Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Địa lý 400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải

400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải

400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải (P5)

  • 8356 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào tiêu chí nào sau đây để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước phát triển và đang phát triển?

Xem đáp án

Đáp án A

Để phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, người ta dựa vào tiêu chí là trình độ phát triển kinh tế - xã hội (GDP bình quân đầu người, GDP phân theo khu vực kinh tế, tuổi thọ, chỉ số phát trirrn con người HDI…) (SGK/7 Địa lí 11 cơ bản)


Câu 2:

Cơ cầu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch tích cực, chủ yếu do tác động của yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ cấu  kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch tích cực, chủ yếu do tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: cụ thể là đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.


Câu 3:

Đổi mới cơ chế quản lí trong hoạt động xuất nhập khẩu không thể hiện qua ý nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Đổi mới cơ chế quản lí trong hoạt động xuất nhập khẩu  không thể hiện ở việc phân phối hạn ngạch xuất khẩu theo chỉ tiêu. Việc phát triển kinh tế dựa trên việc áp đặt chỉ tiêu vô hình chung sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu, không phát huy được tối đa năng lực của các doanh nghiệp, địa phương => điều này hoàn toàn không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế tự chủ, tăng cường hội nhập với thế giới hiện nay. (SGK/177 Địa lí 12 nâng cao).


Câu 4:

Nền nông nghiệp hàng hoá không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Nền nông nghiệp hàng hóa không có đặc điểm là tiêu thụ sản phẩm tại chỗ. Vì mục đích của sản xuất hàng hóa là cung cấp nguồn nông sản lớn cho xuất khẩu. Mục đích tiêu dùng tại chỗ (tự cấp tự túc là của nền nông nghiệp cổ truyền).


Câu 5:

Cho bảng số liệu và yêu cầu vẽ biểu đồ “CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ”, cần vẽ biểu đồ gì cho thích hợp nhất:

Xem đáp án

Đáp án B

- Nhận dạng bảng số liệu: số liệu % và có dạng cơ cấu (tổng 3 đối tượng = 100%), có 7 năm.

- Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện “cơ cấu” GDP phân theo khu vực kinh tế

+ Biểu đồ đường và cột không phù hợp để thể hiện cơ cấu => loại A, C

+ Biểu đồ tròn chỉ thể hiện được cơ cấu từ 1 – 3 năm, bảng số liệu có tới 7 năm => loại A

=> Để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế, lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền


Câu 6:

Hai vùng trồng cây ăn quả quan trọng ở nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án D

Hai vùng trồng cây ăn quả quan trọng ở nước ta là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.


Câu 7:

Ngành nào không thuộc ngành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Công nghiệp trọng điểm của nước ta gồm công nghiệp dệt – may, cơ khí –điện tử, hóa chất –phân bón- cao su, năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng…(SGK/113 Địa lí 12 cơ bản). Công nghiệp khai khoáng không phải là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.


Câu 8:

Trong nội bộ ngành nông nghiệp, sự chuyển dịch theo xu hướng:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi và giảm tỉ trọng trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp (bảng 20.1 SGK/83 Địa lí 12 cơ bản).


Câu 9:

Ý nào dưới đây không biểu hiện tính chất ẩm của khí hậu Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Tính ẩm của khí hậu được biểu hiện ở độ ẩm cao, lượng mưa lớn, các khối khí ven biển được tăng cường hơi ẩm gây mưa…

Sự phân hóa khí hậu thành hai mùa (mưa – khô) không phải là biểu hiện tính chất ẩm của khí hậu, đây là biểu hiện của tính chất gió mùa (phù hợp với 2 mùa gió).


Câu 10:

Ý nào sau đây không phải là giải pháp nhằm sử dụng hợp lí nguồn lao động nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Gia tăng cơ giới là sự gia tăng dân số ở một lãnh thổ do sự nhập cư (dân số từ vùng khác chuyển đến).

=> Trong xu thế mở cửa hội nhập cũng như sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa hiện nay -> xu hướng dân cư nông thôn di chuyển lên các thành thị để sinh sống làm việc, hay lao động nước ngoài (các chuyên gia…), du học sinh vào Việt Nam học tập, làm việc là điều tất yếu và mang lại nhiều tác động tích cực. Do vậy biện pháp hạn chế gia tăng dân số cơ giới là không hợp lí trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động ở nước ta


Câu 11:

Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết các sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, các sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô.


Câu 12:

Ở nước ta, không có hình thức tổ chức lãnh thô công nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở nước ta có 4 hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là điểm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung (khu công nghệ cao, khu chế xuất) và vùng công nghiệp.

Hình thức “đặc khu kinh tế” mới chỉ nằm trong những dự án phát triển của nước ta, chưa thực sự hoàn thiện và đi vào hoạt động lâu dài như 4 hình thức truyền thống trên


Câu 13:

Ý nào sau đây không góp phần gia tăng sản lượng đánh bắt?

Xem đáp án

Đáp án D

Hoạt động của bão với tần suất ngày càng dày sẽ cản trợ hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển => làm giảm sản lượng đánh bắt


Câu 14:

Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng, Trường Sơn Tây mưa”, mô tả khí hậu ở dãy Trường Sơn vào thời điểm nào trong các mốc dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu ca dao “Trường Sơn Đông nắng, Trường Sơn Tây mưa”, mô tả khí hậu ở dãy Trường Sơn vào thời điểm đầu mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 7): thời kì này khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên (Tây Trường Sơn), khi vượt qua dãy Trường Sơn gió này tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và gây nên hiệu ứng phơn khô nóng (phía Đông Trường Sơn).


Câu 15:

Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng (phần lớn lãnh thổ nằm trong vùng nhiệt đới, có đường xích đạo chạy qua giữa lãnh thổ).


Câu 16:

Cần chuyến dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng vì:

Xem đáp án

Đáp án A

Cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng vì chuyển dịch cơ cấu theo ngành của vùng còn chậm và chưa phát huy hết thế  mạnh của vùng.

- Vùng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng sự chuyển dịch này còn chậm.

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, ĐBSH đóng vai trò quan trọng là vùng động lực kinh tế và có nhiều lợi thế về vị trí địa lí, tự nhiên và đặc biệt là kinh tế - xã hội (dân cư lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng kĩ thuật,….) => cần phát huy có hiệu quả các thế mạnh của vùng.


Câu 17:

Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản lợi thế nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời tạo động lực thúc đẩy mở rộng sản xuất các vùng chuyên canh nông nghiệp.


Câu 18:

Nhận định nào dưới đây không chính xác về đai ôn đới gió mùa trên núi?

Xem đáp án

Đáp án C

Đai ôn đới gió mùa trên núi chủ yếu là đất mùn thô => nhận xét đất mùn thô chiếm 1/3 diện tích tự nhiên ở đai ôn đới gió mùa trên núi là không đúng


Câu 19:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết vùng nào sau đây có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, xác định được vùng có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất ở nước ta là vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Khu vực này tập trung với số lượng lớn nhất các trung tâm công nghiệp (chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ).


Câu 20:

Mạng lưới đường sắt phân bố ở khu vực nào dày đặc nhất nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Mạng lưới đường sắt phân bố dày đặc nhất ở khu vực miền Bắc nước ta với các tuyến đường sắt như: Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Đồng Đăng, Lưu Xá – Kép- Uông Bí- Bãi Cháy. (SGK/132 Địa lí 12 cơ bản).


Câu 21:

Dựa vào Atlat địa lí trang 25 cho biết tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam là

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí trang 25, xác định được tam giác tăng trưởng du lịch phía Nam là 3 trung tâm du lịch: TP. Hồ Chí Minh – Nha Trang – Bà Rịa –Vũng Tàu (SGK/183 Địa lí 12 nâng cao)


Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết các di sản nào sau đây của nước ta là di sản thiên nhiên thế giới?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các di sản thiên nhiên thế giới của nước ta là: vịnh Hạ Long và Phong Nha – Kẻ Bàng


Câu 23:

Mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch nước ta là

Xem đáp án

Đáp án D

Mục tiêu quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển du lịch nước ta là phát triển du lịch bền vững. Sự phát triển bền vững phải được thể hiện ở cả góc độ: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên – môi trường. (SGK/184 Địa lí 12 nâng cao).


Câu 24:

Sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần

tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, vì

Xem đáp án

Đáp án A

Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian vì các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có vùng núi và gò đối phía tây, dải đồng bằng phía đông và tiếp giáp vùng biển rộng lớn => tạo thế mạnh cho phát triển mô hình kinh tế liên hoàn: nông – lâm – ngư nghiệp.


Câu 25:

Việc nào cần hạn chế nhằm phát triển bền vững nguồn lợi thủy – hải sản?

Xem đáp án

Đáp án A

Để phát triển bền vững nguồn lợi thủy – hải sản cần khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, cụ thể là: khuyến khích đánh bắt xa bờ, đồng thời hạn chế việc đánh bắt gần bờ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt


Câu 26:

Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỜNG SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI PHÂN THEO VÙNG, GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 (Đơn vị: %).

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2012)

 

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi nước ta giải đoạn 2010 – 2014 biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Đề bài yêu cầu thể hiện “tốc độ tăng trưởng”

=> Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi nước ta giai đoạn 2010 – 2014.


Câu 27:

Nét độc đáo trong các sản phẩm du lịch của nước ta so với các nước khác trong khu vực là:

Xem đáp án

Đáp án D

Nét độc đáo trong các sản phẩm du lịch của nước ta so với các nước khác trong khu vực là các sản phẩm truyền thống mang dấu ấn của văn hóa Việt (nón lá, cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, ẩm thực Việt….)


Câu 28:

Ý nào đưới đây không phải là dạng thiên tai phố biến ở Biển Đông?

Xem đáp án

Đáp án B

Dạng thiên tai phổ biến ở biển Đông là bão, lũ, sạt lở bờ biển, nạn cát bay cát chảy ven bờ. Động đất và núi lửa không phải là dạng thiên tai phổ biến ở biển Đông


Câu 29:

Vùng núi Tây Bắc cao nhất nước ta nằm giữa các sông

Xem đáp án

Đáp án B

Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam => vùng núi Tây Bắc cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn, dãy núi này nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đà


Câu 30:

Nước ta có các nhóm đất chính:

Xem đáp án

Đáp án B

 Nước ta có các nhóm đất chính là đất phù sa ở đồng bằng và đất feralit ở vùng đồi núi


Câu 31:

Các cao nguyên badan phân bố nhiều nhất ở

Xem đáp án

Đáp án B

Các cao nguyên badan phân bố nhiều nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam


Câu 32:

Xu hướng nào sau đây không thể hiện sự đa dạng hoá sản phẩm trong công nghiệp?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự đa dạng hóa các sản phẩm trong công nghiệp không thể hiện ở số lượng sản phẩm làm ra rất lớn.


Câu 33:

Dựa vào Atlat địa lí trang 24 cho biết khu vực có mức bán lẻ hàng hoá thấp nhất cả nước là:

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí trang 24, khu vực có mức bán lẻ hàng hóa thấp nhất cả nước là Tây Bắc. Đây là vùng có trình độ phát triển kinh tế- xã hội thấp, các hoạt động dịch vụ kém phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên nhu cầu tiêu dùng thấp


Câu 34:

Về mùa cạn 2/3 diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn là do

Xem đáp án

Đáp án C

Về mùa cạn, 2/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn là do nước ngọt trên các hệ thống sông và kênh rạch bị hạ thấp đi nhiều, khiến nước biển dễ dàng xâm nhập sâu vào sâu trong đất liền, mặt khác thiếu nước ngọt để rửa mặn khiến tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.


Câu 35:

Cây trồng của Đông Nam Á có nguồn gốc chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án A

Phần lớn Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào -> do vậy phần lớn cây trồng Đông Nam Á có nguồn gốc chủ yếu là cây nhiệt đới


Câu 36:

Đặc điểm nổi bật của người lao động Nhật Bản là

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm nổi bật của lao động Nhật Bản là tự giác, cần cù và tinh thần trách nhiệm cao


Câu 37:

Dựa vào Atlat địa lí phân bố dân cư trang 15 cho biết các thành phố có quy mô dân số trên 1 triệu dân là

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat Địa lí trang 15, các thành phố có quy mô dân số trên 1 triệu dân là: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng


Câu 38:

Cho biểu đồ sau:

Qua biểu đồ trên ta thấy gì về ngành năng lượng Việt Nam

Xem đáp án

Đáp án B

Quan sát bản đồ đã cho, ta thấy công nghiệp năng lượng Việt Nam có sự thay đổi theo hướng:

- Thủy điện giảm (từ 72,3% xuống 30,1%)

- Nhiệt điện từ điêzen, khí tăng (từ 7,7% lên 48,5%)

- Nhiệt điện từ than giảm (từ 20% xuống 19,1%)


Câu 39:

Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long chủ yếu vì

Xem đáp án

Đáp án A

Thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất ở đồng bằng sông Hồng àv sông Cửu Long chủ yếu vì đây là hai khu vực đồng bằng có các hệ thống sông ngòi lớn, kéo dài: sông Hồng và sông Thái Bình, sông Tiền và sông Hậu => khiến nước biển dễ dàng xâm nhập và đi sâu vào trong đất liền.


Câu 40:

Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện miền Nam là:

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện miền Nam là dầu mỏ và khí đốt, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí lớn là Bà Rịa, Phú Mỹ..


Bắt đầu thi ngay