

Phát biểu nào sau đây không đúng với các thay đổi của chăn nuôi trong nền nông nghiệp hiện đại?

Xem đáp án

A

Từ lấy thịt, sữa, trứng đến lấy sức kéo, phân bón không đúng với các thay đổi của chăn nuôi trong nền nông nghiệp hiện đại.


Câu 13:

Cho bảng số liệu sau:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng       (Đơn vị: %)

Năm

1986

1990

1995

Nông - lâm - ngư nghiệp

49.5

45.6

32.6

Công nghiệp - xây dựng

21.5

22.7

25.4

Dịch vụ

29

31.7

42

Năm

2000

2005

2000

Nông - lâm - ngư nghiệp

23.4

16.8

23.4

Công nghiệp - xây dựng

32.7

39.3

32.7

Dịch vụ

43.9

42.9

43.9

Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1986 đến 2005.

Xem đáp án

D

Cách giải:

- Giai đoạn 1986 - 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 49,5% (năm 1986) xuống còn 25,1% (năm 2005), giảm 24,4%.

+ Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 21,5% (năm 1986) lên 29,9% (năm 2005), tăng 8,4%.

+ Tăng tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) từ 29,0% (năm 1986) lên 45,0% (năm 2005), tăng 16,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, nhất là ở khu vực II.

=> Biểu đồ Miền


Câu 14:

Sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản đóng vai trò thứ yếu trong cơ cấu kinh tế chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

Xem đáp án

D

Cách giải:

Nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản do diện tích đất nông nghiệp của Nhật Bản ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% lãnh thổ.


Câu 15:

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do

Xem đáp án

D

Sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Trước hết là sự đa dạng về thành phần loài, sự đa dạng về gen di truyền, sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái và sau nữa là sự đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

-Sự giàu có về thành phần loài sinh vật:

Nước ta có gần 30.000 loài sinh vật, sinh vật bản địa chiếm khoảng 50%

+ Thực vật: 14.600 loài

+ Động vật: 11.200 loài

Số loài quý hiếm

+ Thực vật: 350 loài

+ Động vật: 365 loài

-Sự đa dạng về hệ sinh thái

Các hệ sinh thái tiêu biểu

+ Hệ sinh thái ngập nước, đặc biệt là rừng ngập mặn.

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa gồm rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá rừng tre nứa, rừng ôn đới núi cao.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì để lấy lương thực thực phẩm và các sản phẩm cần thiết cho đời sống.

=>Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do vị trí nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật phong phú về thành phần loài.


Câu 16:

Hiện tượng sạt lở đường bờ biển ở nước ta xảy ra mạnh nhất tại bờ biển

Xem đáp án

A

Phương pháp: Sgk địa lí 12 trang 39

Cách giải:

Hiện tượng sạt lở bờ biển phổ biến ở khu vực ven biển Trung Bộ do đây là vùng chịu ảnh hưởng của bão nặng nề nhất; biển sâu, sóng lớn, sông ngòi ngắn, dốc, ít phù sa... => thiếu hụt bồi tích.. => sạt lở bờ biển


Câu 17:

Một số loại nông sản Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới là

Xem đáp án

C

Là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc có 300 triệu nông dân với các loại hoa màu chủ yếu là lúa, khoai tây, kê, ngũ cốc, chè, thuốc lá...

1/5 sản lượng ngô toàn thế giới và 1/4 sản lượng khoai thế giới có xuất xứ từ Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc sản xuất gần 30 triệu tấn trứng, chiếm 1/2 sản lượng trứng thế giới. Đáng chú ý, chỉ 10% diện tích đất của Trung Quốc được dành cho nông nghiệp và diện tích này ngày càng co hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hình thành sa mạc.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp Trung Quốc không phát triển bền vững: Trung Quốc dẫn đầu danh sách về việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu và hậu quả là đất ở tình trạng ô nhiễm đáng báo động và gây thiệt hại cho môi trường. Cũng giống như ngành sản xuất công nghiệp, ngành nông nghiệp của Trung Quốc cần phải được hiện đại hoá và chuyển hướng sang phát triển bền vững.

=> lương thực, bông, thịt lợn.


Câu 18:

Phát biểu nào sau đây không đúng với liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?

Xem đáp án

B

Phương pháp: Sgk địa lí 11

Cách giải:

Vùng Ma-xơ-rai-nơ (Maas- Rhein) là một ví dụ cụ thể về liên kết vùng châu Âu, hình thành ở khu vực biên giới ba nước Hà Lan, Đức và Bỉ. Hàng ngày có khoảng 30 nghìn người đi sang nước láng giềng làm việc. Hàng tháng, ở khu vưc này xuất bản một tạp chí bang ba thứ tiếng. Các trường đại học trong khu vực phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chung. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.


Câu 19:

Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do

Xem đáp án

B

– Nguyên nhân : Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh 2 lần. 
– Biểu hiện : 
+ Tổng bức xạ lớn : > 130 kcal/cm2/năm.
+ Cân bằng bức xạ dương : trên 75 kcal/cm2/năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm cao : 20 độ C – 27 độ C.
+ Tổng số giờ nắng : 1400 – 3000 giờ/ năm. 
+ Nhiệt độ hoạt động : 8.000 – 10.000 độ C.

=>Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do vị trí địa lí hình dáng lãnh thổ quy định.


Câu 20:

Thành tựu của ASEAN có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị là

Xem đáp án

B

 

- Qua 40 năm tồn tại và phát triển, thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được là 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN. Năm 2004, GDP của ASEAN đạt là 799,9 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD, giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD, cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc.

- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt các quốc gia có sự thay đổi nhanh chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa. Nhiều đô thị của các nước thành viên như Xin-ga-po (Xin-ga-po), Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a), Băng Cốc (Thái Lan), Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)... đã dần dần tiến kịp trình độ đô thị của các nước tiên tiến.

- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực. Điều này có ý nghĩa chính trị-xã hội hết sức quan trọng, bởi nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực.


Câu 21:

Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất gây ra hệ quả nào sau đây?

Xem đáp án

B

Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tuy vị trí của Trái đất trên quy đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

- Theo mùa:

+ Ở Bắc bán cầu:

          + Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.

          + Ngày 21/3 mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ

          + Ngày 22/6 thời gian ngày dài nhất.

+Mùa thu và mùa đông:

          + Từ 23/9 đến 21/3 năm sau ngày ngắn hơn đêm.

          + Ngày 23/9mọi nơi ngày bằng đêm = 12 giờ

          + Ngày 22/12 thời gian ngày dài nhất. Ở Nam bán cầu thì ngược lại

- Theo vĩ độ:

+ Ở xích đạo quang năm ngày bằng đêm.

+ Càng xa xích đạo thời gian ngày và đêm bằng 24 giờ

+ Ở cực có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

=> Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.


Câu 22:

Quá trình phong hóa xảy ra là do tác động của sự thay đổi

Xem đáp án

C

Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, của nước, ôxi, khí cacbonic, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật.

Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất.


Câu 23:

Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không được công ước quốc tế quy định là

Xem đáp án

A

Phương pháp: sgk Địa lí 12 trang 15

Cách giải:

Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ông dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không theo luật biển 1982 là vùng đặc quyền kinh tế


Câu 24:

Việc đẩy mạnh chế biến nông sản sẽ góp phần

Xem đáp án

A

Việc đẩy mạnh chế biến nông sản sẽ góp phần nâng cao giá trị thương phẩm của nông sản.


Câu 25:

Cho bảng số liệu:

 

Tháng

Hà Nội

Tp. Hồ Chí Minh

I

16,4

25,8

II

17,0

26,7

III

20,2

27,9

IV

23,7

28,9

V

27,3

28,3

VI

28,8

27,5

VII

28,9

27,1

VIII

28,2

27,1

IX

27,2

26,8

X

24,6

26,7

XI

21,4

26,4

XII

18,2

25,7

Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh     (Đơn vị: 0C)

Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng về nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội và TP HCM?

1) Nhiệt độ trung bình của TP HCM cao hơn ở Hà Nội.

2) Nhiệt độ cao nhất ở 2 thành phố tương đương nhau.

3) Nhiệt độ về mùa đông ở Hà Nội thấp hơn nhiều so với TP HCM.

4) Biên độ nhiệt năm của Hà Nội lớn hơn ở TPHCM.

Xem đáp án

C

Phương pháp:

áp dụng công thức tính nhiệt độ trung bình năm= tổng nhiệt độ trung bình 12 tháng /12

Cách giải:

Dựa vào bảng số liệu đã cho, áp dụng công thức tính nhiệt độ trung bình năm= tồng nhiệt độ trung bình 12 tháng /12

=> Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội =23,5°c

     Nhiệt độ trung bình năm của TP HCM = 27,1°c

=> nhận xét không đúng là Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh.


Câu 26:

Kiểu tháp tuổi mở rộng, biểu hiện của một cơ cấu dân số trẻ với số dân

Xem đáp án

A

Kiểu mở rộng: Đáy tháp rộng. đỉnh tháp nhọn, các cạnh thoai thoải (tức% theo nhóm tuổi giảm dần từ 0 tuổi đến 80 tuổi) =>số trẻ em đông, tuổi thọ trung bình thấp; Tỉ suất sinh cao ->dân số tăng nhanh , số lượng lao động nhiều. Nhưng do có cơ cấu dân số trẻ nên các nước có kiểu dân số như thế này thường nằm trong nhóm nước đang phát triển, có trình độ phát triển kinh tế-xã hội ở mức thấp, thu nhập bình quân đầu người (GDP/người/năm) thấp (<1000USD/người/năm) , chất lượng cuộc sống chưa được đảm bảo.ví dụ các nước có kiểu tháp dân số này là: Việt Nam, Xu Đăng, ..

=>Kiểu tháp tuổi mở rộng, biểu hiện của một cơ cấu dân số trẻ với số dân tăng nhanh.


Câu 27:

Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là

Xem đáp án

D

Đồng bằng thường chịu nhiều thiên tai lụt lội nhất ở miền Đông Trung Quốc là Hoa Nam.


Câu 28:

Biểu hiện nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?

Xem đáp án

B

Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta không bao gồm “Tăng cường tính đa dạng của sinh vật nước ta.”


Câu 29:

Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm

 

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Độ bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1676

989

+687

Huế

2868

1000

+1868

Tp. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chênh lệch lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm ở nước ta là biểu đồ

Xem đáp án

C

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị các đối tượng, cụ thể là lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm các địa điểm là biểu đồ ghép ( hay biểu đồ cột)


Câu 30:

Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là

Xem đáp án

C

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) . Tư cách Thành viên của WTO cho phép Việt Nam tham gia vào một sân chơi bình đẳng, tiếp cận với thị trường hàng hoá, dịch vụ của các Thành viên khác của WTO trên cơ sở nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch và dựa trên luật lệ. Đặc biệt, tư cách Thành viên cũng đem lại cho Việt Nam cơ hội sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm chống lại những vi phạm của cá

=>Sự kiện được xem là quan trọng của nước ta vào năm 2007 là trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).


Câu 31:

Cho bảng số liệu sau :

Tổng sản phẩm trong nước phân theo các ngành kinh tế của nước ta  (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

2000

2005

Nông - lâm - ngư nghiệp

63717,0

76888,0

Công nghiệp - xây dựng

96913,0

157867,0

Dịch vụ

113036,0

158276,0

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án

A

Trong khu vực nông - lâm - thủy sản, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chủ yếu theo sự chuyển dịch giữa hai nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản: tỷ trọng của ngành thủy sản tăng


Câu 32:

Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

A

Trong việc hình thành đất, khí hậu không có vai trò cung cấp vật chất hữu cơ và khí cho đất.


Câu 33:

Xu thế nào sau đây không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)?

Xem đáp án

A

Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học. Đại hội nhận định: Năm năm qua là một đoạn đường đầy thử thách đối với Đảng và nhân dân ta. Cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi cơ bản, nhưng cũng có nhiều khó khăn phức tạp. Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội thứ V đề ra, nhân dân ta đã anh dũng phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giành những thắng lợi to lớn trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Đại hội cũng nhận rõ: Tình hình kinh tế - xã hội đang có những khó khăn gay gắt; sản xuất tăng chậm; hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối lưu thông có nhiều rối ren; những mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố; đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn… Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng quát do Đại hội lần thứ V đề ra là về cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. 
Về nguyên nhân dẫn đến tình hình trên, Đại hội nhấn mạnh trong những năm qua việc nhìn nhận, đánh giá tình hình cụ thể về các mặt kinh tế, xã hội của đất nước đã có nhiều thiếu sót. Do vậy đã dẫn đến nhiều sai lầm “trong việc xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế”. Đại hội thẳng thắn cho rằng: “Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”, đặc biệt là bệnh chủ quan duy ý chí, lạc hậu về nhận thức lý luận. 
- Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện). 
- Thực hiện ba chương trình kinh tế bao gồm chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình hàng tiêu dùng; chương trình hàng xuất khẩu. 
- Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. 
Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa. 
Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa; thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
Xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động vừa.

=> Xu thế đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng kế hoạch hóa, tập trung không thuộc đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986)


Câu 34:

Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

Xem đáp án

B

Không khí trong tầng đối lưu, tuỳ theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau. 
Ở mỗi bán cầu đều có bốn khối khí chính: khối khí địa cực, khối khí ôn đới, khối khí chí tuyến, khối khí Xích đạo. 
- Khối khí địa cực (Bắc và Nam) rất lạnh, kí hiệu là A 
- Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P 
- Khối khí chí tuyến rất nóng, kí hiệu là T 
- Khối khí Xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E 
Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương (ẩm), kí hiệu là m và lục địa (khô), kí hiệu là C. Riêng khối khí Xích đạo chỉ có kiểu hải dương và kí hiệu là Em. 
TBm:la khối khí hải dương bản chất là khí từ chí tuyến nóng ẩm 
NPc:là khối khí lục địa bản chất là khí ôn đới lạnh khô

=>Trên Trái Đất không có khối khí Xích đạo lục địa


Câu 35:

Biểu hiện nào sau đây không thuộc toàn cầu hóa kinh tế ?

Xem đáp án

D

Các biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế :

- Thương mại thế giới phát triển mạnh.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. 

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

=>Biểu hiện các tổ chức liên kết kinh tế khu vực ra đời không thuộc toàn cầu hóa kinh tế


Câu 36:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

Xem đáp án

A

Đặc điểm rộng khoảng 40 nghìn km2, địa hình cao và phẳng hơn đồng bằng sông Hồng không đúng với đồng bằng sông Cửu Long. Vì đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 40,6 nghìn km².


Câu 38:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ Hoa Kì?

1) Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.

2) Ngành ngân hàng, tài chính hoạt động khắp thế giới, nguồn thu lớn.

3) Thông tin liên lạc rất hiện đại, cung cấp viễn thông cho rất nhiều nước.

4) Ngành du lịch phát triển mạnh, số lượng du khách đông, doanh thu lớn.

Xem đáp án

D

Có 4 đúng về sự phát triển mạnh của ngành dịch vụ Hoa Kì:

1) Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải hiện đại nhất thế giới.

2) Ngành ngân hàng, tài chính hoạt động khắp thế giới, nguồn thu lớn.

3) Thông tin liên lạc rất hiện đại, cung cấp viễn thông cho rất nhiều nước.

4) Ngành du lịch phát triển mạnh, số lượng du khách đông, doanh thu lớn.


Câu 39:

Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì

Xem đáp án

B

Sản lượng than trên thế giới có xu hướng tăng lên vì than ngày càng được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất.


Câu 40:

Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là :

Xem đáp án

C

Ngành điện tử tin học đã không ngừng góp phần to lớn trong sự phát triển kinh tế quốc dân của nhiều quốc gia. Trở thành một ngành quan trọng chiếm vị trí cao nhất trong nhiều nước phát triển.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của các quốc gia vì để tạo ra một sản phẩm cần nhiều thời gian, chi phí cao, đòi hỏi chất xám và trình độ kĩ thuật cao. Vì thế nước nào có ngành công nghiệp này càng phát triển càng chứng tỏ là một quốc gia có nền kinh tế - kĩ thuật cao. –

Yêu cầu lao động trẻ vì lao động trẻ có khả năng tìm tòi, sáng tạo và đạt hiệu quả cao, trình độ kĩ thuật cao để có thể tạo ra các sản phẩm tốt, chất lượng cao.

Vai trò của ngành công nghiệp điện tử – tin học
+ Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống công nghiệp trên thế giới ở thế kỉ XXI nhằm đưa nền kinh tế – xã hội lên một trình độ cao mới.
+ Là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế – kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.

Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới là điện tử - tin học.


Bắt đầu thi ngay