Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 15)

  • 25669 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí. Nhịp độ tăng trưởng cao thể hiện tốc độ phát triển của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế hợp lí thể hiện việc phân bố lao động phù hợp và khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là biểu hiện của một nền kinh tế tăng trưởng bền vững.


Câu 2:

Ở Việt Nam hiện nay, thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước tuy có suy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.


Câu 3:

Trong khu vực ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Trong khu vực ngành công nghiệp nước ta, ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.


Câu 4:

Ở khu vực III, lĩnh vực nào có những bước tăng trưởng lớn nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khu vực III đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.


Câu 5:

Vùng phát triển sản xuất công nghiệp nhất ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển sản xuất công nghiệp lớn nhất ở nước ta với giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 55,6% cả nước (năm 2005)


Câu 6:

Vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước với giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7% cả nước (2005)


Câu 7:

Các nước phát triển, tỉ trọng các ngành trong GDP thay đổi theo xu hướng nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở các nước phát triển, trong cơ cấu GDP, dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó đến công nghiệp và nông nghiệp cuối cùng. Xu hướng chính là giảm tỉ trọng công nghiệp - nông nghiệp và tăng tỉ trọng dịch vụ


Câu 8:

Đặc điểm nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố ngành dịch vụ ở nước ta:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dịch vụ là ngành kinh tế sản xuất phi vật chất và có đặc trưng quan trọng là phân bố gắn với điểm dân cư, phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của dân cư. Đồng thời, ngành dịch vụ nước ta còn mang đặc điểm là gắn với sự phát triển của kinh tế đất nước. Vì ngoài mục đích phục vụ cho dân cư, ngành dịch vụ còn đảm nhiệm cả vai trò là vận chuyển hàng hóa.


Câu 9:

Tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong cơ cấu GDP của nước ta trong những năm gần đây là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 84: “Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước”. Như vậy, nguyên nhân làm cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh là do chính sách mở cửa gia nhập nhiều tổ chức liên kết khu vực của nước ta.


Câu 10:

Quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 91: “Sản xuất hàng hóa trong nền nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu”. Vậy, quá trình chuyển dịch nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta thể hiện rõ qua việc hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.


Câu 11:

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của khu vực dịch vụ (III) ở nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 trang 82: Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng) giảm tỉ trọng ở khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.


Câu 12:

Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tỉ trọng một số ngành trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12 trang 83: Ở khu vực II: ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng, trong khi đó công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả...


Câu 13:

Nguồn gốc của sự phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 trang 85: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn đến sự


Câu 14:

Lĩnh vực nào dưới đây không phải là ngành dịch vụ mới ra đời của nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khu vực III của nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.


Câu 15:

Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn, tuy nhiên việc làm này cần phải gắn liền với việc trồng và bảo vệ rừng rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về môi trường sinh thái.


Câu 16:

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở khu vực II, công nghiệp đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.


Câu 17:

Trong cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước có xu hướng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12 (trang 84): “Kinh tế nhà nước tuy có giảm mạnh về tỉ trọng, nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí”.


Câu 18:

Trong cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay, khu vực kinh tế Nhà nước

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế Nhà nước tuy có suy giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế.


Câu 19:

Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp cổ truyền?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí 12 (trang 89): “Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. Trong nền nông nghiệp cổ truyền, mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ”.


Câu 20:

Biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 84: “Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí”. Như vậy, biểu hiện rõ nhất về vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần kinh tế Nhà nước là các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lí.


Câu 21:

Nguyên nhân nào sau đây đúng khi giải thích về sự tăng trưởng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 84: “Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khu vực kinh tế này trong giai đoạn mới của đất nước”. Như vậy, nguyên nhân làm cho khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh là do chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới của nước ta.


Câu 22:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK địa lí 12 trang 85: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế " Ở nước ta hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vung chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn"


Câu 23:

Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển biến tích cực của cơ cấu thành phần kinh tế nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở các ngành cơ sở hạ tầng, thông tin truyền thông; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: xu hướng tăng tỉ trọng, có vai trò ngày càng quan trọng.


Câu 24:

Nội dung nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ở nước ta, các khu vực miền núi và cao nguyên tuy có nhiều khoáng sản và có những điều kiện thuận lợi nhưng yếu tố khó khăn về địa hình về điều kiện khí hậu và dân cư đã gây những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế ở đây. Vì vậy, các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua. Những phương án còn lại đều là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ nước ta những năm qua.


Câu 25:

Nhờ đổi mới, thành tựu nào có tính quyết định nhất đối với nền kinh tế – xã hội nước ta?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đó là về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. Vì nhờ có công cuộc đổi mới, cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng hợp lí, điều này giúp khai thác triệt để nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên.


Câu 26:

Hạn chế cơ bản của nền kinh tế nước ta hiện nay là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Kinh tế phát triển theo bề rộng, chưa khai thác hết các nguồn lợi theo chiều sâu vì vậy sức cạnh tranh với các nước khác còn yếu.


Câu 27:

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Theo SGK Địa lí 12, Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.


Câu 28:

Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nền nông nghiệp nước ta bao gồm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại. Trong đó, nền nông nghiệp cổ truyền thiên về tự cấp tự túc, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún. Do vậy, trong nền sản xuất này, dịch vụ nông nghiệp sẽ chiếm tỉ trọng nhỏ vì không có nhu cầu trao đổi trong sản xuất.


Câu 29:

Trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 83: “Trong nội bộ từng ngành, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng thể hiện khá rõ. Ở khu vực I, xu hướng là giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản”. Như vậy, trong khu vực nông – lâm – thủy sản, tỉ trọng thủy sản đang có xu hướng tăng do những năm gần đây thị trường thủy sản của nước ta không ngừng mở rộng, nhất là các thị trường bên ngoài tiềm năng như: Hoa Kì, EU… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, thúc đẩy nước ta khai thác những tiềm năng sẵn có về tự nhiên và đầu tư trang thiết bị để nâng cao sản lượng thủy sản, đặc biệt là ngành nuôi trồng.


Câu 30:

Ở nước ta, việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế dẫn tới:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước.


Bắt đầu thi ngay