Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO

Tổng hợp đề ôn luyện thi THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 18)

  • 11525 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là:

Xem đáp án

Đáp án A

Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng, sự đóng mở khí khổng điều tiết quá trình thoát hơi nước này.


Câu 3:

Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ?

Xem đáp án

Đáp án C

Xem bảng “Tiểu địa chất” ở Phụ lục 1.


Câu 4:

Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “Thủy triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quá trình phát triển, tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thủy triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Đây là hoạt động mà tảo vô tình gây ra cho các sinh vật khác → Mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm.


Câu 5:

Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (khoảng 70%), mất qua chất thải và các bộ phận rơi rụng (khoảng 10%), năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn chỉ khoảng 10%, nên chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài.


Câu 6:

Thực vật C được phân bố như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 7:

Đặc điểm nổi bật của hệ động, thực vật trên đảo đại dương là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Đảo đại dương hình thành giữa đại dương được hình thành do núi lửa phun trào, rạn san hô trồi lên do mực nước biển hạ thấp,...không phải đảo do một phần lục địa tách ra nên ban đầu chưa có sinh vật. Về sau mới có một số loài có khả năng vượt biển di cư đến (chim, dơi, sâu bọ, dừa,...) và thương không có thú lớn và lưỡng cư nên nhìn chung hệ động, thực vật nghèo nàn hơn đảo lục địa.

A.   Sai. Do cách li địa lí nên dần dần hình thành nên các loài đặc hữu.

B.   Sai. Do đã hình thành nhiều loài đặc hữu, đảo đại dương thường có hệ động, thực vật giống các đảo đại dương gần đó nhưng hình thành trước.

C.   Sai. Vẫn có nhưng loài không đặc hữu (như cây dừa).


Câu 8:

Hóa chất nào sau đây có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án D

Phenol gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật vì gây biến tính protein nên thường được dùng làm chất tẩy trùng.


Câu 9:

Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong hệ mạch theo chiều:

Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim


Câu 10:

Trong các chùy xinap có các bóng chứa chất trung gian hóa học, chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là:

Xem đáp án

Đáp án D

Mỗi xinap chỉ có một loại chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là Axetincolin và Norađrenalin. Ngoài ra, còn nhiều chất trung gian hóa học khác như Đopamin, Serotonin


Câu 12:

Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ  và Pđx như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Hai dạng Pđ và Pđx chuyển hóa qua lại dưới tác động của ánh sáng:


Câu 13:

Tụy tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môn nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi nồng độ glucozơ trong máu thấp, tuyến tụy tiết ra hoocmon glucagon có tác dụng chuyển glicozen ở gan thành glucozơ đưa vào máu, qua đó làm nồng độ glucozơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định.


Câu 14:

Đặc điểm cấu tạo có ở giới thực vật mà không có ở giới nấm là:

Xem đáp án

Đáp án A

Giới thực vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, tế bào có thành xenlulozơ, có nhiều tế bào chứa lục lạp, có khả năng quang hợp. Hình thức dinh dưỡng: quang tự dưỡng – dùng ánh sáng để tổng hợp nên hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

Giới nấm là sinh vật nhân thực, có thể đơn bào hoặc đa bào, có thành kitin, không có lục lạp.


Câu 15:

Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hóa học chính của màng sinh chất?

Xem đáp án

Đáp án B

Theo mô hình khảm động của màng sinh chất, thành phần chính cấu tạo màng sinh chất là hai lớp photpholipit và protein. Ngoài ra còn có các phân tử Colesteron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất, các thụ thể, lipoprotein, dấu chuẩn


Câu 16:

Vật chất trong chu trình sinh địa hóa được sinh vật sử dụng:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 17:

Điều hòa ngược âm tính diễn ra trong quá tình sinh tinh trùng khi

Xem đáp án

Đáp án B

Cơ chế điều hòa sinh tinh:

+      Vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên tiết ra FSH và LH.

+      FSH kích thích ống sinh tinh sản xuất tinh trùng.

+      LH kích thích tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết ra hoocmon testosteron.

Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao sẽ ức chế tiết ra GnRH, FSH và LH qua đó làm nồng độ testosteron trong máu về mức cân bằng.


Câu 18:

Trong hoạt động hô hấp tế nào, nước được tạo ra trong giai đoạn nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 20:

Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

Xem đáp án

Đáp án D

Diều là bộ phận nằm giữa khoang miệng và dạ dày có tác dụng dự trữ thức ăn và làm mềm thức ăn. Đây là bộ phận được hình thành do sự biến đổi một phần của thực quản.


Câu 21:

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thể hiện chứ năng:

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 22:

Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoảng ở rễ là các ion khoáng

Xem đáp án

Đáp án C

Vì các ion khoáng có thể khuếch tán (từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp) hoặc vận chuyển chủ động. Chứ các ion không thẩm thấu. Chỉ có nước và dung môi mới thẩm thấu.


Câu 24:

Kết quả quan trọng nhất của pha sáng quang hợp là:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để phân li nước. Sản phẩm ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ.


Câu 25:

Hợp chất nào sau đây không được dùng diệt khuẩn trong bệnh viện?

Xem đáp án

Đáp án D

Kim loại nặng không được sử dụng để sát khuẩn trong bệnh viện. Trong bệnh viện, kháng sinh dùng để chữa bệnh (diệt khuẩn có tính chọn lọc); cồn, iot dùng để sát khuẩn vết thương; cồn còn dùng để sát khuẩn các dụng cụ y tế.


Câu 27:

Cho bảng liệt kê tỉ lệ tương đối của các bazơ nitơ có trong thành phần của axit nucleic được tách chiết từ các loài khác nhau:

Loại

Ađenin

Guanin

Timin

Xitozin

Uraxin

I

21

29

21

29

0

II

29

21

29

21

0

III

21

21

29

29

0

IV

21

29

0

29

21

V

21

29

0

21

29

Đặc điểm cấu trúc vật chất di truyền các loài nêu trên, thì có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) ADN loài I có cấu trúc bền vững và nhiệt độ nóng chảy cao.

(2) ADN loài II có cấu trúc kém bền vững và nhiệt độ nóng chảy kém hơn loài I.

(3) Loài III có ADN là mạch kép.

(4) Loài IV có vật chất di truyền là ARN sợi đơn.

(5) Loài V có vật chất di truyền là ARN mạch kép.

Xem đáp án

Đáp án C

Nhiệt độ làm tách 2 mạch của ADN gọi là nhiệt độ nóng chảy của AND. Giữa 2 mạch của ADN được liên kết với nhau bằng liên kết hidro  ADN nào có nhiều liên kết hidro hơn sẽ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

(1) Đúng. Ta thấy A = T, G = X  Phân tử ADN có cấu trúc mạch kép  ADN loài I có cấu trúc bền vững và nhiệt độ nóng chảy cao.

(2) Đúng. Ta thấy A = T, G = X  Cũng là phân tử ADN có cấu trúc mạch kép.

Hloài Ι = 2A + 3G = 2.21 + 3.29 = 129.

Hloài Ι= 2A + 3G= 2.29 + 3.21= 121

 Số liên kết hiđro loài II ít hơn loài I nên kém bền vững và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn loài I.

(3) Sai. Ta thấy A  T, G   Phân tử ADN cấu trúc mạch đơn.

(4) Sai. Ta thấy phân tử ARN có A = U = 21, G = X = 29 → Loài IV có vật chấ tdi truyền là ARN sợi kép.

(5) Sai. Ta thấy A  T, G  X → Phân tử ARN cấu trúc mạch đơn.


Câu 28:

Cho một số bệnh, tật di truyền ở người:

          (1) Bạch tạng.                                      (2) Ung thư máu.                       (3) Mù màu.

          (4) Máu khó đông.                     (5) Dính ngón tay 2-3.                         (6) Túm lông trên tai.

          (7) Bệnh đao.                                       (8) Pheninketo niệu.

Có bao nhiêu bệnh, tật di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính?

Xem đáp án

Đáp án B

Các bệnh tật di truyền liên kết với giới tính là (3), (4), (5), (6).

Trong đó: Bệnh mù màu và máu khó đông là bệnh nằm trên NST giới tính X.

                Dính ngón tay 2 - 3 và túm lông trên tai nằm trên NST giới tính Y.

(1) Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường.

(2) Bệnh ung thư máu do đột biến mất đoạn NST 21 hoặc 22.

(7) Bệnh Đao do đột biến NST dạng thể ba ở NST 21.

(8) Bệnh pheninketo niệu do đột biến gen lặn mã hóa enzim chuyển hóa axitamin pheninalanin thành tirozin và pheninalanin tích tụ gây độc cho thần kinh.


Câu 29:

Khi nói về cơ chế hình thành loài có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hóa vốn gen của các quần thể.

(2) Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra đối với các loài động vật sinh sản hữu tính.

(3) Sự giống nhau giữa hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh sản là luôn cần đột biến tác động trực tiếp lên quần thể đang xét.

(4) Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường xảy ra với các loài thực vật.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) Sai. Môi trường địa lí chỉ tạo điều kiện cho các nhân tố tiến hóa tác động làm thay đổi vốn gen của các quần thể và cách li giúp duy trì sự khác biệt này.

(2) Đúng. Cách li tập tính xảy ra ở các loài sinh sản hữu tính có tập tính giao phối.

(3) Sai. Quá trình hình thành loài (tiến hóa nhỏ) cần có sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể  Có thể hình thành loài nhờ các nhân tố tiến hóa khác như di nhập gen, chọn lọc tự nhiên,… để làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể  Hình thành loài mới khi đã đủ sự khác biệt về vốn gen.

Lưu ý: Ở ý (3), đột biến có xảy ra ở quần thể nào đó và được “di - nhập” đến quần thể đang xét  Đột biến không tác động trực tiếp lên quần thể đang xét.

(4) Đúng. Vì hình thành loài bằng lai xa và đa bội sẽ ảnh hưởng đến thần kinh và giới tính, thường gây chết cho động vật. Ở thực vật không có hệ thần kinh và thường không có nhiễm sắc thể giới tính nên sẽ hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa nhiều hơn ở động vật.


Câu 30:

Xét vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn, thực hiện quá trình tổng hợp 1 phân tử mARN, môi trường nội bào cung cấp 350 Uraxin. Khi nghiên cứu cấu trúc vùng đó, người ta xác định được trên một mạch đơn có số lượng Ađenin là 250. Biết rằng số nucleotit loại Guanin của vùng đó chiếm 30% tổng số nucleotit.

Cho các nhận định sau:

(1) Từ các dữ liệu trên có thể xác định được thành phần các loại nucleotit trên phân tử mARN được tổng hợp từ gen.

(2) Vùng mã hóa trên sẽ mã hóa một chuỗi hoàn chỉnh có 498 axitmain.

(3) Vùng mã hóa trên có tổng số 3900 liên kết hiđro giữa hai mạch đơn.

(4) Số liên kết hóa trị giữa đường đeoxiribozo và nhóm photphat trong vùng mã hóa là 5998.

Có bao nhiêu nhận định trên là đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi thực hiện quá trình tổng hợp 1 phân tử mARN, môi trường nội bào cung cấp 350 Uraxin  nu loại A của một mạch là 350.

Mà một mạch khác có nu loại A là 250  vùng mã hóa trên có 250 + 350 = 600 nu.

Để cho nu loại G chiếm 30%  nu loại A chiếm 20%  nu loại G = 900 nu.

(1) Sai. Ta biết được rU = 350  rA = 250. Ta không tìm được rG và rX.

(2) Đúng. Vùng mã hóa trên có 600+9003=500 bộ ba  có 500 2 = 498 a.a

(3) Đúng. Vùng mã hóa trên có số liên kết hidro là 600.2 + 900.3 = 3900 liên kết.

(4) Đúng. Số liên kết hóa trị giữa đường đeoxiribozo và nhóm photphat trong vùng mã hóa là 2N-2=2.3000-2=5998


Câu 31:

Cho các phát biểu sau về đột biến đa bội:

(1) Thể tự đa bội chỉ được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân.

(2) Sự không phân li toàn bộ bộ nhiễm sắc thể của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên tạo ra thể tự đa bội chẵn.

(3) Thể tự đa bội lẻ thường bất thụ.

(4) Thể dị đa bội có thể được hình thành theo con đường lai xa và đa bội hóa.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Sai. Thể tự đa bội vẫn có thể được tạo ra qua quá trình giảm phân kết hợp thụ tinh.

(2) Đúng. Khi này bộ nhiễm sắc thể của hợp tử được nhân đôi  hình thành thể đa bội chẵn. Vì đây là hợp tử nên sẽ có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái  Ít nhất hợp tử cũng là lưỡng bội nhiễm sắc thể.

(3) Đúng. Người ta ứng dụng cơ chế này để tạo các giống cây cho quả không hạt như dưa hấu không hạt.

(4) Đúng.


Câu 32:

Cho hai cây đều có hai cặp gen dị hợp tử giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Bố mẹ có thể có kiểu gen giống nhau hoặc khác nhau.

(2) Hoán vị gen có thể chi xảy ra ở một trong hai cây.

(3) Hoán vị gen có thể xảy ra ở cả hai cây.

(4) Các gen có thể liên kết hoàn toàn.

Xem đáp án

Đáp án C

Cho hai cây đều có hai cặp gen dị hợp tử giao phấn với nhau nhưng chỉ thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 ( mà mỗi gen quy định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn) Có sự hạn chế kiểu hình  hai cặp gen này cùng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.

+ Nếu cả 2 cây dị hợp đều ABabxABab: liên kết gen hoàn toàn

 Chỉ tạo ra 2 kiều hình (thay vì 3 kiểu hình như đề cho)  Loại.

* Một trong hai cây hoán vị hoặc cả 2 cây hoán vị  Tạo ra đến 4 kiểu hình  Loại.

 

+ Nếu 2 cây có liên kết gen:ABabxABab:
* Liên kết gen hoàn toàn  tạo ra 3 kiểu hình với tỉ lệ 1A-bb:2A-B-:1aaB-Thỏa mãn.

* Một trong hai cây hoán vị (với tần số bất kỳ) tạo ra 3 kiểu hình với tỉ lệ 1A-bb:2A-B-:1aaB-  Thỏa mãn. (Có thể áp dụng tương quan kiểu hình để tính như sau: Tỉ lệ kiểu hình aabb = 0 (vì 1 trong 2 cây không cho giao tử ab)

* Cả cây hoán vị  Tạo ra đến 4 kiểu hình  Loại.

+ Nếu 2 cây có kiểu gen: ABabxABab:
* Liên kết gen hoàn toàn hoặc cây mang kiểu gen ABab hoán vị  tạo ra 3 kiểu hình với tỉ lệ 
1A-bb:2A-B-:1aaB-Thỏa mãn

* Cả cây hoán vị  Tạo ra đến 4 kiểu hình  Loại.

Suy ra

(1) Đúng.                                                               (3) Sai.

(2) Đúng.                                                               (4) Đúng.


Câu 34:

Một loài động vật, alen trội là trội hoàn toàn, tần số alen A = 0,3 và a = 0,7. Cho biết quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm 91%.

(2) Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm 9%.

(3) Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp các thể mang alen lặn là 1317 .

(4) Nếu loại bỏ các cá thể mang kiểu hình lặn và cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì phải sau 2 thế hệ mới cân bằng di truyền.

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Đúng. Tỉ lệ cá thể mang alen lặn trong quần thể chiếm tỉ lệ là: Aa+aa=1-0,32=91%
(2) Sai. Tỉ lệ gen đồng hợp trong số cá thể mang kiểu hình trội chiếm: AAA-=0,321-0,72=317

(3) Sai. Lấy ngẫu nhiên một cá thể trội trong quần thể thì xác suất gặp cá thể mang alen lặn chiếm AAA-=0,3x0,7x21-0,72=1417

(4) Sai. Chỉ sau 1 thế hệ quần thể sẽ cân bằng.


Câu 35:

Ở cá, con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và con cái là XY. Khi cho lai cá đực thuần chủng vảy trắng, to với cá cái thuẩn chủng vảy trắng, nhỏ  thu được 100% cá vảy trắng, to. Cho cá cái F1  lai phân tích Fa thu được tỉ lệ 27 cá vảy trắng, to : 18 cá vảy trắng, nhỏ : 12 cá đực vảy đỏ, nhỏ : 3 cá đực vảy đỏ, nhỏ. Biết tính trạng kích thước vảy do một gen quy định. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng về Fa ?

(1) Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cá vảy trắng, to.

(2) Cá đực vảy trắng, to chiếm tỉ lệ 20%.

(3) Cá cái vảy trắng, nhỏ chiếm tỉ lệ 25%.

(4) Có tối đa 6 kiểu gen.

Xem đáp án

Đáp án B

Xét tính trạng kích thước vảy: to : nhỏ = 30 : 30 = 1 : 1 (theo dữ kiện đề bài ta biết được to trội hoàn toàn nhỏ, D- to, d- nhỏ)

Ta thấy ở Fa cá đực đều có vảy đỏ  gen quy định màu vảy nằm trên NST giới tính X.

Xét tính trạng màu vảy: trắng : đỏ = 45 : 15 = 3 : 1, mà đây là phép lai phân tích. Ta có:
(3:1)(1:1)27:18:12:3

Có hiện tượng di truyền liên kết. Ở  có vảy trắng lai phân tích tạo ra 3 trắng : 1 đỏ

không phải tương tác bổ sung ( nếu bổ sung sẽ là 3 đỏ : 1 trắng)

+ Giả sử đây là tương tác cộng gộp 15:1 (A-B-, A-bb, aaB-: trắng, aabb: đỏ) thì ta có sơ đồ lai:

Đem con cái này lai phân tích 

loại

 

+ Giả sử đây là tương tác át chế 13:3 (A-B-, A-bb, aabb: trắng; aaB-: đỏ)thì ta có sơ đồ lai:


Tỉ lệ cá đực vảy đỏ, nhỏ ở Fa là  
Có hoán vị gen với tần số f = 0,2

 Giả sử đúng.

(1) Sai vì ở Fa có 2 kiều gen vảy trắng, to là 
(2) Đúng vì 
(3) Đúng vì 

(4) Sai vì có 4.2 = 8 kiểu gen


Câu 36:

Ở ruồi giấm, cho con đực mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ thu được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1  giao phối tự do với nhau, đời F2  thu được: 3 con đực mắt đỏ : 4 con đực mắt vàng : 1 con đực mắt trắng : 6 con cái mắt đỏ : 2 con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ  giao phối với con cái mắt đỏ  thì kiểu hình mắt đỏ đời con có tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét tỉ lệ ở F2: 9 mắt đỏ : 6 mắt vàng : 1 mắt trắng  Quy luật tương tác bổ sung.

Quy ước A-B-: mắt đỏ; A-bb, aaB-: mắt vàng; aabb: mắt trắng.

Tính trạng phân bố không đều ở 2 giới  một trong hai cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

(Vì tương tác bổ sung mỗi cặp gen có vai trò như nhau nên ta chọn cặp Bb nằm trên X cho thuận mắt nhìn)

Sơ đồ hóa phép lai: 

Các con đực mắt đỏ ở F2 có tỉ lệ kiểu gen : (1AA : 2Aa)XBY

Các con cái mắt đỏ ở F2 có tỉ lệ kiểu gen : (1AA : 2Aa)(1XBXB : 1XBXb)

Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ đời con có tỉ lệ :

          A-B- = 1-13x13x1-12x14=79


Câu 37:

Ở một loài thực vật, alen A quy định màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây được quy định bởi hai gen, mỗi gen có 2 alen (B, b và D, d) phân li độc lập. Cho thân cây cao, hoa đỏ (P) dị hợp tử về 3 cặp gen trên lai phân tích thu được  có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 7 thân cây cao, hoa đỏ : 18 thân cây cao, hoa trắng : 32 thân cây thấp, hoa trắng : 43 thân cây thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây (P) và tần số hoán vị gen là:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét tính trạng chiều cao ở cây Fa có tỉ lệ: 1 cao : 3 thấp, đây là tương tác gen tương tác bổ sung.

Quy ước: B-D-: thân cao; B-dd, bbD-, bbdd: thân thấp.

Vì tỉ lệ đề bài khác tỉ lệ phân li độc lập là 1:1:1:1:1:1:1:1 → Có liên kết gen (hoặc quan sát các đáp án)

Với bài tập có liên kết gen, ta dựa vào kiểu hình có ít kiểu gen nhất để tính toán:

→ Tỉ lệ thân cây cao, hoa trắng ở Falà: aaB-D- = 0,18.

→ Kiểu gen cây (P) là AbaBDd 


Câu 38:

Khi lai thuận nghịch giữa nòi gà mào hình hạt đào với nòi gà mào hình lá được gà F1  toàn gà mào hình hạt đào. Tiếp tục cho F1 lai với nhau, thu được đời con F2  có tỉ lệ kiểu hình là 9 mào hình hạt đào : 3 mào hình hoa hồng : 3 mào hình hạt đậu : 1 mào hình lá. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Nếu cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn thì đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1.

(2) Hình dạng mào ở gà di truyền theo quy luật phân li độc lập Mensđen.

(3) Kiểu hình mào hạt đào ở F2 do sự tương tác bổ sung giữa hai gen trội không alen tạo thành

(4) Chọn ngẫu nhiên một cặp gà đều có mào hạt đào ở cho lai với nhau, khả năng xuất hiện gà có mào hình lá ở F2 chiếm tỉ lệ 1256

Xem đáp án

Đáp án C.

Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 9:3:3:1 → tương tác bổ sung 9:3:3:1.

Quy ước A-B-: mào hạt đào; A-bb: mào hoa hồng; aaB-: mào hạt đậu; aabb: mào lá.
Đúng. Khi cho F1  lai với cơ thể đồng hợp lặn AaBb x aabb(1)     Đời con thu được tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1.

(2)     Đúng.

(3)     Đúng. Alen A và B đã tương tác bổ sung với nhau quy định mào hạt đào.

(4)     Sai. Để xuất hiện gà mào hình lá thì phải chọn được gà mào hình hạt đào dị hợp 2 cặp gen.

→ Xác suất để chọn được gà mào hình hạt đào dị hợp 2 cặp gen là AaBbA-B-=49
Chọn ngẫu nhiên một cặp gà đều có mào hình hạt đào ở F2 cho lai với nhau, khả năng xuất hiện gà mào hình lá ở F3 chiếm tỉ lệ aabb=49x49x116=181


Câu 39:

Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 10cm. Cây thấp nhất có chiều cao 110 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất thu được F1  . Cho F1  tự thụ phấn thu được F2  . Cho một số phát biểu sau:

(1) Cây cao nhất có chiều cao 170cm.

(2) Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có 4 kiểu gen quy định.

(3) Cây cao 150cm F2chiếm tỉ lệ 1564  .

 

(4) Trong số các cây cao 130cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 15  .

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Cây thấp nhất có kiểu gen aabbdd cao 110cm.

Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất →  di hợp 3 cặp gen (AaBbDd)

(1)   Đúng. Cây cao nhất có kiểu gen AABBDD có chiều cao 110 + 60 = 170cm

Sai. Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 là kiểu hình cai 140cm (chứa 3 alen trội) chiếm tỉ lệ C6326=516

(1)   do 7 kiểu gen quy định. Để đếm khỏi thiếu sót, các em làm như sau:

+ Mỗi alen trội ở một cặp gen: AaBbDd

+ Hai alen trội nằm trên 1 cặp gen, alen trội còn lại nằm trên các cặp gen khác: AABbdd, AAbbDd, AaBBdd, aaBBDd, AabbDD, aaBbDD

Đúng. Tỉ lệ cây thân cao 150cm (chứa 4 alen trội) ở F2là:  C6426=1564

(1)   Đúng.

Tỉ lệ cây thân cao 130cm (chưa 2 alen trội) ở F2C6426=1564

Tỉ lệ cây thân cao 130cm mang kiểu gen đồng hợp là:


Trong số các cây cao 130cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 315=15


Câu 40:

Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người. Bệnh P do một trong hai alen của một kiểu gen quy định, bệnh M do một trong hai alen của một kiểu gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.

(2) Xác suất sinh con thứ nhất bị cả hai bệnh của cặp (12) - (13) là 512  .

(3) Người số 7 không mang alen quy định bệnh P.

(4) Xác suất sinh con thứ nhất là con gái và không bị bệnh của cặp (12) - (13) là 512.

Xem đáp án

Đáp án A

Xét bệnh P: Bố mẹ (6) - (7) bình thường sinh con (11) bị bệnh → alen lặn gây bệnh.

Xét bệnh M: Bố mẹ (1) - (2) bình thường sinh con (5) bị bệnh → alen lặn gây bệnh.

Quy ước:      A: không bị bệnh P;   a: bị bệnh P

                    M: không bị bệnh M;   m: bị bệnh M

Người số (11) bị cả hai bệnh nên sẽ có kiểu gen aaXmXm
→ Người số (7) bị bệnh M, không bị bệnh P có kiểu gen là AaXmY
→ Người số (6) không bị cả hai bệnh M và P có kiểu gen là  AaXMXm
Người số (5) bị bệnh M nên sẽ có kiểu gen A-XmY
Người số 3 bị bệnh P, không bị bệnh M có kiểu gen aaXMX-

Người số (8) bị bệnh P có kiểu gen aa

→ Người số (4) không bị bệnh P, bị bệnh M có kiểu gen AaXmY
Mà người số (4) truyền cho người số (8) alen Xa→ Người số 8 có kiểu gen chính xác là aaXMXm
Người số (10) không bị bệnh P và M nhưng nhận alen a của mẹ → Kiểu gen người số (10) là AaXMY
Người số (14) bị bệnh P sẽ có kiểu gen là aaXMX-
Người số (9) không bị bệnh P và M mà truyền alen a cho người số (14) nên sẽ có kiểu gen là AaXMY

(1)   Sai. Xác định được chính xác kiểu gen của 7 người trong phả hệ gồm 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

(2)   Sai.

Xét bệnh P:

Bố mẹ (6) - (7) không bị bệnh P có kiểu gen AaxAa
→ Sinh người số (12) có xác suất kiểu gen là AA: 2Aa23A;13a
Người số (8) bị bệnh P sinh con người số (13) bình thường → Người số (13) mang kiểu gen

Người số (12) - (13) sinh con bị bệnh P là 13a.12a=16

Xét bệnh M:

Người số (12) không bị bệnh M có kiểu gen XMYGiao tử
Người số (8) - (9) có kiểu gen 
→ Người số (13) bình thường có xác suất kiểu gen là 
→ Giao tử 
Người số (12)  -(13) sinh con bị bệnh M là 12.14=18
Xác suất cặp số (12)-(13) sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh là 16.18=148

 Sai. Người số (7) mang alen gây bệnh P

Đúng. Xác suất sinh con thứ nhất là con gái mà không bị bệnh của cặp (12) - (13) là 


Bắt đầu thi ngay