Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 MÔN ĐỊA LÍ (ĐỀ 14)

  • 10696 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hoa Kì là siêu cường kinh tế số một trên thế giới thể hiện ở đặc điểm

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay. GDP bình quân theo đầu người năm 2004 là 39739 USD, chiếm 1/4 GDP của thế giới.


Câu 2:

Lãnh thổ Trung Quốc trải dài bao nhiêu vĩ độ Bắc?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới (sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì). Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B, khoảng từ 73°Đ đến 135°Đ và giáp 14 nước.


Câu 3:

Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho nước ta có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Theo SGK Địa lí 12 (trang 16), Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, nằm trên đường di cư và di lưu của nhiều loài động vật, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản tài nguyên sinh vật phong phú. Vậy đáp án của câu hỏi này là nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.


Câu 4:

Đồng bằng nước ta được chia thành mấy loại?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Đồng bằng nước ta được chia thành 2 loại, bao gồm đồng bằng sông và đồng bằng ven biển.


Câu 5:

Khu vực đồi núi của nước ta có những thế mạnh về:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Khu vực đồi núi của nước ta có những thế mạnh về khoáng sản, rừng và đất trồng, nguồn thủy năng, tiềm năng du lịch.


Câu 6:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu ở Nam Bộ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Do vị trí địa lí nước ta nằm ở khu vực nội chí tuyến nên trong năm tất cả các điểm đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Trong đó, khí hậu phân hóa theo chiều Bắc – Nam chia ra làm phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. Phần lãnh thổ phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có vị trí địa lí gần xích đạo nên có đặc trưng khí hậu là nóng quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Vậy đặc điểm không đúng là mùa bão trùng với mùa mưa.


Câu 7:

Biện pháp chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Bão là một thiên tai tự nhiên nên không thể ngăn cản được mà chỉ có thể phòng chống. Biện pháp phòng chống bão có hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta là tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng đi chuyển của bão. Từ việc dự báo bão chính xác mới có thể triển khai các biện pháp tiếp theo như huy động sức dân, củng cố đê chắn sóng, cảnh báo tàu thuyền ngoài xa.


Câu 8:

Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12, Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.


Câu 9:

Năng suất lao động ngành thủy sản nước ta còn thấp là do

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản, tuy nhiên hiện nay nước ta chưa khai thác hết những tiềm năng đó làm cho năng suất lao động ngành thủy sản còn thấp. Nguyên nhân là do phương tiện đánh bắt chậm đổi mới


Câu 10:

Những khó khăn cần giải quyết khi đánh bắt xa bờ ở nước ta là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hiện nay đội tàu của nước ta vẫn còn lạc hậu, cũ kĩ đã sử dụng nhiều năm, công suất nhỏ. Khó khăn đặt ra là cần phải đổi mới trang thiết bị, tăng công suất tàu.


Câu 11:

Đâu là điểm khác nhau lớn nhất giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc gần nguồn nhiên liệu là các mỏ than lớn ở Quảng Ninh, Thái Nguyên. Các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam gần nguồn nhiên liệu là các mỏ dầu, khí ở thềm lục địa Nam Trung Bộ


Câu 12:

Các cơ sở công nghiệp may quan trọng của nước ta phân bố nhiều nhất ở

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang Các ngành công nghiệp trọng điểm – Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (trang 21), tìm kí hiệu dệt may, sau đó xác định vùng mà ngành dệt may phân bố nhiều nhất là ở Đông Nam Bộ.


Câu 13:

Công nghiệp xay xát thường phân bố theo quy luật

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Công nghiệp xay xát là ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Để phát triển, bắt buộc ngành phải gắn liền với vùng nguyên liệu, đó là vùng trồng lúa. Còn nếu nằm ở nơi có đông dân cư, thành phố lớn và vùng đồng bằng thì chưa chắc đã là nơi có nguyên liệu (lúa) để xay xát.


Câu 14:

Vị trí địa lí nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải quốc tế, đó là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ở vị trí trung chuyển của những tuyến đường hàng không và hàng hải quốc tế


Câu 15:

Tuyến đường giao thông có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Quan sát Atlat Địa lí trang 23 có thể thấy tuyến Quốc lộ 6 là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh vùng núi Tây Bắc.


Câu 16:

Những khó khăn chủ yếu làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Khó khăn lớn nhất làm tăng chi phí xây dựng và bảo dưỡng cho mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta đó là địa hình. Với nền địa hình 3/4 diện tích là đồi núi, cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc 3260 con sông dài trên 20km. Điều đó bắt buộc chúng ta phải đầu tư nhiều cho việc xây dựng hầm, đèo, cầu cống, đường xá...


Câu 17:

Ngành du lịch ở nước ta thật sự phát triển từ sau năm 1990 cho đến nay là nhờ

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí 12, trang 142: “Ngành du lịch của nước ta đã hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, du lịch Việt Nam chỉ thực sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước”.


Câu 18:

Biểu hiện nào chứng tỏ nước ta đang trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng"?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cơ cấu dân số vàng là tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn số người trong độ tuổi phụ thuộc. Theo Bảng 16.1 trang 68 SGK Địa lí 12, năm 2005 dân sô trong độ tuổi lao động của nước ta (từ 15 – 59) chiếm 64% - hơn 2/3 dân số cả nước. Điều này chứng tỏ dân số nước ta đang trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng".


Câu 19:

Tính đến năm 2018, Trung du và miền núi Bắc Bộ có bao nhiêu tỉnh?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có 15 tỉnh trong đó 11 tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bắc Giang và 4 tỉnh Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.


Câu 20:

Các cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển vùng Bắc Trung Bộ là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Theo SGK Địa lí lớp 12, trang 157: “Ở các đồng bằng, phần lớn là đất cát pha, thuận lợi cho việc phát triển các cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá…) nhưng không thật thuận lợi cho cây lúa”. Như vậy, vùng đồng bằng ven biển của Bắc Trung Bộ chủ yếu là đất cát pha tạo điều kiện thuận lợi nhất để trồng cây công nghiệp hàng năm.


Câu 21:

Nguyên nhân nào sau đây không đúng khi giải thích về vai trò của vụ đông đối với vùng Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Vùng đồng bằng sông Hồng do nằm trong phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh, từ đó làm cho cơ cấu cây trồng của vùng có sự đa dạng, bên cạnh các cây nhiệt đới còn có các cây có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt từ đó đa dạng hóa sản phẩm và tránh được mùa bão, lũ cung như các thiệt hại do nó gây ra. Như vậy, việc trồng các nông sản nhiệt đới đạt hiệu quả kinh tế cao không giải thích về vai trò của vụ đông đối với vùng.


Câu 22:

Nguyên nhân chính nào để nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước. Vì vậy, nguyên nhân chính để nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực và cả nước


Câu 23:

Vai trò quan trọng nhất của công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi vào loại lớn nhất của nước ta hiện nay, vai trò lớn nhất là tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh), thượng nguồn sông Đồng Nai được tưới tiêu bởi hệ thống sông Đồng Nai, vai trò phát triển du lịch chỉ là thứ yếu, không phải quan trọng nhất.


Câu 24:

Hướng chuyển cư hiện nay ở Đồng bằng Sông Hồng là đến vùng nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Đồng bằng Sông Hồng hiện nay đang có xu hướng chuyển cư lên Trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục đích phát triển kinh tế, cùng với những chính sách khuyến khích của Nhà nước nên nời này đang là nơi có tỉ lệ nhập cư cao, mà trong đó Đồng bằng Sông Hồng có tỉ lệ cao nhất.


Câu 25:

Ngành thuỷ sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển thuận lợi hơn Đồng bằng sông Hồng là do

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Đồng bằng sông Cửu Long giáp vùng biển có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang, vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá với trữ lượng lớn (chiếm hơn 1/2 trữ lượng hải sản của cả nước). Nội địa có nguồn lợi thủy sản phong phú của mạng lưới sông rạch dày đặc. Có diện tích mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước (hơn 50 vạn ha).


Câu 26:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 có thể thấy Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là những đô thị đặc biệt của Việt Nam


Câu 27:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không có ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 có thể nhận thấy ở trung tâm công nghiệp Hải Phòng có các ngành sau: Than đá, đóng tàu, cơ khí, chế biến nông sản. Như vậy, trung tâm công nghiệp Hải Phòng không có ngành sản xuất ô tô.


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29 hãy cho biết hai trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hai trung tâm công nghiệp Cần Thơ và Cà Mau được xếp vào loại trung tâm lớn, những trung tâm còn lại là trung tâm loại vừa. Vậy đáp án là Cần Thơ và Cà Mau.


Câu 29:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, em hãy cho biết các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng cao nhất (năm 2007) tập trung chủ yếu ở hai vùng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trang Thủy sản tìm phần chú giải sản lượng thủy sản nuôi trồng của các tỉnh năm 2007 (các cột màu xanh) và xác định được các tỉnh có các cột này cao nhất thuộc hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 30:

Dựa vào trang 13 Atlat Địa lí Việt Nam em hãy cho biết đi theo vĩ tuyến 20°B từ biên giới Việt – Lào ra vịnh Bắc Bộ ta sẽ đi qua con sông nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Dựa vào trang 13 Atlat Địa lí Việt Nam, xác định vĩ tuyến 200B từ biên giới Việt – Lào ra vịnh Bắc Bộ, từ đó đọc tên con sông mà đường vĩ tuyến cắt qua là sông Mã.


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết năm 2007 nước ta nhập siêu là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, chú thích về biểu đồ nhập siêu, ta có Việt Nam nhập siêu là 14,2 tỉ đồng.


Câu 32:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10 em hãy cho biết đỉnh lũ của sông Hồng (trạm Hà Nội) vào tháng nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Quan sát biểu đồ lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê Công (Atlat Địa lí Việt Nam trang 10), đường biểu hiện lưu lượng nước sông Hồng màu xanh lá cây, xác định thời điểm đường này lên cao nhất là vào tháng 8 (6660 m3/s).


Câu 33:

Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), hãy kể tên vùng có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực (trên 90 %).

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào trang 19 Atlat địa lí Việt Nam (phần lúa), lấy số liệu diện tích trồng lúa chia cho số liệu diện tích trồng cây lương thực thì thấy Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ này hơn 90%


Câu 34:

Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết nước ta chủ yếu nhập khẩu mặt hàng nào?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Dựa vào trang 24 Atlat địa lí Việt Nam có thể thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là nguyên, nhiên, vật liệu


Câu 35:

Cho bảng số liệu

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

(Đơn vị: %)

Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc những năm từ 1985 đến 2004, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Để thể hiện cơ cấu có 2 dạng biểu đồ là biểu đồ tròn và biểu đồ miền, ở đây không có đủ số liệu để tính bán kính của các hình tròn nên dạng biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.


Câu 36:

Cho biểu đồ sau:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2014

(Đơn vị: %)

 

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta giai đoạn 2000 – 2014?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Căn cứ vào biểu đồ ta thấy, tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng giảm nhưng luôn giữ vị trí cao nhất trong các vùng của cả nước. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác ở DH Nam Trung Bộ và các vùng khác trong cả nước đều có xu hướng tăng lên. Như vậy, nhận định sai là: Hai vùng có tỉ trọng lớn nhất đều có xu hướng tăng.


Câu 37:

Cho bảng số liệu:

TỔNG SỐ DÂN CẢ NƯỚC VÀ DÂN SỐ THÀNH THỊ NĂM 1995 - 2014.

(Đơn vị: triệu người)

Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Để thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta, biểu đồ cột chồng là thích hợp nhất. Trong cột tổng thể hiện dân số cả nước chia ra một phần thể hiện dân số thành thị. Với dạng biểu đồ này, có thể thể hiện được cả tình hình phát triển của tổng số dân, dân số thành thị và mối quan hệ giữa dân số thành thị với tổng số dân trên cả nước.


Câu 38:

Cho bảng số liệu:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẸ

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 1998 – 2010?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Yêu cầu của đề bài là thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp, vì vậy loại biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường.


Câu 39:

Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG CÁ KHAI THÁC CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: nghìn tấn)

Nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985 đến 2003?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Qua bảng số liệu ta thấy, sản lượng cá khai thác giảm qua các năm. Cụ thể năm 1985 là 11411,4 thì đến năm 2003 chỉ còn 4596,2 nghìn tấn. Tuy nhiên, cột mốc đáng chú ý nhất là vào năm 1995 khi giảm đột ngột từ 10356,4 nghìn tấn năm 1990 xuống chỉ còn 6788 nghìn tấn vào năm 1995. Những năm sau đều giảm nhưng không nhiều.


Câu 40:

Cho biểu đồ:

 

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Qua biểu đồ ta thấy, tỉ trọng hàng nông, lâm thuỷ sản và hàng khác luôn nhỏ nhất chỉ chiếm 16,6% năm 2014; Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng và chỉ lớn nhất năm 2014; tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có xu hướng giảm.


Bắt đầu thi ngay