Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 4)

  • 11526 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi nồng độ chất tan trong tế bào cao hơn nồng độ chất tan ngoài môi trường, nếu cây có nhu cầu hấp thu chất tan đó, cây sẽ phải hấp thu chủ động và tiêu tốn ATP.


Câu 2:

Nhóm sinh vật nào sau đây không phải một quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không – thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới.

Những con chim trong rừng bao gồm nhiều loài chim → không phải quần thể.


Câu 3:

Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa hội tụ (đồng quy)?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

Để hiểu rõ về cơ chế phân loại cơ quan tương đồng hay tương tự → Phụ lục 2.


Câu 4:

Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 5:

Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 6:

Trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở kỉ?

Xem đáp án

Đáp án C

Xem bảng “Tiểu địa chất” ở Phụ lục 1.

Mẹo nhớ: Loài người xuất hiện ở kỉ gần nhất


Câu 7:

Loại hoocmon nào dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nồng độ đường huyết?

Xem đáp án

Đáp án C

Insulin được tuyến tụy tiết ra. Insulin làm cho gan nhận và chuyển glucozo thành glicogen dự trữ, qua đó giúp hạ đường huyết.


Câu 8:

Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

Xem đáp án

Đáp án A

Pha tối (pha cố định CO2) diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.


Câu 9:

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulozo của tế bào thực vật

Xem đáp án

Đáp án D

Ở động vật nhai lại, khi thức ăn đi vào dạ cỏ và manh tràng sẽ được vi sinh vật cộng sinh tại đây tiết ra enzim xenlulaza tiêu hóa xenlulozơ (có trong cỏ).


Câu 10:

Lá cây trinh nữ cụp vào khi bị tác động bên ngoài là kiểu

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là sức trương của nửa dưới các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.


Câu 11:

Giberelin là một loại hoocmon kích thích sự nảy mầm, sinh trưởng của cây,… Giberelin được sinh ra chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cây, giberelin được sản sinh chủ yếu từ lá và rễ, sau đó được vận chuyển đến hạt, củ, chồi đang nảy mầm.


Câu 12:

Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 13:

Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 14:

Bào quan nào dưới đây xuất hiện ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

Xem đáp án

Đáp án B

Riboxom là một bào quan không có màng bao bọc có chức năng tổng hợp protein cho tế bào.


Câu 16:

Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hóa?

Xem đáp án

Đáp án D

Việc nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ → thức ăn được thấm đều enzim tiêu hóa và sẽ được tiêu hóa cũng như hấp thụ triệt để hơn → cung cấp nhiều năng lượng hơn → no lâu hơn.


Câu 17:

Sắp xếp các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virut theo trình tự từ sớm đến muộn

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 18:

Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

Xem đáp án

Đáp án B

Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định, không tăng quá cao hoặc quá thấp do tác động của các quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

Có thể ứng dụng trong nông nghiệp bằng cách sử dụng thiên địch (ong mắt đỏ) phòng trừ sâu hại (sâu đục thân) cây trồng.


Câu 19:

Trong chu trình sinh địa hóa

Xem đáp án

Đáp án B

Hoạt động sản xuất của con người trong các nhà máy công nghiệp thải khói chứa nhiều CO2, đốt nhiên liệu…. góp phần làm tăng nồng độ CO2 khí quyển.

A. Sai. Vì vi khuẩn nốt sần biến đổi N2 trong không khí thành NO2- và nhờ vi khuẩn nitrat hóa chuyển thành NO3- để cây hấp thụ.

C. Sai. Ví dụ như chu trình Cacbon, cacbon có thể bị lắng đọng trong lòng đất tạo thành mỏ dầu. Trong khi cacbon đi vào quần xã dưới dạng CO2.

D. Sai. Vì chu trình nitơ liên quan chặt chẽ đến hoạt động của vi sinh vật (tham khảo giải thích ý A).


Câu 20:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại?

(1) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(2) Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

(3) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ.

(4) Chọn lọc tự nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen, không làm thay đổi tần số kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Đúng. Đây là khái niệm CLTN. Trong đó, khả năng sinh sản của các cá thể là quan trọng nhất. Vì nếu sống sót nhưng không sinh sản được, sẽ vô nghĩa về mặt tiến hóa.

(2) Đúng. Chọn lọc tự nhiên loại bỏ các kiểu hình không tốt, giữ lại các kiểu hình thích nghi dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

(3) Sai. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể.

(4)  Sai. Chọn lọc tự nhiên tác động lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.


Câu 21:

Di chuyển theo chiều tăng dần của vĩ độ - từ xích đạo lên bắc cực, lần lượt ta sẽ bắt gặp

Xem đáp án

Đáp án D

Thảm thực vật sẽ thay đổi phù hợp với điều kiện khí hậu từng khu vĩ độ:

+ Vùng xích đạo nóng ẩm mưa nhiều → phù hợp cho rừng mưa nhiệt đới phát triển.

+ Vùng sa mạc Gôbi ở Trung Quốc lại lạnh khô → phù hợp cho thảo nguyên phát triển.

+ Vùng Xibia của nước Nga lại thường xuyên bị băng tuyết bao phủ → rừng lá kim (Taiga) phát triển.

+ Vùng cực do băng tuyết bao phủ hầu hết quanh năm → đồng rêu phát triển.


Câu 22:

Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm

Xem đáp án

Đáp án C

Khi mật độ quần thể quá cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể diễn ra có thể dẫn đến một bộ phận xuất cư khỏi quần thể → Làm giảm mật độ quần thể ban đầu → Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.


Câu 23:

Hai loài họ hàng sống trong cùng một khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau. Có bao nhiêu lí do sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?

(1) Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.

(2) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.

(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên đào thải.

(4) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.

Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.

Xem đáp án

Đáp án B

Đây là cách li trước hợp tử, những trở ngại về thời gian sinh sản, tập tính giao phối và cấu tạo cơ quan sinh sản làm chúng không thể giao phối với nhau được. Vì vậy các ý giải thích không thuộc cách li trước hợp tử sẽ sai.

(1), (3) Sai. Đây là ví dụ về cách li sau hợp tử.

(2), (4), (5) Đúng. Đây là ví dụ về cách li trước hợp tử. Mùa giao phối, tập tính giao phối, cấu tạo cơ quan sinh sản chỉ khi giống nhau mới có thể giao phối với nhau được.


Câu 24:

Cho các phát biểu sau về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

(2) Quan hệ giữa sinh vật và môi trường là quan hệ qua lại.

(3) Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường.

Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp/gián tiếp đến sinh vật; ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển,… của sinh vật.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Đây là khái niệm nhân tố sinh thái.

(2) Đúng. Trong đó, môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái

(3) Sai. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa sinh vật/nhóm sinh vật này với sinh vật/nhóm sinh vật khác

      (4)Đúng. Khái niệm môi trường sống.


Câu 25:

Ở E.coli, khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra 384 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần →  trong 3 giờ sẽ phân chia 6 lần.

Nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra 384 cá thể ở thế hệ cuối cùng → x.26=384 → x = 6.


Câu 26:

Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi không tuần tự của quần xã qua giai đoạn biến đổi của môi trường.

(2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

(3) Từ một rừng lim ban đầu, về sau biến đổi thành trảng cỏ là ví dụ điển hình về quá trình diễn thế nguyên sinh.

     (4) Nguyên nhân diễn thế có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài quần xã.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(2) Đúng.

(3) Sai. Ban đầu có rừng lim → đã có sinh vật sống → là ví dụ về diễn thế thứ sinh.

     (4)Đúng. Nguyên nhân bên trong có thể là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, nguyên nhân bên ngoài có thể là do sự thay đổi của môi trường như mưa, bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa.


Câu 27:

Cho các phát biểu sau về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Đột biến mất đoạn luôn có hại.

(2) Lặp đoạn có thể tạo ra alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

(3) Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.

     (4)Chuyển đoạn là dạng đột biến chỉ tác động đến một nhiễm sắc thể.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Người ta có thể gây đột biến mất đoạn để loại bỏ gen không mong muốn ở một số giống cây trồng.

(2) Sai. Lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen. Chính đột biến gen mới tạo alen mới chứ không phải lặp đoạn.

(3) Đúng. Đột biến đảo đoạn là đột biến làm cho một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra và đảo ngược 1800 rồi nối lại nên sẽ làm đảo vị trí các gen trên nhiễm sắc thể.

     (4)Sai. Chuyển đoạn có thể xảy ra giữa 2 nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng hoặc khác cặp tương đồng.


Câu 28:

Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong

Xem đáp án

Đáp án B

Giả thuyết siêu trội của ưu thế lai cho rằng ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội so với bố mẹ có nhiều cặp gen đồng hợp.

Vì vậy, người ta tạo các dòng thuần rồi lai các dòng thuần với nhau → tăng số cặp dị hợp ở đời con→ tăng tối đa ưu thế lai có thể có.


Câu 29:

Cho các nhận định sau về đột biến gen, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Đột biến xoma được nhân lên ở một mô và luôn được biểu hiện ở một phần cơ thể.

(2) Đột biến giao tử luôn được truyền lại cho đời sau.

(3) Đột biến gen chỉ xảy ra trong giảm phân.

     (4)Tiền đột biến là đột biến xảy ra trên cả hai mạch của gen.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Nếu đột biến xoma là đột biến lặn sẽ không được biểu hiện thành kiểu hình.

(2) Sai. Đột biến giao tử muốn truyền được cho đời sau thì giao tử bị đột biến phải được thụ tinh và phát triển.

(3) Sai. Đột biến gen còn xảy ra trong nguyên phân và trong phân đôi của ti thể, lục lạp.

(4) Sai. Tiền đột biến là đột biến xảy ra trên một mạch của gen.


Câu 30:

Quan sát hình mô tả cấu trúc của mARN, tARN, rARN.. Dựa vào các kiến thức đã học, hãy cho biết có bao nhiêu nhận xét sau đây là đúng?

(1)  Ở hình trên, tARN làm nhiệm vụ vận chuyển  axit amin metionin hoặc foocmin metionin.
(2)  Các số (1), (2) và (3) trên hình vẽ tương xứng với các nội dung: liên kết hidro, côđon và anticôđon.
(3)  tARN trên có 3 thùy nên sẽ có 3 bộ ba đối mã.
(4) rARN trên riboxom chi có một mạch nên sẽ không có liên kết hiđro.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Đúng. Nếu là sinh vật nhân sơ, tARN sẽ mang axit amin foocmin metionin, nếu là sinh vật nhân thực thì ngược lại.

(2) Sai. Số (1) đúng là liên kết hiđro nhưng số (2) là bộ ba đối mã trên tARN nên gọi là anticôđon, còn bộ ba mã hóa trên mARN thì gọi là côđon.

(3) Sai. Mỗi tARN chỉ mang được 1 axit amin duy nhất trong mỗi lượt vận chuyển.

(4) Sai. Tuy rARN chỉ có một mạch nhưng có những vùng cuộn lại tạo thành liên kết hiđro giữa các đơn phân trên cùng một mạch.


Câu 31:

Alen B có 900 nucleotit loại A và có tỉ lệ A+TG+X=1,5 Alen B bị đột biến dạng thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T và trở thành alen b. Alen b sau đó bị đột biến mất một cặp nucleotitt G-X và trở thành alen b1. Tổng số liên kết hiđro của alen b1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

Bài tập này có 2 hướng tính số liên kết hiđro của alen b1;

+ Tính trực tiếp sau khi tìm được số nucleotit mỗi loại của alen b1.

+ Tính gián tiếp thong qua số liên kết hiđro của B.

Vì cách tính gián tiếp sẽ tiết kiệm thời gian hơn nên chúng ta sẽ tính theo hướng này:

Xét alen B: A = 900, G=A1,5=600
→ Số liên kết hidro của alen B là 900.2 + 600.3 = 3600.

So với alen B, alen b1 bị mất đi 4 liên kết hiđro

→ Số liên kết hidro của alen b1 là 3600 – 4 = 3596.


Câu 32:

Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về kích thước của quần thể?

(1) Kích thước của quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và tử vong của quần thể.

(2) Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

(3) Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ bị diệt vong.

(4) Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết cho quần thể sinh tồn.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Kích thước quần thể còn phụ thuộc vào mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể.

(2) Đúng.

(3) Đúng. Nếu kích thước quần thể giảm thấp → sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, cơ hội gặp gỡ và giao phối giảm, dễ dẫn đến giao phối gần → quần thể diệt vong.

(4) Sai. Kích thước quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong không gian của quần thể.


Câu 33:

Xét các phép lai sau:

(1) AAaaBBbb x AAaaBBBb                   

(2)  AAaaBbbb x AaaaBBBb

(3) AaaBBb x AAaBBb       

     (4) AAaBbb x AaaBbb
Biết các alen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng. Có bao nhiêu phép lai cho tổng số loại kiểu gen cộng số loại kiểu hình lớn hơn 90?

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. AAaaBBbb x AAaaBBBb

Số loại kiểu gen: 5.4 = 20

Số loại kiểu hình: 2.1 = 2

(2) Sai. AAaaBbbb x AaaaBBBb

Số loại kiểu gen: 4.3 = 12

Số loại kiểu hình: 2.1 = 2

(3) Đúng. AaaBBb x AAaBBb

Số loại kiểu gen: (3+4+3).(3+3+3) = 90

Số loại kiểu hình: 2.2 = 4

(4) Sai. AAaBbb x AAaBbb

Số loại kiểu gen: (3+3+3).(3+3+3) = 81

Số loại kiểu hình: 2.2 = 4


Câu 34:

Một cơ thể đực có kiểu gen ABabDd thực hiện giảm phân đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Trong các nhận định sau về quá trình giảm phân trên, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Có 20% tế bào của cơ thể trên khi giảm phân đã xảy ra hoán vị gen.

(2) Giao tử ABD được tạo ra với tỉ lệ 20%.

(3) Tỉ lệ giao tử abd có nguồn gốc từ các tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là 20%.

           (4)Tỉ lệ giao tử Abd nguồn gốc từ các tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là 20%

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sai. Tần số hoán vị bằng 20%

→ Có 20%.2 = 40% số tế bào xảy ra hoán vị.

(2) Đúng. Tần số hoán vị bằng 20%

AB = 0,4 → ABD = 0,4.0,5 = 20%.

(3) Sai. Giả sử cơ thể trên có 100 tế bào tham gia giảm phân, từ ý (1) suy ra được:

+ Có 60 tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị

→ sẽ tạo ra 60.4.0,25 = 60 giao tử abd.

+ Có 40 tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen.

→ Tỉ lệ giao tử abd có nguồn gốc từ các tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là 60100x4=15%
(Sở dĩ 100 x 4 là vì mỗi tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng).

(4) Sai. Giả sử cơ thể trên có 100 tế bào tham gia giảm phân, từ ý (1) suy ra được:

+ Có 60 tế bào giảm phân không xảy ra hoán vị.

+ Có 40 tế bào giảm phân xảy ra hoán bị gen.

Xét mỗi tế bào hoán vị gen:

+ Cặp ABab sẽ tạo ra giao tử mang Ab = 0,25.

+ Cặp Dd sẽ tạo ra giao tử mang d = 0,5.

→ Xác suất tạo ra giao tử Abd từ các tế bào giảm phân có hoán vị gen là 0,25.0,5 = 0,125.

→ Có 40 tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 40.4.0,125 = 20 giao tử Abd.

→ Tỉ lệ giao tử Abd nguồn gốc từ các tế bào giảm phân xảy ra hoán vị gen trong tổng số giao tử là 20100x4=25%


Câu 36:

Ở một loài thú: lông đen, nâu và trắng đều được quy định do sự tương tác của gen B,b và C,c quy định. Các alen B và b tương ứng quy định sự tổng hợp các sắc tố đen và nâu. Chỉ khi có alen trội C thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu tại lông. Trong phép lai giữa cá thể có kiểu gen BbCc với cá thể có kiểu gen bbCc thì có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

(1) Màu lông tương ứng của các cá thể bố mẹ nêu trên là đen và nâu.

(2) Tỉ lệ phân li kiểu hình đen : nâu ở đời con là 1 : 1.

(3) 75% số cá thể ở đời con có lông đen.

(4) 25% số cá thể ở đời con có lông trắng

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Đúng. Dựa vào dữ kiện của đề → Màu sắc lông chỉ được biểu hiện khi tế bào có alen C.

→ B-C- : lông đen; bbC-: lông nâu; B-cc,bbcc: lông trắng.

(2) Đúng. Xét phép lai BbCc x bbCc

→ Tỉ lệ lông đen : lông nâu hay B-C-: bbC- = (0,5.0,75) : (0,5.0,75) = 1:1.

(3) Sai. Tỉ lệ cá thể lông đen ở đời con là 0,5.0,75 = 37,5%.

(4) Đúng. Tỉ lệ cá thể lông trắng ở đời con là: B-cc + bbcc = 1 - 0,357×2 = 25%.


Câu 37:

Ở một loài thực vật, cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa hồng. Cho F1 lai với kiểu gen đồng hợp lặn, Fa thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 50% cây hoa hồng : 50% cây hoa trắng. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở Fb thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa đỏ. Có bao nhiêu nhận định nào sau đây đúng?

(1) Màu sắc hoa tuân theo quy luật tương tác bổ sung giữa hai gen không alen.

(2) Ở F2 thu được 3 kiểu gen.

(3) Nếu cho các cây Fa giao phấn với cây F1 thì đời con thu được tối đa 3 kiểu hình.

     (4)Nếu cho các cây Fb giao phấn ngẫu nhiên thì đời con vẫn thu được tỉ lệ kiểu hình như Fb.

Xem đáp án

Đáp án C

Sơ đồ hóa phép lai:

          P: Hoa trắng × hoa đỏ

          F1: 100% hoa hồng.

          F1 lai phân tích:

          Fa: 1 hoa trắng : 1 hoa hồng.

          Fa × Fa : (1 hoa trắng : 1 hoa hồng) × (1 hoa trắng : 1 hoa hồng)

          Fb: 9 hoa trắng : 6 hoa hồng : 1 hoa đỏ.

(1) Sai. Ta nhận thấy ở Fb tuy có tỉ lệ kiểu hình là 9:6:1 rất giống với tỉ lệ tương tác bổ sung giữa hai cặp gen không alen nhưng vì ở Fa có đến 2 kiểu hình tạp giao nên loại trường hợp tương tác bổ sung này.

(2) Đúng.    P: Hoa trắng × hoa đỏ

                    F1: 100% hoa hồng

→ Hoa hồng là kết quả của quy luật trội không hoàn toàn.

→ AA- hoa trắng, Aa- hoa hồng, aa- hoa đỏ.

Ta dễ dàng tìm ra

          Fa: 1AA : 1Aa

          Fb: (3A:1a)(3A:1a) = 9AA : 6Aa : 1aa.

(3) Đúng. Fa × F1: (1AA:1Aa) × Aa → (3A:1a)(1A:1a) → 3AA : 4Aa : 1aa.

(4) Đúng. Vì Fb quần thể cân bằng di truyền nên nếu cho ngẫu phối thì cấu trúc di truyền vẫn không đổi.


Câu 38:

Lai hai cây cà chua thuần chủng (P) khác biệt nhau về hai cặp tính trạng tương phản F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 lai với cây khác, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 4 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân cao, hoa vàng, quả tròn : 4 cây thân thấp, hoa đỏ, quả dài : 4 cây thân thấp, hoa vàng , quả tròn : 1 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân cao, hoa vàng, quả dài : 1 cây thân thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả dài. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, mỗi quá trình sinh học diễn ra bình thường. Các nhận xét nào sau đây là đúng?

(1) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 0,0025.

(2) Cặp tính trạng chiều cao thân di truyền liên kết với cặp tính trạng màu sắc hoa.

(3) Khi cho F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở đời con là 0,05.

     (4)Tần số hoán vị gen là 30%.

Xem đáp án

Đáp án A

Xét riêng tỉ lệ kiểu hình từng tính trạng:

+ Thân cao : thân thấp= (4+4+1+1) : (4+4+1+1) = 1:1 Aa × aa

+ Hoa đỏ :  hoa vàng = 1:1 Bb × bb

+ Quả tròn : quả dài = 1:1 Dd × dd

Vì tỉ lệ thu được khác (1:1)(1:1)(1:1)

Có ít nhất 2 cặp gen di truyền liên kết.

Để xác định gen nào di truyền liên kết, ta ghép tỉ lệ kiểu hình 2 tính trạng lần lượt rồi đối chiếu với số liệu đề cho, cụ thể:

+ Xét tỉ lệ chiều cao cây + màu sắc hoa:

          Cao, đỏ : cao, vàng : thấp, đỏ : thấp, vàng = 5 : 5 : 5 : 5 = 1 : 1 : 1 : 1 khớp với tỉ lệ của AaBb × aabb.

Tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa di truyền phân li độc lập .

+ Xét tỉ lệ chiều cao cây + hình dạng quả:

          Cao, tròn : cao, dài : thấp, tròn : thấp, dài = 5 : 5 : 5 : 5 = 1 : 1 : 1 : 1 khớp với tỉ lệ của AaDd × aadd.

Tính trạng chiều cao cây và hình dạng quả di truyền phân li độc lập.

Tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả di truyền liên kết.

Tỉ lệ thân thấp, hoa vàng, quả dài ở F2 là aabdbd=0,05

Đúng. F1 tự thụ 
Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài ở đời con là 

(2) Sai.

     (3)Sai. F1 tự thụ: 
  Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa đỏ, quả dài ở đời con là  .

     (4)Sai. Tần số hoán vị gen là 20%.


Câu 39:

:

          Phép lai 1: lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và hoa trắng (2) thu được F1 100% hoa trắng.

          Phép lai 2 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) và hoa trắng (3) thu được F1 100% hoa trắng.

          Phép lai 3 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và (3) thu được F1 100% hoa xanh.

Biết quá trình phát sinh giao tử không có đột biến. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đều thu được 25% hoa xanh.

(2) Nếu cho cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì đời sau số cây hoa trắng chiếm 43,75%.

(3) Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.

(4) Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.

Xem đáp án

Đáp án A

Với những bài chưa biết quy luật di truyền Thường hay dựa vào câu hỏi để tìm gợi ý:

+ Nếu màu sắc hoa được di truyền bởi một gen có nhiều alen:

Đề bài cho 3 dòng hoa trắng khác nhau Có ít nhất 3 alen riêng rẽ quy định hoa trắng và 1 alen quy định hoa xanh Mà gen có nhiều alen thì các alen sẽ quy định kiểu hình khác nhau Loại.

+ Nếu màu sắc được di truyền ngoài nhân → phép lai 3 cũng sẽ cho đời con toàn hoa trắng → Loại.

Dựa vào phép lai 3:

Lai hai dòng thuần hoa trắng nhưng thu được đời con toàn màu xanh Có thể là tương tác gen. Ở thí nghiệm có 3 dòng thuần chủng hoa trắng và có cả hoa xanh (2 kiểu hình) Là tương tác bổ sung kiểu 9:7.

Quy ước: A-B-: hoa xanh; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng.

          Phép lai 1: aaBB (1) × aabb (2)

          Phép lai 2: aabb (2) × AAbb (3)

          Phép lai 3: aaBB (1) × AAbb (3)

(1) Sai. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2):

AaBb × aaBB → Tỉ lệ hoa xanh (A-B-) = 50%.

AaBb × AAbb → Tỉ lệ hoa xanh (A-B-) = 50%

     (2) Đúng. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn: AaBb × AaBb → Tỉ lệ hoa trắng chiếm 716=43,75%

(3) Sai.

(4) Sai. Bài này không nặng về tính toán nhưng nặng về biện luận quy luật di truyền.


Câu 40:

Phả hệ dưới đây mô tả bệnh N và T của 2 gia đình, biết bệnh T do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết quần thể của người đàn ông số (8) đang cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,2. Người đàn ông số (9) có mang alen gây bệnh và bệnh đều do 1 gen quy định.

Xác suất cặp vợ chồng (13) – (14) sinh 1 con trai bị cả 2 bệnh gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Đọc phả hệ ta thấy rằng bố mẹ bình thường mà sinh con gái (người số 5) bị bệnh

Alen gây bệnh là alen lặn và nằm trên NST thường. Ta quy ước alen gây bệnh N là a, alen trội bình thường là A.

Người số (7) có kiểu gen là 1AA : 2Aa ( không nên để 13AA : 23Aa vì sẽ tính toán lâu hơn).

Ta thấy người đàn ông số (8) không mang gen bệnh T nên đề cho dữ kiện 0,2 ở trên là về bệnh N.

Người đàn ông (8) có kiểu gen là 2AA : 1Aa

Qua đó ta tìm được kiểu gen của người đàn ông số (13) là

          10AA : 7Aa (tổ hợp (2A:1a) × (5A:1a)).

Người đàn ông (13) bình thường nên kiểu gen của bệnh T sẽ là XBY.

Suy ra kiểu gen tổng thể của người đàn ông số (13) là (10AA:7Aa)XBY.

Giờ ta tìm kiểu gen của người phụ nữ (14), bắt đầu từ người phụ nữ (4) (vì đã biết kiểu gen là aaXbXb) sẽ chắc chắn cho người phụ nữ (10) giao tử aXb, vì người phụ nữ 10 bình thường nên sẽ có kiểu gen Aa XBXb

Người đàn ông số (9) có kiểu gen AaXBY.

Ta tìm được kiểu gen người phụ nữ (14): (1AA:2Aa)(1 XBXB:1XBXb)

Giờ đã có kiểu gen cặp vợ chồng (13)-(14) nên ta qua bước tính toán:

Tuy bố mẹ chưa mang chắc chắn 1 kiểu gen nhưng đề hỏi xác suất chỉ với 1 người con nên ta dùng cách tính của di truyền quần thể: Ở đây ta tách riêng từng tính trạng cho dễ tính:

+ Xác suất bị bệnh N là (10AA:7Aa) × (1AA:2Aa) → (27A:7a)(2A:1a)

+ Xác suất con trai bị bệnh T là: XBY × (1 XBXB:1XBXb) → 18XbY
+ Xác suất con trai bị cả 2 bệnh là: 18x7102=7816


Bắt đầu thi ngay