ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 4)
-
13085 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Frông ôn đới (FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí
Đáp án D
Frông là bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác nhau về hướng và nhiệt độ. Mỗi bán cầu có hai frông:
- FA là frông hình thành giữa 2 khối khí địa cực và khối khí ôn đới
- FP là frông hình thành giữa hai khối khí ôn đới và chí tuyến
Câu 2:
Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là
Đáp án A
Tuy cùng ở vĩ độ, nhưng nước ta có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, còn Tây Á, Tây Phi lại có khí hậu khô hạn là do vị trí nước ta nằm trong vành đai gió mùa châu Á. Gió mùa mùa hạ đi qua biển mang lại lượng mưa lớn, kết hợp với hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và giáp Biển Đông đã làm cho khí hậu nước ta điều hòa, mang tính hải dương
Câu 3:
Đâu là sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực I ?
Đáp án B
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
Trong đó, khu vực I lại có xu hướng:
+ Tăng tỉ trọng các ngành thủy sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp
Câu 4:
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên và lượng mưa trên 1000mm, rất thuận lợi cho nước ta
Đáp án A
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên và lượng mưa trên 1000mm, rất thuận lợi cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới
Câu 5:
Đặc điểm đất của đồng bằng sông hồng là gì ?
Đáp án C
Đồng bằng sông Hồng, có diện tích là 15000
Đất phù sa của Đồng bằng sông Hồng không được bồi đắp hằng năm do có đê bao bọc bên ngoài. Phần ngoài đê ít được bồi đắp hằng năm
Câu 6:
Biển đông là biển nằm trong vùng khí hậu nào ?
Đáp án C
Biển Đông có diện tích là 3,477 triệu , với đặc điểm rộng và kín gió. Diện tích Biển Đông của nước ta là khoảng 1 triệu . Biển Đông là biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 7:
Ngoại lực là
Đáp án B
- Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
- Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng của Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết…) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ mặt trời
Câu 8:
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 xác định khu vực nào sau đây không chịu ảnh hưởng có gió tây khô nóng ?
Đáp án D
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 ta thấy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng không chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng
Câu 9:
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định cửa sông của sông Thu Bồn đổ ra Biển Đông có tên là gì ?
Đáp án B
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 xác định cửa sông của sông Thu Bồn đổ ra Biển Đông có tên là cửa Đại
Câu 10:
Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thành do
Đáp án C
Himalaya là một trong những dải núi trẻ nhất trên Trái Đất và bao gồm chủ yếu là các đá trầm tích và đá biến chất được nâng lên. Theo thuyết học kiến tạo mảng, sự hình thành của bó là kết quả của sự va giữa mảng Ấn Độ - Ôxtrâylia xô vào mảng Âu - Á.
Câu 11:
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 xác định đô thị nào sau đây thuộc phân cấp đô thị loại 1 ?
Đáp án C
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, ta thấy Đà Nẵng thuộc phân cấp đô thị loại 1
Câu 12:
Khối khí lạnh di chuyển về phía đông, qua biển nước ta gây nên thời tiết lạnh, ẩm, mưa phùn cho vùng:
Đáp án A
Khối khí lạnh (gió mùa mùa đông) di chuyển về phía đông, qua biển tính chất từ lạnh khô chuyển sang lạnh ẩm do được tăng ẩm từ biển. Khối khí này, thổi về nước ta gây mưa phùn vào thời kì cuối mùa đông và gây mưa phùn cho đồng bằng Bắc Bộ
Câu 13:
Điểm tương đồng về đặc điểm của vùng núi tây bắc và Trường Sơn Bắc là ?
Đáp án A
Chúng ta có 4 khu vực núi:
- Vùng núi đông bắc : hướng vòng cung
- Vùng núi tây bắc : hướng tây bắc – đông nam
- Vùng núi Trường Sơn Bắc : hướng tây bắc – đông nam
- Vùng núi Trường Sơn Nam: hướng vòng cung
Điểm tương đồng về đặc điểm của vùng núi tây bắc và Trường Sơn Bắc là hướng núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam
Câu 14:
Câu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm sông ngòi của Việt Nam ?
Đáp án D
Đặc điểm sông ngòi Việt Nam :
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc
- Lưu lượng nước lớn, sông ngòi nhiều phù sa
- Chế độ nước phân hóa theo mùa
Dòng chảy chủ yếu theo hướng bắc nam là nhận định chưa đúng khi nói về tài nguyên nước của nước ta. Bởi vì, sông ngòi nước ta chảy theo chiều hướng khác nhau, có hướng tây bắc – đông nam, có hướng vòng cung
Câu 15:
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan
Đáp án C
Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan. Đây là những khó khăn lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước châu Phi
Câu 16:
Dân số nước ta trung bình mỗi năm tăng thêm 1 triệu người đã gây ra khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội ?
Đáp án C
Nước ta là một nước đông dân, đứng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực đong nam á. Dân số nước ta trung bình mỗi năm tăng thêm 1 triệu người đã gây ra khó khăn trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động
Câu 17:
Để mở rộng xuất khẩu chúng ta cần
Đáp án C
Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta bao gồm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản
Để mở rộng xuất khẩu chúng ta cần tạo nên các mặt hàng chủ lực và các thị trường trọng điểm
Câu 18:
Mức bình quân lương thực theo đầu người của Đông bằng sông Hồng vẫn còn thấp hơn mức bình quân của cả nước là do
Đáp án D
Mức bình quân lương thực theo đầu người của đồng bằng sông Hồng vẫn còn thấp hơn mức bình quân của cả nước là do :
+ Đồng bằng sông Hồng có số dân đông
+ Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp
Câu 19:
Trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và đời sống ở vung Đồng bằng sông Cửu Long là
Đáp án A
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng rộng lớn nhưng địa hình thấp. Bề mặt đồng bằng có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Vì vậy, trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và đời sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đó chính là sự xâm ngập mặn vào đất liền. Đặc biệt vào mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Trong đó, vùng trũng lớn nhất là Đồng Tháp Mười, Tứ giác long Xuyên
Câu 20:
Duyên hải Nam Trung Bộ có nghành nuôi trồng thủy sản phát triển là nhờ
Đáp án B
Duyên hải Nam Trung Bộ, các dãy núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ các đồng bằng, tạo nên hàng loạt các bán đảo, vũng vịnh, bãi biển đẹp. Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá đã tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng thủy sản. Việc nuôi trồng tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là Phú Yên, Khánh Hòa
Câu 21:
Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng đáng kể nhất ở vùng Tây Nguyên là
Đáp án B
Tây nguyên là vùng có ít tài nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng đáng kể nhất ở vùng Tây Nguyên đó là bôxit có trữ lượng hàng tỉ tấn
Câu 22:
Miền núi tây bắc tuy gió mùa mùa đông ảnh hưởng yếu hơn nhưng vẫn có mùa đông lạnh là vì
Đáp án B
Gió mùa đông bắc thổi về, gặp dẫy Hoàng Liên Sơn cao trên 2500m như bức tường thành chắn gió mùa đông bắc, gió mùa đông bắc ảnh hưởng đến khu vực này thường đến sớm nhưng kết thúc sớm. Tuy nhiên, gió mùa đông ảnh hưởng yếu hơn nhưng vẫn có mùa đông lạnh là do địa hình vùng núi tây bắc là vùng cao nhất cả nước. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 100m nhiệt độ giảm , vì vậy ở đây mùa đông rất lạnh
Câu 23:
Trong những năm gần đây, khu vực nổi lên là nơi có nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản nhất là
Đáp án B
Trong những năm gần đây, khu vực nổi lên là nơi có nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản nhất là Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng nuôi tôm lớn nhất, nổi bật là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang. Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiế, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp
Câu 24:
Dân số Hoa Kì tăng nhanh một phần quan trọng là do
Đáp án A
Hoa Kì là đất nước của những người nhập cư
Thành phần dân cư đa dạng, 83% dân số có nguồn gốc châu Âu, châu Phi khoảng 33 triệu người. Dân cư có nguồn gốc Á, Mĩ Latinh tăng mạnh. Dân cư bản địa chỉ còn 3 triệu người
Số người nhập cư vào Hoa Kì từ năm 1820 đến năm 2005 là hơn 60 triệu người, riêng năm 1998 có 600 nghìn người
Câu 25:
So với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên có phần hạn chế trong việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp vì sao ?
Đáp án D
So với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên có phần hạn chế trong việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp đó là do Tây Nguyên có trình độ dân trí thấp hơn vùng Đông Nam Bộ
Câu 26:
Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của
Đáp án C
Đường hầm giao thông dưới biển Măng-xơ nối liền nước Anh với châu Âu tại bờ biển của Pháp. Đây là tuyến giao thông quan trọng ở châu Âu, vì với đường hầm này, hàng hóa có thể vận chuyển trực tiếp từ Anh sang châu Âu lục địa và ngược lại mà không cần phải trung chuyển bằng phà.
Câu 27:
BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC TRÊN ĐẦU NGƯỜI CỦA CẢ NƯỚC
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Đơn vị: kg/người)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây là đúng ?
Đáp án C
Quan sát bảng số liệu :
- Bình quân lương thực đầu người của ĐBSCL thấp hơn bình quân lương thực của cả nướcsai
- Bình quân lương thực của cả nước trong những năm gần đây giảm mạnh sai vì nó có xu hướng tăng
- Bình quân lương thực của ĐBSCL cao nhất cả nước, gấp 2,1 lần cả nước năm 2005. Bình quân lương thực của ĐBSCL cao nhất cả nước, gấp 2,1 lần cả nước năm 2005.
Ta lấy 1005 : 471 = 2,1 lần. vậy đáp án C là đáp án đúng
- Bình quân lương thực của ĐBSCL tăng đều trong những năm gần đâyđúng
Câu 28:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC MỘT SỐ VÙNG TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2015
(Đơn vị: nghìn tấn)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên, nhận định nào dưới đây là sai ?
Đáp án D
Quan sát bảng số liệu ta thấy đáp án :
- Sản lượng lương thực của cả nước tăng đều qua các năm đúng
- Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có sản lượng lương thực cao nhất cả nước năm 2015 đúng
- Sản lượng lương thực thấp nhất là khu vực Tây Nguyên đúng
- D là đáp án sai. Do đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực tăng từ năm 1995 đến năm 2015
Câu 29:
Cho biểu đồ sau:
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015)
SẢN LƯỢNG LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (NGHÌN TẤN)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì của đối tượng ?
Đáp án C
Biểu đồ đường số liệu tuyệt đối thể hiện được sự thay đổi của sản lượng lúa từ năm 1995 đến năm 2015
Câu 30:
Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao nhất vào giai đoạn nào ?
Đáp án A
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển tốc độ cao nhất giai đoạn 1950-1954 với tốc độ 18,8%
Câu 31:
Nhận xét nào là đúng về đặc điểm đường biên giới với các nước trên đất liền của Trung Quốc ?
Đáp án A
Lãnh thổ Trung Quốc trải dài từ , khoảng từ và giáp với 14 nước. Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc. Phần phía Đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương
Câu 32:
Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là:
Đáp án C
Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là Đông Nam Bộ. Gía trị sản xuất công nghiệp chiếm tới 55,6% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước
Câu 33:
Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện của nước ta là:
Đáp án C
Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện của nước ta là: Sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều. Mùa lũ lượng nước nhiều, mùa cạn lượng nước sông ít việc này ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của các nhà máy thủy điện
Câu 34:
Sa Huỳnh là nơi nổi tiếng nước ta với sản phẩm
Đáp án A
Sa Huỳnh là một địa danh thuộc địa phận hai xã Phổ Châu và Phổ Thạnh của huyện Đức Phổ, cực Nam tỉnh Quãng Ngãi. Sa Huỳnh là nơi nooit tiếng nước ta với sản phẩm: muối
Câu 35:
Nguyên nhân chính gây ra lũ ống, lũ quét ở Tây Bắc là do
Đáp án C
Nguyên nhân chính gây ra lũ ống, lũ quét ở tây bắc là do lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh. Người dân vùng cao với tập quán sinh sống dựa vào sông suối, chặt phá rừng làm nương rẫy, các ngôi nhà cũng được dựng lên sát sông suối hoặc ngay trên sườn đồi, dưới chân các quả đồi, vách núi. Do vậy, khi cân bằng tự nhiên bị phá vỡ, thiên tai ập đến, hậu quả thường rất lớn
Câu 36:
Trung du miền núi phía bắc có nguồn thủy năng rất lớn là do
Đáp án B
Trung du miền núi phía bắc là khu vực có trữ năng thủy điện lớn. Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước. Trung du miền núi phía bắc có nguồn thủy năng rất lớn là do địa hình dốc, nhiều thác ghềnh, lưu lượng nước lớn. Việc phát triển nhà máy thủy điện sẽ tạo ra động lực mớicho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào
Câu 37:
Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của Đồng bằng sông Hồng là
Đáp án C
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng ở đồng bằng sông Hồng. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường
Câu 38:
Nhận định nào sau đây là chưa hợp lí trước khi xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm ?
Đáp án D
Nhận định nào sau đây là chưa hợp lý trước khi xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm: Khi tốc độ tăng trưởng kinh tê đạt ở mức độ cao, yêu cầu phải có trọng điểm đầu tư phát triển
Câu 39:
Đất badan chiếm tỉ lệ diện tích bao nhiêu trong vùng Đông Nam Bộ ?
Đáp án B
Đất badan chiến tỉ lệ 40% diện tích bao nhiêu trong vùng Đông Nam Bộ
Câu 40:
Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN
THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA
(Đơn vị: tỉ đồng)
(Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2015)
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện được sự dịch chuyển cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành của nước ta giai đoạn trên ?
Đáp án D
Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu:
- Số năm trên 4 năm.
- Yêu cầu: vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu.
=> Vẽ biểu đồ miền