IMG-LOGO

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 22)

  • 26037 lượt thi

  • 36 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, dựa vào

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK địa lí 12, trang 147, bài Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi thuận lợi cho trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.


Câu 2:

Vấn đề có ý nghĩa hàng đầu đối với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK địa lí 12 trang 178, 180, bài Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ: do mùa khô kéo dài từ 4 đến 5 tháng, thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất nên vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu.


Câu 3:

Nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo lớn nhỏ?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Việt Nam có diện tích 331.688 km2, bao gồm khoảng 327.480 km2 đất liền và hơn  4.200 km2biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.


Câu 4:

Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa có mức độ tập trung rất cao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, trong đấy có cây chè, đậu tương.


Câu 5:

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng được xây dựng tại tỉnh

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hồ Dầu Tiếng có khu đầu mối nằm tại huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương và huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước song lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thành phố Tây Ninh 25 km về hướng đông.


Câu 6:

Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Trong các tỉnh nêu trên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc thuộc Đồng bằng sông Hồng, Thanh Hóa thuộc Bắc Trung Bộ. Quảng Ninh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Câu 7:

Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ ở phía Bắc và phía Tây, tiếp giáp với Bắc Trung Bộ ở phía nam và tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ ở phía Đông. Như vậy, đáp án là Bắc Trung Bộ.


Câu 8:

Tính đến năm 2018, Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu tỉnh?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có 15 tỉnh trong đó 11 tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang và 4 tỉnh Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.


Câu 9:

Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đồng bằng sông Hồng không giáp với Thượng Lào, các đáp án còn lại đều là đặc điểm vị trí địa lí của Đồng bằng sông Hồng.


Câu 10:

Vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12 trang 167: Vùng Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Khối các cao nguyên xếp tầng đồ sộ này nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ, liền kề với Đông Nam Bộ, lại giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.


Câu 11:

Cây công nghiệp quan trọng nhất của Tây Nguyên là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12 trang 168: Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên năm 2006 khoảng 450 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê của cả nước.


Câu 12:

Để hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm và sử dụng hợp lí tài nguyên, thì Tây Nguyên cần thực hiện giải pháp gì dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12 trang 170: Đa dạng hóa cây công nghiệp, để vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên là một trong những giải pháp phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.


Câu 13:

Hoạt động kinh tế nào dưới đây, không phải thế mạnh của Tây Nguyên?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 trang 167: Tây Nguyên là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Với đất đai màu mỡ, cộng với sự đa dạng của khí hậu đã đem lại cho Tây Nguyên những lợi thế về nông nghiệp và lầm nghiệp. Các thế mạnh chủ yếu cũng là giải pháp trong phát triển kinh tế Tây Nguyên là: phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi. Phát triển dịch vụ hàng hải không phải là thế mạnh của Tây Nguyên vì Tây Nguyên không giáp biển nên không có tiềm năng này.


Câu 14:

Nguyên nhân nào dưới đây hình thành gió phơn Tây Nam ở Bắc Trung Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 trang 155, Dãy núi Trường Sơn Bắc, biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào với các đèo thấp, làm cho về mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam.


Câu 15:

Tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh trọng điểm phía Nam là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Đa số các tỉnh đều thuộc vùng Đông Nam Bộ mà ở thềm lục địa Đông Nam Bộ là nơi tập trung các mỏ dầu và khí đốt. Như vậy, tài nguyên khoáng sản nổi trội hàng đầu của vùng kinh trọng điểm phía Nam là dầu mỏ và khí đốt.


Câu 16:

Một số tỉnh Bắc Trung Bộ đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là do

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Với diện tích đất ba dan tuy không lớn, nhưng khá màu mỡ, Bắc Trung Bộ đã hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm (cà phê ở Tây Nghệ An, Quảng Trị; cao su, hồ tiêu ở Quảng Bình, Quảng Trị; chè ở Tây Nghệ An).


Câu 17:

Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh đánh bắt thủy sản là do

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh đánh bắt thủy sản là do đường bờ biển dài nhiều bãi tôm, bãi cá.


Câu 18:

Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Mùa khô sâu sắc, kéo dài (4- 5 tháng), làm cho việc làm thủy lợi gặp khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt.


Câu 19:

Đặc điểm nào của dân cư và lao động thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh và có trình độ kĩ thuật vào loại cao nhất cả nước.


Câu 20:

Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng phong phú thể hiện rõ nét nhất qua

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình với hàng trăm nhánh của hai son sông này. Hầu hết chảy ở đồng bằng sông Hồng trên địa hình bằng phẳng. Đây là điều kiện thuận lợi để cho việc phát triển giao thông đường thủy, cung cấp nước cho tưới tiêu và cho sinh hoạt.


Câu 21:

Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang đặc trưng của khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do vị trí gần với Xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu nóng quanh năm.


Câu 22:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ăn quả ở Đông Nam Bộ:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đông Nam Bộ có khí hậu đặc trưng là cận xích đạo, hoàn toàn không có mùa đông lạnh do không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Vì vậy, không thể có cả cây ăn quả nhiệt đới lẫn cây cận nhiệt trong các sản phẩm nông nghiệp của Đông Nam Bộ.


Câu 23:

Để phát triển tốt ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng, vấn đề quan trọng nhất là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Điều kiện tiên quyết để phát triển ngành chăn nuôi là cơ sở thức ăn. Ở Đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung để phát triển ngành chăn nuôi thì cơ sở thức ăn và mở rộng quy mô là vấn đề quan trọng nhất


Câu 24:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Do vị trí địa lí của Đồng bằng sông Cửu Long thuộc phần lãnh thổ phía Nam của nước ta nên đặc trưng là khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, với hai mùa mưa khô trong năm và hầu như không có bão. Vậy đáp án sai là nói rằng khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long là xích đạo nóng quanh năm.


Câu 25:

Nguyên nhân nào sau đây không đúng khi giải thích về vai trò của vụ đông đối với vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vùng đồng bằng sông Hồng do nằm trong phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh, từ đó làm cho cơ cấu cây trồng của vùng có sự đa dạng, bên cạnh các cây nhiệt đới còn có các cây có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt từ đó đa dạng hóa sản phẩm và tránh được mùa bão, lũ cung như các thiệt hại do nó gây ra. Như vậy, việc trồng các nông sản nhiệt đới đạt hiệu quả kinh tế cao không giải thích về vai trò của vụ đông đối với vùng.


Câu 26:

Để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng hàng đầu cần quan tâm ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở Đông Nam Bộ, mùa khô sâu sắc và kéo dài, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, thủy lợi là vấn đề sống còn. Các công trình thủy lợi cũng đã được xây dựng như hồ Dầu Tiếng, dự án Phước Hòa…Việc thay đổi cơ cấu mùa vụ cũng nâng cao hơn vị trí của vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Như vậy, Đông Nam Bộ đã áp dụng phát triển thủy lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.


Câu 27:

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đất đai ở Đông Nam Bộ chủ yếu là đất badan và đất xám phù sa cổ. Vì vậy, có tiềm năng lớn về đất phù sa không phải điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ. Những phương án khác đều là điều kiện tự nhiên thuận lợi của Đông Nam Bộ.


Câu 28:

Mùa đông lạnh ở Đồng bằng sông Hồng là điều kiện để

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Là điều kiện thuận lợi để trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (phát triển rau vụ đông). Vì vậy vào mùa đông ở đây có các loại rau vụ đông rất đa dạng (bắp cải, xu hào, xà lách...)


Câu 29:

Biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng cải tạo đất ở Đồng bằng sông Cửu Long:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vào mùa khô ở đây rất thiếu nước ngọt, nhân dân địa phương đã có nhiều kinh nghiệm thau chua, rửa mặn. Cách làm phổ biến là chia ruộng thành các ô nhỏ để có đủ nước tháo chua rửa mặn.


Câu 30:

Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao hơn năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long là do

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta. Trong đó, tuy vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn dẫn đầu về sản lượng do có diện tích lúa lớn hơn nhưng vùng Đồng bằng sông Hồng lại luôn cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long về năng suất. Nguyên nhân không phải do yếu tố kinh nghiệm và truyền thống của người lao đông, hàm lượng phù sa hai sông chênh lệch, nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến mà là do sức ép của dân số ở vùng Đồng bằng sông Hồng mạnh hơn nên cần phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất cây trồng.


Câu 31:

Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Theo SGK địa lí 12 trang 180: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ "Sự phát triển công nghiệp của vùng […] Do vậy, những vấn đề về môi trường phải luôn được quan tâm …"


Câu 32:

Hai vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ có điểm giống nhau nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đồng bằng châu thổ với nhiều ô trũng và có mùa đông lạnh là đặc trưng của Đồng bằng sông Hồng. Có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản là đặc trưng riêng của Duyên hải Nam Trung Bộ. Có thế mạnh về lúa và nuôi trồng thủy sản là đặc điểm chung giống nhau của hai vùng.


Câu 33:

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay gặp nhiều khó khăn?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Mặc dù nuôi trồng thủy sản nước ngọt là ngành kinh tế mũi nhọn nhưng hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều trở ngại do tác động của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.


Câu 34:

Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vùng đông dân, sức tiêu thụ lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lao động và thị trường cho ngành nông nghiệp; Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung ở nhiều ngành và nhiều khâu, khá chung chung; Vùng đất phù sa ngoài đê được bồi tụ hàng năm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; Yếu tố gắn liền với việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến sau thu hoạch, với nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng, việc đa dạng hóa sản phẩm phụ thuộc vào công nghiệp chế biến sau thu hoạch.


Câu 35:

So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do nguyên nhân nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đông Bắc có các dãy núi hình vòng cung hút gió mùa đông bắc nên Đông Bắc trở thành nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước và kéo dài. Khu vực Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ chạy theo hướng tây bắc – đông nam ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đến vùng Tây Bắc. Vì vậy so với Đông Bắc, Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn.


Câu 36:

So với nhiều nước Đông Nam Á ở cùng vĩ độ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể trồng được các loại rau quả có nguồn gốc cận nhiệt đới, ôn đới, nhờ

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Thời tiết của vùng Đồng Bằng Sông Hồng có một mùa đông lạnh, thích hợp cho trồng các loại cây ưa lạnh như: ngô đông, rau củ ôn đới (xu hào, bắp cải, khoai tây...), đem lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm đa dạng năng suất cao không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho vùng mà còn xuất khẩu.


Bắt đầu thi ngay