Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Địa lý 400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải

400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải

400 Bài trắc nghiệm thi thử THPTQG 2019 môn Địa lí cực hay có lời giải (P2)

  • 8511 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn là do

Xem đáp án

Đáp án D

Việc chăn nuôi bò sữa lại phát triển ở ven các thành phố lớn là do:

- Các thành phố lớn tập trung đông dân số, nhu cầu về sữa của người dân lớn, thị trường rộng mở.

- Sữa là nguyên liệu khó bảo quản và đòi hỏi quy trình chế biến khép kín với kĩ thuật tiên tiến mới có thể mang lại giá trị kinh tế cao và tránh hư hỏng. Do vậy cần phân bố ở các thành phố là nơi có điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, các cơ sở chế biến phát triển. Ngoài ra việc vận chuyển đến thị trường tiêu thụ được diến ra  nhanh chóng hơn, đặc biệt với các loại sữa tươi.

=> Nguyên nhân khiến chăn nuôi bò sữa phát triển ở ven thành phố là do gắn với cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ.


Câu 2:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, trung tâm công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có quy mô từ 9 – 40 tỉ đồng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26 kết hợp Atlat trang 3, ta thấy ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp Thái Nguyên, Việt Trì và Cẩm Phả có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng, còn Hạ Long là trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 – 40 tỉ đồng


Câu 3:

Cho biểu đồ:

Biểu để trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào dạng biểu đồ: biểu đồ đường, đơn vị % => Biểu đồ trên thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1990 – 2014


Câu 4:

Việc hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất là:

Xem đáp án

Đáp án A

Biển Đông là một vùng biển rộng lớn và đang có nhiều vấn đề an ninh, chính trị phức tạp, có sự tranh chấp giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như các nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Vì vậy, hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về Biển Đông có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực.


Câu 5:

Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là có nhiều:

Xem đáp án

Đáp án D

Dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước lợ (SGK/100 địa lí 12 cơ bản).


Câu 6:

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do

Xem đáp án

Đáp án D

Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa đông bắc có thể xâm nhập sâu vào miền Bắc nước ta là do ở phía Đông Bắc có các cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều) mở rộng về phía Bắc và trụm đầu tại Tam Đảo nhưng một cánh quạt hút gió tạo nên mùa đông lạnh giá ở Đông Bắc và lạnh ở miền Bắc


Câu 7:

Biện pháp quan trọng nhất để đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Đông Nam Bộ nằm trong vùng có khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa – khô sâu sắc. Mùa khô gây ra hiện tượng thiếu nước trầm trọng cho hoạt động sản xuất công – nông và sinh hoạt. Chính vì vậy, phát triển thủy lợi và thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng mùa vụ là một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm đẩy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.


Câu 8:

Yếu tố quan trọng đầu tiên để hình thành điểm du lịch là:

Xem đáp án

Đáp án B

Tài nguyên du lịch (tự nhiên hay nhân văn) là yếu tố quan trọng nhất để thành lập các điểm du lịch và cũng là yếu tố để phát triển các loại hình du lịch. Ví dụ: Ở biển không thể phát triển du lịch mạo hiểm leo núi, trượt tuyết,… hay ở các nơi chùa, công trình kiến trúc không thể phát triển du lịch ẩm thực, tắm biển,…


Câu 9:

Cho bảng số liệu:

TỔNG DÂN SỐ, DÂN SỐ THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: Nghìn người)

(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2016, NXB thống kê, 2017)

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất

Xem đáp án

Đáp án B

- Căn cứ vào bảng số liệu: 2 đối tượng (thành thị, nông thôn), 5 mốc năm.

- Yêu cầu đề bài: thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số,…

-> Biểu đồ miền là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2015.


Câu 10:

Điểm khác biệt lớn nhất trong sản xuất điện của miền Nam so với miền Bắc nước ta là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ở miền Nam có các nhà máy nhiệt điện với công suất lớn chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Ở miền Bắc các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than với công suất nhỏ hơn


Câu 11:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, ta thấy, phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (kí hiệu màu xanh nước biển).


Câu 12:

Tây Nguyên có thể thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là do:

Xem đáp án

Đáp án D

Ở Tây Nguyên đất đai, đặc biệt là đất badan màu mỡ tập trung trên các cao nguyên với diện tích rộng lớn. Sự phân bố tập trung trên những mặt bằng cao nguyên rộng lớn là điều kiện để thành lập các


Câu 13:

Việc quy hoạch và hình thành các vùng nông nghiệp nước ta, cơ sở quan trọng hàng đầu là dựa trên:

Xem đáp án

Đáp án B

Việc quy hoạch và hình thành các vùng nông nghiệp nước ta, cơ sở quan trọng hàng đầu là dựa trên các điều kiện sinh thái (các yếu tố khí hậu, đất đai,…). Từ đó, có những chính sách phát triển các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, hướng đến thị trường xuất khẩu


Câu 14:

Mục đích chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

Xem đáp án

Đáp án B

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng hiện nay, để nâng cao vị thế của vùng hơn nữa thì cần tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến từng ngành kinh tế. Trong ngành nông nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao,… (SGK/197 địa lí 12 cơ bản).


Câu 15:

Địa hình thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi

Xem đáp án

Đáp án B

Trường Sơn Bắc gồm nhiều dãy núi song song và so le nhau theo hướng tây bắc – đông nam. Trường Sơn Bắc thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu,… (SGK/30 địa lí 12 cơ bản).


Câu 16:

Các nước Đông Nam Á có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, chủ yếu do:

Xem đáp án

Đáp án B

Các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng nằm gần vành đai snh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải nên giàu có nguồn tài nguyên khoáng sản hết sức phong phú và đa dạng với một số khoảng sản tiêu biểu như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, than đá,…


Câu 17:

Suy giảm đa dạng, sinh học nước ta không thể hiện ở sự suy giảm về

Xem đáp án

Đáp án B

Sinh vật ở nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm. Sự suy giảm tính đa dạng sinh học của nước ta biểu hiện ở các mặt: suy giảm số lượng, thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen.

- Suy giảm diện tích và chất lượng rừng: rừng nguyên sinh bị phá hoại, diện tích rừng giảm, rừng giàu bị thu hẹp, còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng mới phục hồi, độ che phủ rừng còn thấp

- Suy giảm đáng kể số lượng các loài động vật hoang dã và nguồn gen động thực vật quý hiếm.

- Nhiều loài mất dần, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng (gồm khoảng 100 loài thực vật, 62 loài thú, 29 loài chim).

- Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị suy giảm rõ rệt.

=> Suy giảm đa dạng sinh học không thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của sinh vật


Câu 18:

Căn cứ Atlat Địa lí Việt trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây cao nhất dãy Trường Sơn Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ Atlat Địa lí Việt trang 14, ta thấy đỉnh núi cao nhất dãy Trường Sơn Nam là đỉnh Ngọc Linh (2598m), còn đỉnh Chư Yang Sin (2405m), Lang Bi An (2167m) và đỉnh Bi Duop (2287m).


Câu 19:

Đất phèn chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án D

Đất phèn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất,  phân bố chủ yếu ở vùng Tứ Giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và trung tâm bán đảo Cà Mau.

Nguyên nhân chủ yếu do địa hình thấp với nhiều ô trũng ngập nước, trong điều kiện yếm khí, kết hợp các chất hữu cơ đã phân hủy và sự tham gia của vi sinh vật sẽ tạo thành pyrit (FeS và FeS2) có chứa lưu huỳnh. Đây là thành phần hóa học tạo nên độ phèn trong đất.


Câu 20:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy thành phố Hà Nội và Hải Phòng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, TP. Hồ Chí Minh nhập khẩu và xuất khẩu gần tiến tới cân đối, Bà Rịa – Vũng Tàu là thành phố có giá trị xuất lớn hơn nhập khẩu.


Câu 21:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kính tế nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy Hà Nội là trung tâm kính tế có quy mô GDP lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng trên 100 nghìn tỉ đồng, tiếp theo là Hải Phòng có quy mô kinh tế từ 15 – 100 nghìn tỉ đồng, các trung tâm kinh tế Phúc Yên, Nam Định và Hải Dương có quy mô GDP dưới 10 nghìn tỉ đồng


Câu 22:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khi hậu nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy gió Tây khô nóng hoạt động chủ yếu ở vùng khi hậu Bắc Trung Bộ (kí hiệu màu xanh lá cây).


Câu 23:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 kết hợp Atlat trang 3 – kí hiệu chung, ta thấy các khu kinh tế cửa khẩu thuộc vùng Đông Nam Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Hoa Lư (Bình Phước), Xa Mát, Mộc Bài (Tây Ninh).


Câu 24:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy các dãy núi có hướng vòng cung ở nước ta là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều. Các dãy núi Con Voi, Hoàng Liên Sơn và dãy Pu Đen Đinh đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam.


Câu 25:

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ là:

Xem đáp án

Đáp án B

Vấn đề mang ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc phát triển thủy sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay là đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản. Đây là hướng phát triển hợp lí vừa góp phần khai thác có hiệu quả các tiềm năng về mặt nước nuôi trồng tự nhiên của vùng (đầm phá, vũng vịnh...) vừa hạn chế việc đánh bắt quá mức thủy sản ven bờ. Đặc biệt các mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ nước mặn phát triển mạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao,  góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.


Câu 26:

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2014

(Đơn vị: Nghìn tấn)

(Nguồn: Niêm giám thồng kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

 

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Qua bảng số liệu trên, rút ra nhận xét sau:

- Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.

+ Sản lượng khai thác tăng 932,5 nghìn tấn.

+ Sản lượng nuôi trồng tăng 1933,9 nghìn tấn (tăng nhanh và nhiều hơn khai thác).

- Năm 2005 sản lượng và tỉ trọng thủy sản khai thác lớn hơn sản lượng và tỉ trọng thủy sản nuôi trồng nhưng tỉ trọng thủy sản khai thác ngày càng giảm (giảm 57,3% - 2005 xuống còn 46,1% - 2014; tức là giảm đi 11,2%).

Như vậy, sản lượng nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng khai thác là không đúng (năm 2005 nuôi trồng nhỏ hơn khai thác) -> D sai.


Câu 27:

Cho biểu đồ sau đây:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng; số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta giai đoạn 1995 - 2014?

Xem đáp án

Đáp án C

Qua biểu đồ trên, rút ra nhận xét sau:

- Sản lượng dầu thô tăng nhưng không ổn định, trong giai đoạn 1995 – 2005 tăng thêm 10,9 triệu tấn nhưng giai đoạn 2005 – 2014 giảm nhẹ - giảm đi 1,1 triệu tấn. Tuy nhiên, nhìn chung cả giai đoạn 1995 – 2014 tăng thêm 9,8 triệu tấn. -> Như vậy, sản lượng dầu thô tăng liên tục qua các năm là sai (ý C sai).

- Sản lượng than tăng nhanh va tăng thêm 32,7 triệu tấn. Sản lượng than tăng nhanh hơn sản lượng dầu thô và tăng gấp khoảng 3,3 lần.

- Sản lượng điện tăng liên tục và tăng nhanh hơn sản lượng than và dầu thô.


Câu 28:

Biện pháp để giảm sức ép dân số ở bằng sông Hồng hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án D

Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta và dân số của vùng ngày càng tăng do dân cư ở các vùng lân cận chuyển tới tìm kiếm việc làm và định cư,… dân số đông gây nên sức ép lớn về kinh tế - xã hội, môi trường và tài nguyên. Để giảm sức ép dân số ở vùng thì một trong những biện pháp quan trọng là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm  nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và hiệu quả, tạo nhiều việc làm góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho lao động, tăng thu nhập nâng cao đời sống dân cư....


Câu 29:

Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng lao động và

Xem đáp án

Đáp án A

Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí đã ảnh hưởng lớn nhất đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và nguồn lao động trên phạm vi cả nước là hết sức cần thiết


Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, ta thấy các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 7 tỉnh và thành phố, đó là Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Như vậy, Quảng Ninh là tỉnh duy nhất thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc


Câu 31:

Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở

Xem đáp án

Đáp án C

Một nế kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành nông – công và dịch vụ.


Câu 32:

Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

Xem đáp án

Đáp án A

Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Trong khi đó, lợi thế sản xuất cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới của vùng rất lớn, đặc biệt hơn các vùng khác. Việc phát triển công nghiệp chế biến sẽ nâng cao giá trị của saản phẩm, tạo thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán, xuất khẩu nông sản,…


Câu 33:

Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Duyên hải Nam Trang Bộ khi xây dựng các tuyến đường ngang nối các cảng biển với Tây Nguyên là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ý nghĩa quan trọng nhất đối với Duyên hải Nam Trang Bộ khi xây dựng các tuyến đường ngang nối các cảng biển với Tây Nguyên là mở rộng các vùng hậu phương cảng và giúp Duyên hải Nam Trung Bộ mở cửa hơn nữa (SGK/165 địa lí 12 cơ bản).


Câu 34:

Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển là:

Xem đáp án

Đáp án D

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,… (SGK/15 địa lí 11 cơ bản).


Câu 35:

Ngành hàng không có bước tiến rất nhanh do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Ngành hàng không là ngành còn non trẻ nhưng có những bước tiến rất nhanh nhờ có chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất. Nước ta có 22 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế.


Câu 36:

Mục đích chủ yếu để các nước Đông Nam Á phát triển mạnh ngành trồng cây công nghiệp là

Xem đáp án

Đáp án B

Các nước trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu là các nước đang phát triển nên cần nhiều vốn cho phát triển kinh tế. Phát triển cây công nghiệp vừa dùng để tiêu thụ trong nước, vừa có giá trị xuất khẩu thụ lại nguồn ngoại tệ lớn nên ở vùng Đông Nam Á phát triển mạnh các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, ca cao,…


Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có 10 ngành, Quảng Ngãi có 3 ngành, Quy Nhơn 4 ngành, Nha Trang 8 ngành và trung tâm công nghiệp Phan Thiết 3 ngành. Như vậy, Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng nhất, tiếp đến là Nha Trang,…


Câu 38:

Ở nước ta, khu vực có tình trạng hạn hán kéo dài nhất trong năm là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ở nước ta, khu vực có tình trạng hạn hán kéo dài nhất trong năm là ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ. Đặc biệt là ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận xảy ra tình trạng hoang mạc hóa ngày càng nặng nề, có những bãi cát rộng 20km,…


Câu 39:

Tiêu chí nào sau đây không dùng để phân loại các đô thị ở nước ta thành 6 cấp đô thị?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào các tiêu chí chủ yếu như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp,… mạng lưới đô thị nước ta được phân thành 6 loại (loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5) (SGK/79 địa lí 12 cơ bản).


Câu 40:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp Lào và Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, xác định được tỉnh có đường biên giới giáp với cả Lào và Trung Quốc là Điện Biên.


Bắt đầu thi ngay