Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Vật lý Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí (Đề 18)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí (Đề 18)

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Vật Lí (Đề 18)

  • 165 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Biểu thức liên hệ giữa li độ x và gia tốc a trong dao động điều hòa là

Xem đáp án

Biểu thức liên hệ giữa gia tốc a và li độ x trong dao động điều hòa

a=ω2x. Chọn C


Câu 3:

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

Xem đáp án

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau và bằng hf. Chọn C


Câu 4:

Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn

Xem đáp án

Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn số nơtron mà chỉ có bải toàn số nuclôn, bảo toàn năng lượng toàn phần và bảo toàn động lượng. Chọn D


Câu 5:

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Dao động tổng hợp của vật có biên độ cực đại khi hai dao động thành phần

Xem đáp án

Biên độ dao động tổng hợp cực đại khi hai dao động thành phần là cùng pha.

Chọn A


Câu 6:

Cho các bộ phận sau: (1) micro; (2) loa; (3) anten thu; (4) anten phát; (5) mạch biến điệu; (6) mạch tách sóng. Bộ phận có trong sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản là

Xem đáp án

Sơ đồ mạch thu,phát sóng:

I.Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản.

(1): Micrô

(2): Mạch phát sóng điện từ cao tần.

(3): Mạch biến điệu.

(4): Mạch khuyếch đại.

(5): Anten phát.

Cho các bộ phận sau: (1) micro; (2) loa; (3) anten thu; (4) anten phát; (5) mạch biến điệu; (6)  (ảnh 1)

II.Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản.

(1): Anten thu.

(2): Mạch chọn sóng.

(3): Mạch tách sóng.

(4): Mạch khuyếch đại dao động điện từ âm tần.

(5): Loa.

Cho các bộ phận sau: (1) micro; (2) loa; (3) anten thu; (4) anten phát; (5) mạch biến điệu; (6)  (ảnh 2)

Chọn A

 


Câu 9:

Tại một nơi trên mặt đất, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn

Xem đáp án

Chu kì của con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng vật nặng, do vậy việc tăng giảm khối lượng của vật thì chu kì vật vẫn không đổi. Chọn B


Câu 10:

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không có chung

Xem đáp án

Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không có chung khả năng ion hóa không khí.

Chọn A


Câu 11:

Chọn phát biểu đúng khi nói về dòng điện trong kim loại?

Xem đáp án

Ở nhiệt thấp, dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm. Chọn D


Câu 13:

Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

- Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

- Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

- Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

- Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số gấp 2 lần tần số của li độ.

Chọn C


Câu 14:

Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động

Xem đáp án

Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động cùng pha. Chọn A


Câu 15:

Hàn điện là một ứng dụng của

Xem đáp án

Hàn điện là một ứng dụng của máy biến áp. Chọn D


Câu 16:

Số nuclôn trong hạt nhân 86222Ra  là bao nhiêu?

Xem đáp án

Số nuclôn trong hạt nhân R86222a là 222. Chọn B


Câu 19:

Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là

Xem đáp án

Tần số của máy phát f=pn60n=60fp=60.504=750 vòng/phút. Chọn B


Câu 21:

Trên một sợi dây có sóng dừng, hai điểm M và N là hai nút sóng gần nhau nhất. Hai điểm P và Q trên sợi dây, trong khoảng giữa M và N. Các phần tử vật chất tại P và Q dao động điều hòa

Xem đáp án

Sóng dừng, P và Q thuộc cùng một bụng sóng nên dao động cùng pha nhau.

Chọn D


Câu 25:

Cho hạt nhân nguyên tử Liti L37i có khối lượng 7,0160u. Cho biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân liti bằng

Xem đáp án

Wlk=((AZ)mn+Z.mpmLi).c2=(3.1,0073+4.1,00877,0160).931=37,89(MeV)

Wlkr=WlkA=37,897=5,413 MeV/nuclon. Chọn A 


Câu 27:

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện tích ở một bản tụ điện trong mạch dao động LC lí tưởng có dạng như hình vẽ bên. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao động LC có giá trị là

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện tích ở một bản tụ điện trong mạch dao động LC lí tưởng có dạng như hình vẽ bên (ảnh 1)

Xem đáp án

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện tích ở một bản tụ điện trong mạch dao động LC lí tưởng có dạng như hình vẽ bên (ảnh 2)

Mỗi ô có khoảng thời gian là 13104 .s

Từ đồ thị ta có 3 ô (từ ô thứ 2 đến ô thứ 5 có 5T/4 = 104s):

5T4=104sT=0,8.104sf=1T=1040,8Hz=1,25.104Hz.

ω=2πT=2π0,8.104=2,5.π.104πrad/s

I0=ω.Q0=2,5π.104.5.106=0,125π(A).

 Chọn B


Câu 28:

Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần một điện áp xoay chiều có biểu thức u=U0cosωtπ6V thì cường độ dòng điện trong mạch là i=I0cosωt+φA. Giá trị của φ

Xem đáp án

Đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần thì dòng điện trễ pha 0,5π  so với điện áp φ=2π3  rad.  Chọn D


Câu 31:

Mạch điện xoay chiều AB gồm R, L, C mắc nối tiếp. Điện áp uAB=1202cos120πtV. Biết L=14πH,  C=10248πF , R là biến trở. Khi R = R1 và R = R2 thì công suất mạch điện có cùng giá trị P=576W.  Khi đó R1 và R2 có giá trị lần lượt 1à:

Xem đáp án

Cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch ZL=30  Ω ,ZC=40  Ω .

Công suất tiêu thụ của mạch

P=U2RR2+ZLZC2R2UPR+ZLZC2=0R225R+100=0.

 --> Phương trình trên cho ta hai nghiệm R1=20  Ω ,R2=5  Ω.

Chọn C


Câu 32:

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm, màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng D có thể thay đổi được. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ380 nmλ760 nm.  M và N là hai điểm trên màn cách vị trí vân sáng trung tâm lần lượt là 1,8 mm  2,7 mm. Ban đầu, khi D=D1=0,6 m  thì tại M là vân sáng và tại N là một vân giao thoa. Tịnh tiến màn từ từ dọc theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe và lại gần hai khe từ vị trí cách hai khe một đoạn D1  đến vị trí cách hai khe một đoạn D=D2=0,3 m.  Trong quá trình dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN tăng thêm 8 vân. Bước sóng l bằng

Xem đáp án

Khi D = D1 = 0,6 m thì:

OM=kMλD1aON=kNλD1a1,8.103=kMλ.0,60,5.1032,7.103=kNλ.0,60,5.103kM.λ=1,5μmkN.λ=2,25μmλ=1,5(μm)kMkN=kM.32

Lập bảng với x = kM; f(x) = l; g(x) = kN ta có: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe cách nhau 0,5 mm , màn quan sát cách mặt phẳng chứa hai khe một khoảng  D (ảnh 1)

Với 0,38 μmλ0,76 μm  và kM là số tự nhiên và kN còn lại là số tự nhiên hoặc số bán nguyên Þ chọn: kM = 2; l = 0,75µm; kN = 3 (TH1) hoặc kM = 3; l = 0,5µm; kN = 4,5 (TH2).

Khi D = D2 = 0,3m thì i' = i/2 do đó theo TH 1: tại M có k'N=2kN=6 và tại N có k'M=2kM=4

Theo TH 2: tại M có k'N=2kN=9 và tại N có k'M=2kM=6

Xét TH1 với M và N cùng bên vân sáng trung tâm số vân sáng lúc đầu và sau là: 2 và 3 Þ tăng 1 vân

với M và N hai bên vân sáng trung tâm số vân sáng lúc đầu và sau là: 6 và 11 Þ tăng 5 vân

Xét TH2 với M và N cùng bên vân sáng trung tâm số vân sáng lúc đầu và sau là: 2 và 4 Þ tăng 2 vân

với M và N hai bên vân sáng trung tâm số vân sáng lúc đầu và sau là: 8 và 16 Þ tăng 8 vân

Vậy TH2 thoả mãn giả thuyết bài toán với M và N hai bên VSTT Þ l = 0,5 µm

Chọn C


Câu 33:

Để chu kì con lắc đơn tăng thêm 5% thì phải tăng chiều dài của nó thêm
Xem đáp án

Ta có:

T'=T+5%T=1,05Tl'=1,052.l=1,1025.l=110,25%l

 Chiều dài con lắc đơn cần tăng thêm 10,25%.

Chọn C


Câu 34:

Ở mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa, cùng pha theo phương thẳng đứng. Ax là nửa đường thẳng nằm ở mặt chất lỏng và vuông góc với AB. Trên Ax có những điểm mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại, trong đó M là điểm xa A nhất, N là điểm kế tiếp với M, P là điểm kế tiếp với N và Q là điểm gần A nhất. Biết MN = 22,25 cm; NP = 8,75 cm. Độ dài đoạn QA gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa, cùng pha theo phương thẳng đứng. Ax là nửa đường thẳng  (ảnh 1)

+ Xét điểm C bất kỳ dao động với biên độ cực đại trên Ax ta có:

BCAC=kλBC2AC2=AB2AC=AB22kλkλ2.

+ M là điểm xa nhất ta lấy k=1AM=AB22λλ21.

+ N là điểm kế tiếp ta lấy k=2AN=AB24λ2.λ22.

+ P là điểm kế tiếp ta lấy k=3AP=AB26λ3.λ23.

+ Từ (1) (2); (3) ta tìm được λ = 4 cm và AB = 18 cm. Lập tỉ số ABλ=4,5

Điểm Q gần A nhất ứng với k = 4 ta có: AQ=1828.44.422,125cm. Chọn C


Câu 35:

Một đoạn mạch điện AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ từ cảm L, điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên, M là điểm nối giữa cuộn cảm L và điện trở R, N là điểm nối giữa R và tụ điện C. Cho đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc theo thời gian của các điện áp tức thời uAN, uMB như hình vẽ. Biết cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là 42 A. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch và điện áp U hai đầu đoạn mạch điện AB gần nhất với giá trị nào sau đây?

Một đoạn mạch điện AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ từ cảm L, điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên,  (ảnh 1)

Xem đáp án

Một đoạn mạch điện AB gồm cuộn dây thuần cảm có độ từ cảm L, điện trở thuần R và tụ điện C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên,  (ảnh 2)

  uANsớm pha π2  so với uMB 

Xét tam giác vuông ANB vuông tại A:

 ZANZMB=U0ANU0MB=4ô3ô=43=>ZAN=43ZMB.

 ZAN=U0ANI0=200422=25Ω=R2+ZL2(1)

  tanα=ZMBZAN=34=RZL=>ZL=43R.(2)

Từ (1) và (2) suy ra: R=15Ω ZL=20Ω

  ZMB=U0MBI0=150422=18,75Ω=R2+ZC2(3)

Ta có: tanβ=ZANZMB=43=RZC=>ZC=34R=11,25Ω

P=I2R=(42)2.15=480W

U=I.Z=(42)152+(2011,25)2=98V.

Chọn D


Câu 36:

Công thoát của các chất canxi, kali, bạc và đồng lần lượt là: 2,89 eV; 2,26eV; 4,78 eV và 4,14 eV. Để đồng thời gây ra hiệu ứng quang điện với hai kim loại mà chỉ sử dụng một chùm bức xạ đơn sắc thì bước sóng λ của chùm bức xạ đó phải thoả mãn điều kiện:

Xem đáp án

Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện λλ0  chỉ xảy ra hiện tượng quang điện với chùm bức xạ có bước sóng từ 0,30 μm < λ ≤ 0,43 μm. Chọn D


Câu 38:

Lúc đầu một mẫu 84210Po,  nguyên chất phóng xạ α  chuyển thành một hạt nhân bền. Biết chu kì phóng xạ của 84210Po  là 138 ngày. Ban đầu có 2 (g) 84210Po  Tìm khối lượng của mỗi chất ở thời điểm t, biết ở thời điểm này tỷ số khối lượng của hạt nhân con và hạt nhân mẹ là 103: 15?

Xem đáp án

Ta có: N0=m0210NA=5,735.1021

 mPbmPo=MPbMPo.N0NN=206210.N0NN=10315N=N08=0,7169.1021mPo=0,25g.

N0N=5,0181.1021mPb=206.N0NNA=1,717g.

Chọn B


Câu 39:

Cho một hệ cơ học đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Hai lò xo lý tưởng có độ cứng lần lượt là k1 = 20 N/m, k2 = 30 N/m. Các vật nhỏ có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g; Dây nối 2 vật nhẹ, không giãn. Ban đầu hệ cân bằng, các vật nằm yên thì tổng độ giãn của 2 lò xo là 20 cm và khoảng cách giữa hai vật là 5 cm. Cắt dây nối hai vật để 2 vật dao động điều hòa. Kể từ lúc cắt dây đến khi tốc độ tương đối của hai vật bằng 100 cm/s lần thứ nhất thì khoảng cách giữa chúng gần với giá trị nào sau đây nhất?

Cho một hệ cơ học đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Hai lò xo lý tưởng có độ cứng lần lượt là k1 = 20 N/m, k2 = 30 N/m (ảnh 1)

Xem đáp án

+ Tần số góc của 2 con lắc bằng nhau: ω1=ω2=km=10  rad/s.

+ Khi 2 vật cân bằng còn dây nối:   k1Δl01=k2Δl02Δl01+Δl02=20cmΔl01=12cmΔl02=8cm

+ Vật nhỏ mỗi con lắc dao động điều hòa quanh vị trí lò xo tương ứng không biến dạng

Cho một hệ cơ học đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Hai lò xo lý tưởng có độ cứng lần lượt là k1 = 20 N/m, k2 = 30 N/m (ảnh 2)

+ Chiều dương như hình vẽ, gốc thời gian lúc cắt dây thì:

Phương trình tọa độ vật m1( xét quanh O1):

Cho một hệ cơ học đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Hai lò xo lý tưởng có độ cứng lần lượt là k1 = 20 N/m, k2 = 30 N/m (ảnh 3)

Phương trình tọa độ vật m2( xét quanh O2):

Cho một hệ cơ học đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Hai lò xo lý tưởng có độ cứng lần lượt là k1 = 20 N/m, k2 = 30 N/m (ảnh 4)

+ Vận tốc tương đối của vật 1 đối với vật 2:

  v12=v1san+vsan2v12=v1v2=120sin10t80sin10t=200sin10thay v12=200cos10t+π2cm/s.

Độ lớn vận tốc tương đối (tốc độ) đạt 100 cm/s khi t=T12 , lúc này x1=12cos10.T12=63cm; x2=8cos10.T12+π=43cm (tọa độ tính với các gốc riêng là vị trí lò xo không biến dạng tương ứng). Từ đây ta được khoảng cách giữa 2 vật khi đó là d=20+5(63+43)=7,68cm.

Chọn A


Bắt đầu thi ngay