ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 13)
-
13738 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nơi có tiềm năng thủy điện lớn nhất của Hoa Kì là:
Chọn đáp án D
Dùng phương pháp loại trừ đáp án, ta thấy các hệ thống sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy A-pa-lat, sông Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, sông thuộc vùng Ngũ Đại Hồ, sông Ô-hai-ô đều nằm ở vùng đồng bằng và vùng có địa hình dốc nhỏ nên ít có tiềm năng về thủy điện; chỉ riêng vùng phía Tây là vùng núi Cooc-đi-e do đặc điểm địa hình nên có lợi thế về tiềm năng thủy điện rất lớn.
Câu 2:
Thành phố nào sau đây của Trung Quốc có dân số trên 8 triệu người vào năm 2005?
Chọn đáp án B
Dân thành thị của Trung Quốc chiếm 37% số dân cả nước (năm 2005). Miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh. Vũ Hán, Quảng Châu,... Điển hình là Bắc Kinh có khoảng trên 8 triệu người - là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc vào năm 2005.
Câu 3:
Nước ta nằm trọn trong múi giờ số 7, điều này có ý nghĩa:
Chọn đáp án D
Nằm trọn trong một múi giờ mang lại thuận lợi cho việc thống nhất quản lí cả nước về thời gian sinh hoạt cũng như các hoạt động khác.
Câu 4:
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta khoảng:
Chọn đáp án B
Diện tích rừng ngập mặn của nước ta khoảng 450 nghìn ha.
Câu 5:
Ở nước ta, sông ngòi phần lớn ngắn và dốc là do:
Chọn đáp án B
Sông ngòi nước ta phần lớn là ngắn và dốc, do hình dáng đất nước hẹp theo chiều ngang cùng với địa hình nước ta bị chia cắt mạnh.
Câu 6:
Nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
Chọn đáp án C
Giới hạn từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
- Cấu trúc địa chất-địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ.
- Sự tương phản về địa hình, khí hậu, thủy văn giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam biểu hiện rõ rệt.
- Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.
-Đặc điểm cơ bản của miền: có khí hậu cận xích đạo gió mùa, được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
Câu 7:
Biện pháp chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là
Chọn đáp án B
Bão là một thiên tai tự nhiên nên không thể ngăn cản được mà chỉ có thể phòng chống. Biện pháp phòng chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng đi chuyển của bão. Từ việc dự báo bão chính xác mới có thể triển khai các biện pháp tiếp theo như huy động sức dân, củng cố đê chắn sóng, cảnh báo tàu thuyền ngoài xa.
Câu 8:
Việc phát triển nền nông nghiệp tự cấp, tự túc dẫn đến
Chọn đáp án D
Nền nông nghiệp nước ta bao gồm nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại. Trong đó, nền nông nghiệp cổ truyền thiên về tự cấp tự túc, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún. Do vậy, trong nền sản xuất này, dịch vụ nông nghiệp sẽ chiếm tỉ trọng nhỏ vì không có nhu cầu trao đổi trong sản xuất.
Câu 9:
Diện tích gieo trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long không ngừng tăng lên chủ yếu là do:
Chọn đáp án D
Do quá trình khai hoang, phục hóa và tăng vụ cây trồng đã và đang làm mở rộng diện tích gieo trồng lúa ở đây.
Câu 10:
Ý nghĩa quan trọng nhất trong việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở vùng núi nước ta trong giai đoạn hiện nay và tương lai là
Chọn đáp án C
Cây công nghiệp không có vai trò cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi mà là giúp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra mặt hàng xuất khẩu mang về nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, trong cơ cấu cây trồng nước ta hiện nay, cây lương thực (nhất là cây lúa) còn chiếm tỉ trọng lớn thì việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở vùng núi nước ta có ý nghĩa quan trọng nhất là phá thế độc canh, khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Câu 11:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
Chọn đáp án C
Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động đến các ngành kinh tế khác. Như vậy, ngành công nghiệp trọng điểm không có đặc điểm là chỉ phát triển ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
Câu 12:
Các cơ sở công nghiệp may quan trọng của nước ta phân bố nhiều nhất ở
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Các ngành công nghiệp trọng điểm – Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (trang 21), tìm kí hiệu dệt may, sau đó xác định vùng mà ngành dệt may phân bố nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ.
Câu 13:
Nguyên nhân làm cho một số vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp là
Chọn đáp án C
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt yếu tố. Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi. Ngược lại, ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu 14:
Vị trí địa lí nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế, đó là
Chọn đáp án C
Ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế.
Câu 15:
Loại hình du lịch nào sau đây, có tiềm năng phát triển nhất ở khu vực đồi núi nước ta?
Chọn đáp án B
Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3.200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo và hàng triệu km2 mặt biển nên Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Câu 16:
Tại sao mạng lưới giao thông đường bộ nước ta ngày càng được mở rộng và hiện đại hóa?
Chọn đáp án A
Trong những năm gần đây, nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hóa. Về cơ bản, mạng lưới đường ôtô đã phủ kín các vùng.
Câu 17:
Tại sao nói tuyến Đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt quan trọng nhất của nước ta?
Chọn đáp án B
Đường sắt Thống Nhất dài 1726 km, là tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam, chạy gần như song song với quốc lộ 1A. Là tuyến giao thông xuyên Việt quan trọng vì nó đi qua các vùng kinh tế quan trọng nhất của nước ta và hầu hết các thành phố, các trung tâm công nghiệp quan trọng, các vùng nông nghiệp. Cụ thể là: Tạo mối quan hệ kinh tế, văn hóa - xã hội giữa các vùng kinh tế của Việt Nam và giữa nước ta với Trung Quốc. Chuyên chở 2/3 số lượng hành khách và hàng hóa của ngành đường sắt; chạy qua hầu hết các trung tâm công nghiệp lớn, thành phố lớn, các vùng đông dân, chạy qua 3 vùng kinh tế trọng điểm; nối liền với các tuyến giao thông khác, tạo nên mối liên hệ kinh tế xã hội của các địa phương của cả nước.
Câu 18:
Năm 2015 diện tích của Đồng bằng Sông Hồng là 21.060 ; dân số của vùng là 20.925,5 nghìn người. Cho biết mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2015.
Chọn đáp án C
Công thức tính mật độ dân số là lấy dân số: diện tích. Trong đề bài này ta lấy 20 925,5: 21 060 = 994 người/
Câu 19:
Đất đai phù sa màu mỡ chiếm bao nhiêu phần trăm tổng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng (năm 2006)?
Chọn đáp án A
Đất nông nghiệp chiếm 51.2 % diện tích đồng bằng. Trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ.
Câu 20:
Giá trị kinh tế lớn nhất của những cánh rừng tràm, rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
Chọn đáp án A
Ngoài việc cung cấp gỗ củi, phát triển du lịch thì hệ sinh thái rừng tràm, rừng ngập mặn còn đóng một vai trò to lớn đó là cân bằng hệ sinh thái (là nơi cư trú của hàng nghìn loài sinh vật đặc hữu), đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, làm đa dạng cho sinh thái cho tự nhiên.
Câu 21:
Với dân số 20,9 triệu người cư trú trên diện tích 21.060 nghìn ha, mật độ dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015 đạt:
Chọn đáp án C
Ngoài việc cung cấp gỗ củi, phát triển du lịch thì hệ sinh thái rừng tràm, rừng ngập mặn còn đóng một vai trò to lớn đó là cân bằng hệ sinh thái (là nơi cư trú của hàng nghìn loài sinh vật đặc hữu), đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, làm đa dạng cho sinh thái cho tự nhiên.
Câu 22:
Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa ở Đồng bằng sông Hồng và đất phù sa của Đồng bằng sông Cửu Long là:
Chọn đáp án D
Ở Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê được xây dựng từ lâu, đất nông nghiệp phần lớn là đất trong đê được bồi đắp lâu đời. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long không có hệ thống đê ngăn biển nên đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp hàng năm. Đây chính là sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa của hai vùng.
Câu 23:
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long là do
Chọn đáp án D
Theo SGK Địa lí 12 (trang 187): “Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất”.
Câu 24:
Để tạo thế liên hoàn về không gian trong phát triển kinh tế ở vùng Bắc Trung Bộ cần phải
Chọn đáp án C
Ở Bắc Trung Bộ vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng, vì nó không chỉ góp phần tạo ra cơ cấu ngành, mà còn tạo thế liến hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Câu 25:
Việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phải gắn liền với
Chọn đáp án D
Vùng đông dân, sức tiêu thụ lớn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lao động và thị trường cho ngành nông nghiệp; Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung ở nhiều ngành và nhiều khâu, khá chung chung; Vùng đất phù sa ngoài đê được bồi tụ hàng năm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; Yếu tố gắn liền với việc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến sau thu hoạch, với nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng, việc đa dạng hóa sản phẩm phụ thuộc vào công nghiệp chế biến sau thu hoạch.
Câu 26:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5 hãy cho biết tỉnh nào có diện tích lớn nhất nước ta.
Chọn đáp án B
Dựa vào Atlat Địa lý quan sát và so sánh diện tích các tỉnh/thành phố của nước ta có thể thấy Nghệ An là tỉnh có diện tích rộng lớn nhất
Câu 27:
Dựa vào trang 30 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào dưới đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Chọn đáp án A
Dựa vào trang 30 Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy Cà Mau không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Câu 28:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tỉnh/thành phố nào dưới đây có cảng sông?
Chọn đáp án A
Quan sát Atlat địa lí Việt Nam trang 23 có thể thấy riêng Nam Định có cảng sông, các tỉnh/thành phố còn lại đều không có cảng sông.
Câu 29:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc?
Chọn đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam có thể thấy Yên Bái là tỉnh không giáp Trung Quốc
Câu 30:
Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), hãy cho biết ở vùng Đồng bằng sông Hồng, tỉnh nào dưới đây có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 80 - 90 %?
Chọn đáp án A
Tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 80 - 90 % được kí hiệu bằng màu da cam, theo đó trong các tỉnh được nêu trong câu hỏi, chỉ có Hà Nam có tỉ lệ diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực từ 80 - 90 %.
Câu 31:
Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, em hãy cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
Chọn đáp án B
Dựa vào trang 22 Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, xác định kí hiệu trung tâm công nghiệp với các quy mô khác nhau và tìm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn nhất là Nha Trang.
Câu 32:
Cho biểu đồ
Tên biểu đồ thích hợp nhất là
Chọn đáp án A
Đây là biểu đồ cột vì vậy thường thể hiện tình hình thay đổi của một đối tượng, nên tên biểu đồ thích hợp nhất phải là: “Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp của nước ta năm 2012”. Các tên biều đồ còn lại đều không phù hợp với dạng biểu đồ được vẽ.
Câu 33:
Cho biểu đồ:
Sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1976 đến 2000.
Nhận xét nào dưới đây không đúng đối với biểu đồ đã cho?
Chọn đáp án C
Nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi luôn giảm, từ 43,2% đến 36,3%. Vì vậy, nhận xét từ năm 1976 đến 2000, tỉ lệ dân số ở nhóm tuổi từ 0 - 14 luôn tăng là không đúng
Câu 34:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, em hãy cho biết lát cắt AB từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình chạy theo hướng
Chọn đáp án B
Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, xác định vị trí của đường biểu thị lát cắt AB trên lược đồ, xem xét điểm đầu và điểm cuối lát cắt AB. Hướng chạy của AB là từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình đó là hướng từ tây bắc đến đông nam.
Câu 35:
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đặc trưng nào sau đây không đúng khi nói về địa hình của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
Chọn đáp án D
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 ta thấy, đặc trưng về địa hình của Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là: núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam. Là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đầy đủ ba đai cao, trong vùng núi có nhiều sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.
Câu 36:
Cho bảng số liệu:
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong gia đoạn 2000 - 2010
(Đơn vị: %)
Em hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2000 – 2010 tăng gấp bao nhiêu lần?
Chọn đáp án B
Cách tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2000 đến 2010 là lấy giá trị sản xuất thủy sản năm 2010: giá trị sản xuất thủy sản năm 2000, cụ thể là:
261,8: 100 = 2,618. Vậy đáp án đúng là xấp xỉ 2,6 lần
Câu 37:
Cho bảng số liệu
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Nhận xét nào dưới đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm một số địa điểm?
Chọn đáp án C
Quan sát bảng số liệu có thể thấy, lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam, Thành phố Hồ Chí Minh có lượng cân bằng ẩm thấp nhất (+245 mm), Hà Nội là địa điểm có lượng mưa thấp nhất (1676 mm), cân bằng ẩm của Thành phố Hồ Chí Minh thấp nhất, cao nhất là Huế và Hà Nội ở mức vừa phải. Như vậy, nhận xét không đúng là cân bằng ẩm giảm dần từ Nam ra Bắc.
Câu 38:
Cho bảng số liệu
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990-2014
Dựa vào bảng số liệu trên em hãy tính sản lượng lúa bình quân (kg/người) của nước ta năm 2014?
Chọn đáp án C
Câu 39:
Cho bảng số liệu:
GDP của Trung Quốc và Thế Giới (Đơn vị: tỉ USD)
Tỉ trọng GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là?
Chọn đáp án C
GDP của Trung Quốc năm 2004 so với thế giới là: (1649,3: 40887,8)*100 = 4,03 %.
Câu 40:
Cho bảng số liệu
GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ 2014
(Đơn vị: tỉ đồng)
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy cho biết từ năm 2000 đến năm 2014 tỉ trọng nông – lâm – thủy sản nước ta giảm
Chọn đáp án B
Tính tỉ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản năm 2000 là 108 356: 441 646 = 0,246 = 24,6%. Tương tự, tính tỉ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản năm 2014 = 19,7%. Lấy 24,6% - 19,7% = 4,9%.