KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT QUỐC GIA NĂM 2020 MÔN ĐỊA LÝ (ĐỀ SỐ 30)
-
26476 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những thành tựu nổi bật nhất, có ý nghĩa nhất của EU là:
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 49: "EU đã thành công trong việc tạo ra một thị trường chung có khả năng đảm bảo cho hàng hóa, con người, dịch vụ, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các nước thành viên và sử dụng một đồng tiền chung ơ-rô".
Câu 2:
Khoáng sản chủ yếu của Nhật Bản là
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí 11, trang 76: "Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản. Ngoài than đá (trữ lượng không nhiều) và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể". Như vậy, khoáng sản chính của Nhật Bản là đồng và than
Câu 3:
Vùng đất của nước ta gồm
Chọn đáp án C
Theo SGK địa lí 12 trang 13: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ "Vùng đất Việt Nam gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, …"
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú?
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí 12 (trang 16), Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động vật, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản tài nguyên sinh vật phong phú. Vậy đáp án của câu hỏi này là nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
Câu 5:
Độ ẩm tương đối của không khí ở nước ta trung bình năm là:
Chọn đáp án B
Độ ẩm tương đối của không khí ở nước ta trung bình năm là 80%.
Câu 6:
Kiểu thời tiết lạnh, khô xuất hiện vào nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta là do
Chọn đáp án B
Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc; nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm. Do vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia đi qua phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc sau đó đổ bộ trực tiếp vào nước ta, trên quãng đường dài như vậy, khối khí lại càng lạnh và mất ẩm nên khi vào nước ta gây nên kiểu thời tiết đặc thù là lạnh khô. Nhưng đến cuối mùa đông, vẫn xuất phát từ Xibia nhưng khối khí lại đi qua biển trước khi đi vào nước ta nên thời tiết sẽ lạnh ẩm.
Câu 7:
Biện pháp chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là
Chọn đáp án A
Bão là một thiên tai tự nhiên nên không thể ngăn cản được mà chỉ có thể phòng chống. Biện pháp phòng chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng đi chuyển của bão. Từ việc dự báo bão chính xác mới có thể triển khai các biện pháp tiếp theo như huy động sức dân, củng cố đê chắn sóng, cảnh báo tàu thuyền ngoài xa.
Câu 8:
Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự chuyển biến tích cực của cơ cấu thành phần kinh tế nước ta?
Chọn đáp án B
Cơ cấu thành phần kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng. Kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở các ngành cơ sở hạ tầng, thông tin truyền thông; Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: xu hướng tăng tỉ trọng, có vai trò ngày càng quan trọng.
Câu 9:
Vùng có hệ số sử dụng đất canh tác cao nhất nước ta là
Chọn đáp án D
Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời, nhân dân có kinh nghiệm thâm canh tăng vụ nên đây là vùng có hệ số sử dụng đất cao nhất cả nước.
Câu 10:
Giải pháp hàng đầu để nâng cao khả năng canh tranh mặt hàng cà phê của nước ta với các nước xuất khẩu khác là:
Chọn đáp án A
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay. Tuy nhiên để nâng cao giá trị cạnh tranh trên những thị trường tiềm năng đã có sẵn và nền tảng các giống cà phê chất lượng tốt, thì giải pháp hàng đầu hiện nay là phải nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ trong chế biến
Câu 11:
Ngành công nghiệp được coi là “quả tim” của ngành công nghiệp nặng của nước ta cũng như nhiều quốc gia trên thế giới là:
Chọn đáp án A
Trong các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí có vai trò vô cùng quan trọng, cung cấp máy móc cho các ngành công nghiệp khác vì vậy nó được ví như “quả tim” của ngành công nghiệp nặng.
Câu 12:
Hình thức khai thác than cho năng suất cao và chi phí khai thác thấp là
Chọn đáp án A
Hình thức khai thác lộ thiên áp dụng cho những mỏ than có trữ lượng lớn, độ sâu không quá lớn, chi phí xây dựng các hầm lò, vận chuyển thấp. Vì vậy hình thức lộ thiên chính là hình thức khai thác than cho năng suất cao và chi phí khai thác thấp.
Câu 13:
Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào
Chọn đáp án C
Các tài nguyên du lịch là yếu tố căn bản để phát triển các hoạt động du lịch, vì vậy việc phân bố hoạt động du lịch phụ thuộc vào sự phân bố tài nguyên du lịch.
Câu 14:
Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là
Chọn đáp án B
Khó khăn lớn nhất làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng cho mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta đó là địa hình. Với nền địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc 3260 con sông dài trên 20km. Điều đó bắt buộc chúng ta phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng hầm, đèo, cầu cống, đường xá..
Câu 15:
Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là
Chọn đáp án A
Đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân số định cư đông đúc hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 16:
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng kinh tế đều có chung thế mạnh
Chọn đáp án C
- Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất nước ta với nhiều thế mạnh phát triển như: phát triển kinh tế biển, vùng chuyên canh cây công nghiệp số một nước ta, khai thác dầu khí…
- Tây Nguyên là vùng kinh tế duy nhất của nước ta không giáp biển nên không có khả năng phát triển kinh tế biển nhưng lại có những tiềm năng riêng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước, có điều kiện phát triển năng lượng thủy điện…
- Như vậy, hai vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn số một và số hai của nước ta, đều có chung thế mạnh trồng cây công nghiệp nhiệt đới như: cao su, cà phê.
Câu 17:
Tây Bắc có mật độ dân số thấp hơn so với Đông Bắc chủ yếu là do:
Chọn đáp án C
Nguyên nhân chủ yếu là do địa hình hiểm trở nhiều núi cao chia cắt mạnh, lịch sử khai thác muộn, nền kinh tế còn chậm phát triển, lạc hậu. Đông Bắc thuận lợi hơn, địa hình trung du thuận lợi hơn cho định cư và sản xuất, giao thông đi lại thuận lợi hơn
Câu 18:
Thành phố nào sau đây được coi là “cửa ngõ” ra biển của vùng Đồng bằng sông Hồng?
Chọn đáp án D
Đồng bằng sông Hồng có 3 tỉnh/thành phố giáp biển là Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định giáp biển. Trong đó, Hải Phòng là thành phố có công nghiệp phát triển, giao thông vận tải đường sông, đường biển đều phát triển. Như vậy, đáp án của câu hỏi này là Hải Phòng.
Câu 19:
Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta không thích hợp cho trồng cây hàng năm chủ yếu là do:
Chọn đáp án A
Địa hình chủ yếu là đồi núi cao và miền trung du, đất dốc nên dễ bị thoái hoá, việc làm thuỷ lợi trở nên rất khó khăn. Vì thế ở đây chỉ thuận lợi cho việc trồng cây lâu năm.
Câu 20:
Ở nước ta, vùng nào có sự phân hóa theo độ cao tạo ra khả năng cho việc trồng được nhiều loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới?
Chọn đáp án B
Trong các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên thì có ba vùng trong cơ cấu cây trồng có các cây nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (trừ Bắc Trung Bộ). Trong đó, Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một vụ đông; Tây Nguyên tuy nằm ở nơi có khí hậu cận xích đạo nhưng do có một số cao nguyên cao nên vẫn có một số cây cận nhiệt trong cơ cấu cây trồng; chỉ riêng có Trung du và miền núi Bắc Bộ vừa là nơi trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc vừa là nơi có đầy đủ các đai cao (vùng Tây Bắc) nên tạo ra khả năng cho việc trồng được nhiều loại cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.
Câu 21:
Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long?
Chọn đáp án C
Dựa vào bài Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp và bài Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long: Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Câu 22:
Áp lực dân số đè nặng lên đời sống của cư dân nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là do:
Chọn đáp án B
Đồng bằng sông Hồng là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nên mật độ dân số đông, tuy là một trong những vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh của cả nước, nhưng tốc độ tăng dân số còn nhanh hơn. Vì vậy, áp lực dân số đè nặng lên đời sống của cư dân nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng chính là tốc độ gia tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Câu 23:
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
Chọn đáp án C
Theo SGK Địa lí 12 (trang 187): “Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất”.
Câu 24:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước nhưng tỉ lệ dân số thành thị và quy mô các đô thị lại nhỏ nhất cả nước là do
Chọn đáp án B
Theo bảng 18.2, SGK Địa lí lớp 12, trang 78, Trung du và miền núi Bắc Bộ tuy có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước nhưng tỉ lệ dân số thành thị và quy mô các đô thị lại nhỏ nhất cả nước nguyên nhân là do vùng có diện tích rộng lớn nhất trong các vùng nên có số lượng đô thị nhiều, nhưng quy mô các đô thị lại nhỏ do công nghiệp trong vùng còn chậm phát triển, cơ sở vật chất còn thiếu và yếu.
Câu 25:
Tuyến giao thông chạy qua gần hết các tỉnh của Tây Nguyên vào Đông Nam Bộ
Chọn đáp án C
Quốc lộ 14 ngày xưa bây giờ là đường Hồ Chí Minh - Con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh cao nguyên Nam Trung Bộ và các tỉnh Đông Nam Bộ. Nếu tính về chiều dài khoảng 890 km, thì đây là quốc lộ dài thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau quốc lộ 1A.
Câu 26:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trang 22 và trang 29, trung tâm công nghiệp rất lớn ở Đông Nam Bộ là:
Chọn đáp án D
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang bản đồ các ngành công nghiệp trọng điểm (trang 22) và trang bản đồ vùng Đông Nam Bộ (trang 29), xác định vị trí và phạm vi của vùng Đông Nam Bộ trong bản đồ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, từ đó tìm ra trung tâm công nghiệp rất lớn của vùng Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 27:
Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, em hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Chọn đáp án A
Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xác định kí hiệu trung tâm công nghiệp với các quy mô khác nhau và tìm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất là Nha Trang
Câu 28:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 17, em hãy cho biết khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Chọn đáp án C
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang Kí hiệu chung (trang 3) tìm kí hiệu khu kinh tế ven biển sau đó dựa vào trang Kinh tế chung (trang 17), xác định khu kinh tế ven biển Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Câu 29:
Cho biểu đồ
Tên biểu đồ thích hợp nhất là
Chọn đáp án B
Đây là biểu đồ cột vì vậy nội dung thể hiện thường là tình hình thay đổi của một đối tượng, nên tên biểu đồ thích hợp nhất phải là: “Tình hình thay đổi năng suất lúa phân theo vùng nước ta năm 2013”.
Câu 30:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây có công suất dưới 1000MW?
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy Đa Nhim là nhà máy thủy điện có công suất dưới 1000MW, Xê Xan 4 và Bản Vẽ là nhà máy đang xây dựng, Hòa Bình là nhà máy thủy điện có công suất trên 1000MW.
Câu 31:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông nào dưới đây?
Chọn đáp án D
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đà.
Câu 32:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào có cơ cấu ngành đa dạng nhất ở Bắc Trung Bộ?
Chọn đáp án C
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, xác định vị trí các trung tâm công nghiệp của khu vực Bắc Trung Bộ, nhận thấy trung tâm công nghiệp Thanh Hóa có số lượng ngành nhiều nhất, đa dạng nhất.
Câu 33:
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO LOẠI CÂY Ở NƯỚC TA NĂM 1990 VÀ NĂM 2000
(Đơn vị: nghìn ha)
Để thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo loại cây ở nước ta năm 1990 và 2000 thì dạng biểu đồ nào sau đây là phù hợp nhất?
Chọn đáp án D
Bảng số liệu có 3 nhóm cây và tổng số của 3 nhóm cây đó. Bên cạnh đó, số năm xuất hiện ở đây là 2 năm. Hơn nữa, yêu cầu là thể hiện cơ cấu diện tích giao trồng nên dạng biểu đồ phù hợp nhất là biểu đồ tròn
Câu 34:
Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy tính giá trị thực tế của ngành chăn nuôi gia súc năm 2007?
Chọn đáp án B
Quan sát bản đồ chăn nuôi Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tìm lược đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm, xác định số liệu năm 2007 sử dụng công thức:
Giá trị thực tế ngành chăn nuôi gia súc = Giá trị thực tế ngành chăn nuôi x tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc: 100 (đơn vị tỉ đồng)
Áp dụng công thức tính ra số liệu là 21 021,12 tỉ đồng.
Câu 35:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
Chọn đáp án C
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy: các dải ven biển miền Trung hẹp ngang, có các sông bồi đắp, bị chia cắt bởi nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 36:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NHÓM NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Đơn vị: tỉ đồng
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo nhóm ngành công nghiệp của nước ta qua 2 năm trên là:
Chọn đáp án B
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo nhóm ngành công nghiệp của nước ta qua 2 năm trên là biểu đồ tròn có xử lí số liệu để tính bán kính.
Câu 37:
Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
Chọn đáp án B
Biểu đồ mà đề bài đưa ra là biểu đồ tròn, thể hiện cơ cấu của các đối tượng địa lí, mặt khác 2 biểu đồ có bán kính bằng nhau như vậy không thể hiện quy mô. Vậy đáp án của câu hỏi này là cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta năm 2000 và 2009.
Câu 38:
Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào?
Chọn đáp án D
Đây là 2 biểu đồ tròn có bán kính khác nhau nên thường thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng, vì vậy nên tên biểu đồ thích hợp nhất phải là “Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển của xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000 -2013”.
Câu 39:
Cho biểu đồ
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO CHÂU LỤC CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2014
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây KHÔNG đúng về cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa của nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014.
Chọn đáp án D
Quan sat biểu đồ ta thấy: Châu Á chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu nhưng có xu hướng giảm; châu Phi chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu nhưng có xu hướng tăng; Châu Âu và châu Đại Dương cùng có xu hướng giảm tỉ trọng. Như vậy, nhận xét không đúng là châu Mĩ luôn chiếm tỉ trong cao thứ hai và có xu hướng tăng nhanh bởi vì năm 2000 châu Mĩ chiếm tỉ trọng thứ 3.
Câu 40:
Cho bảng số liệu:
GDP của Trung Quốc và Thế Giới (Đơn vị: tỉ USD)
Tỉ trọng GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là?
Chọn đáp án D
GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là: (1649,3: 40887,8)*100 = 4,03 %.