IMG-LOGO

30 đề thi THPT Quốc gia môn Vật lí năm 2022 có lời giải (Đề 22)

  • 7114 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điện năng truyền tải đi xa thường bị tiêu hao, chủ yếu do tỏa nhiệt trên đường dây. Gọi R là điện trở đường dây, P là công suất được truyền đi, U là điện áp tại nơi phát, cosφ là hệ số công suất  của mạch điện thì công suất tỏa nhiệt trên đường dây là

Xem đáp án

Phươngpháp: 
Công suất tỏa nhiệt trên đường dây tải điện: ΔP=I2R=P2(Ucosφ)2R

Cách giải: 

Công suất tỏa nhiệt trên đường dây là: ΔP=P2(Ucosφ)2R

Chọn A


Câu 2:

Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có dòng điện với cường độ I chạy qua. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại một điểm cách dây một đoạn r được tính bởi công thức

Xem đáp án

Phương pháp: 

Độ lớn cảm ứng từ gây ra bở dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài: B=2.107Ir

Cách giải: 

Độ lớn cảm ứng từ do dòng điện gây ra là: B=2.107Ir

Chọn D


Câu 3:

Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm 2 trong 3 phần tử R, L, C mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức: u=U0cos100πtπ6 và i=I0cos100πt+π4. Mạch điện gồm

Xem đáp án

Phương pháp: 

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện: tanφ=ZLZCR với φ=φuφi

Cách giải: 

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là:

φ=φuφi=π6π4=5π12  (rad)

→ điện áp trễ pha hơn cường độ dòng điện 

→ mạch điện chứa hai phần tử R và C 

Chọn C


Câu 4:

Một con lắc lò xo nằm ngang, người ta kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ 5 cm thì chu kì dao động là 1,0 s. Nếu kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ 10 cm thì chu kì dao động là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Chu kì của con lắc lò xo: T=2πmk

Cách giải: 

Chu kì của con lắc lò xo phụ thuộc vào khối lượng vật nặng và độ cứng của lò xo, không phụ thuộc vào biên độ dao động 

→ Chu kì dao động của con lắc là: T=1s

Chọn D


Câu 5:

Để có hiện tượng sóng dừng trên dây một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định, một đầu tự do, thì chiều dài l của sợi dây phải thỏa mãn điều kiện

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điều kiện xảy ra sóng dừng trên dây một đầu cố định, một đầu tự do: l=(2k+1)λ4(kN)

Cách giải: 

Điều kiện xảy ra sóng dừng trên dây một đầu cố định, một đầu tự do: l=(2k+1)λ4(kN)

Chọn C


Câu 6:

Chọn câu sai. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A là một dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với hai dao động thành phần và có biên độ là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Biên độ dao động tổng hợp: A=A12+A22+2A1A2cosΔφ

Cách giải: 

Biên độ dao động tổng hợp là: A=A12+A22+2A1A2cosΔφ

Với Δφ=π2A=A2A đúng 

Với Δφ=0A=2AB đúng 

Với Δφ=2π3A=AC đúng 

Với Δφ=π3A=A3D sai 

Chọn D


Câu 7:

Đặt điện áp xoay chiều u=U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại, U và I là điện áp và cường độ dòng điện hiệu dụng, u và i là giá trị tức thời. Hệ thức nào sau đây sai?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Đoạn mạch chứa điện trở thuần, điện áp cùng pha với cường độ dòng điện

Cách giải: 

Đoạn mạch chứa điện trở thuần → điện áp cùng pha với cường độ dòng điện

Hệ thức không đúng là: u2U02+i2I02=1

Chọn B


Câu 8:

Một cây cầu bắc ngang qua sông Phô-tan-ka ở thành phố Xanh Pê-téc-bua (Nga) được thiết kế xây dựng đủ vững chắc, có thể cho cùng lúc 300 người đi qua mà cầu không sập. Năm 1906 có một trung đội bộ binh gồm 36 người đi đều bước qua cây cầu làm cho cây cầu gãy. Sự cố gãy cầu là do

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng lý thuyết dao động cưỡng bức và cộng hưởng

Cách giải: 

Sự cố gãy cầu là do xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ ở cầu

Chọn B


Câu 9:

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=Acos(ωt+φ) với A>0,ω>0. Biên độ của dao động là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Phương trình dao động điều hòa: x=Acos(ωt+φ)

Trong đó: x là li độ 

A là biên độ dao động 

ω là tần số góc 

φ là pha ban đầu 

(ωt + φ) là pha dao động 

Cách giải: 

Phương trình dao động: x=Acos(ωt+φ) có biên độ dao động là A

Chọn D


Câu 10:

Để phân loại sóng ngang, sóng dọc, người ta dựa vào

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sóng ngang là sóng cơ có các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng Sóng dọc là sóng cơ có các phần tử môi trường dao động theo phương truyền sóng

Cách giải: 

Để phân biệt sóng ngang, sóng dọc, người ta dựa vào phương dao động và phương truyền sóng

Chọn C


Câu 12:

Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều u=2003cos(120πt) V

Xem đáp án

Phương pháp: 
Điện áp hiệu dụng: U=U02

Cách giải: 

Điện áp hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là: U=U02=20032=1006(V)

Chọn D


Câu 13:

Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình vận tốc v=20πcos2πt+3π4cm.s1. Lúc vật chuyển động

Xem đáp án

Phương pháp: 

Phương trình vận tốc: v=ωAcos(ωt+φ)

Phương trình gia tốc: a=ω2Acosωt+φ+π2

Cách giải: 

Phương trình vận tốc của chất điểm là: 

v=20πcos2πt+3π4(cm/s)a=40π2cos2πt+5π4(cm)

Ở thời điểm t = 0,5 s, ta có: a=20π22(cm)>0v=10π2(cm/s)>0

→ Vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương 

Chọn A


Câu 14:

Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa với biên độ F0 và tần số f1 = 6 Hz thì biên độ dao động ổn định là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2 = 10 Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A2

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tần số của con lắc lò xo: f0=12πkm

Con lắc dao động với biên độ lớn nhất khi tần số của lực cưỡng bức: f=f0

Cách giải: 

Tần số của con lắc lò xo là: f0=12πkm=12π1000,15,03 (Hz)

Nhận xét: tần số f1 gần với tần số dao động riêng f0 của con lắc hơn tần số f2

→ Biên độ A1 > A2 

Chọn C


Câu 15:

Để xác định điện động E của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình bên (H1).  Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của 1I (nghịch đảo số chỉ của ampe kế A) vào giá trị R của biến trở như hình bên (H2). Giá trị trung bình của E được xác định bởi thí nghiệm này là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị

Công thức định luật Ôm: I=ER+R0+r

Cách giải: 

Từ đồ thị ta thấy có 2 cặp giá trị 1I;R là (60;40) và (100;80)

Ta có công thức định luật Ôm: 

I=ER+R0+r1I=R+R0+rE

Thay các cặp giá trị vào công thức, ta có:

60=40+R0+rE100=80+R0+rER0+r=20(Ω)E=1(V)

Chọn C


Câu 16:

Vật sáng AB có dạng đoạn thẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính (A nằm trên trục chính) của thấu kính phân kỳ. Khi tịnh tiến AB dọc theo trục chính ra xa thấu kính thì ảnh A’B’ của AB cho bởi thấu kính

Xem đáp án

Phương pháp: 

Ảnh dịch chuyển cùng chiều với vật 

Độ phóng đại của ảnh: k=d'd=ffd

Thấu kính phân kì có k < 0 

Cách giải: 

Vật dịch chuyển ra xa thấu kính → ảnh dịch chuyển ra xa thấu kính và dịch chuyển lại gần tiêu điểm ảnh của thấu kính 

Độ phóng đại của ảnh là: k=ffd

Vật dịch chuyển ra xa thấu kính → d tăng → k giảm → độ cao của vật nhỏ dần 

Chọn B


Câu 17:

Một sóng cơ truyền trên mặt nước với tần số 5 Hz. Tại thời điểm t vị trí các phần tử mặt nước có dạng như hình vẽ. Trong đó khoảng cách từ vị trí cân bằng của A đến vị trí cân bằng của Q là 15 cm và điểm P đang từ vị trí cân bằng của nó đi lên. Sóng này truyền từ

Xem đáp án

Phương pháp: 

Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong 1 chu kì 

Vận tốc truyền sóng: v = λf 

Sử dụng tính chất hướng truyền sóng và chiều dao động của phần tử môi trường

Cách giải: 

Ta có hình vẽ biểu diễn mối liên hệ giữa chiều truyền sóng và chiều dao động của phần tử môi trường:

Điểm P đang có xu hướng đi xuống → sóng truyền từ phải qua trái (truyền từ B đến A)

Từ hình vẽ ta thấy khoảng cách giữa hai điểm A, Q là: 

AQ=3λ4=15(cm)λ=20(cm)

Vận tốc truyền sóng là: v = λf = 20.5 = 100 (cm/s) = 1 (m/s) 

Chọn B


Câu 18:

Một bóng đèn sợi tóc có ghi 220 V – 100 W được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V. Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1 giờ là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điện năng tiêu thụ của thiết bị điện: A = P.t 

Cách giải: 

Điện năng tiêu thụ của đèn trong 1h là: 

A = P.t = 100.3600 = 360000 (J) = 100 (Wh) 

Chọn A


Câu 19:

Thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp cùng pha. Biết bước sóng bằng 20 cm. Nếu điểm M nằm trên đường cực tiểu giao thoa thì hiệu đường đi từ hai nguồn đến điểm M có thể là giá trị

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điều kiện điểm cực tiểu giai thoa: d2d1=k+12λ

Cách giải: 

Điểm M là cực tiêu giao thoa có:

d2d1=k+12λ=k+12.20=20k+10(cm) với k=0;±1;±2

Với k = 2 → d = 50 cm 

Chọn A


Câu 20:

Chọn câu đúng. Đưa quả cầu tích điện Q lại gần quả cầu M nhỏ, nhẹ, bằng bấc, treo ở đầu một sợi chỉ thẳng đứng. Quả cầu bấc M bị hút dính vào quả cầu Q. Sau đó thì

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau 

Cách giải: 

Quả cầu M bị hút dính vào quả cầu Q → sau đó hai quả cầu có điện tích cùng dấu

→ Quả cầu M bị đẩy lệch về phía xa Q 

Chọn A


Câu 21:

Một đèn điện mắc vào điện áp xoay chiều 2002cos100πt (V). Đèn chỉ sáng khi điện áp tức thời hai đầu đèn có độ lớn u1002V. Số lần đèn tắt trong 1 s là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Chu kì: T=2πω

Trong 1 chu kì, đèn tắt 2 lần 

Cách giải: 

Nhận xét: trong 1 chu kì, đèn tắt 2 lần 

Chu kì của dòng điện là: T=2πω=2π100π=0,02(s)

Trong 1 s, số chu kì của dòng điện là: n=tT=10,02=50

Số lần đèn tắt trong 1 s là: N=2n=100 (lần) 

Chọn B


Câu 22:

Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g bằng phép đo gián tiếp. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1,919 ± 0,001 (s) và l = 0,900 ± 0,002 (m). Bỏ qua sai số của số π. Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Chu kì của con lắc đơn: T=2πlg

Áp dụng công thức tính sai số của một tích và một thương 

Cách giải: 

Chu kì của con lắc đơn là: 

T=2πlgg=4π2lT2g¯=4π2l¯T¯2=4.π2.0,91,9192=9,648m/s2

Sai số của phép đo là: 

Δgg¯=Δll¯+2ΔTT¯Δg9,648=0,0020,9+20,0011,919Δg=0,031m/s2g=9,648±0,031m/s2

Chọn D


Câu 23:

Phương trình sóng tại nguồn O có dạng uO=Acosωtπ2cm. Sóng truyền dọc theo phương Ox với biên độ A và bước sóng λ không đổi. Điểm M trên phương Ox, cách O một đoạn OM=λ6 vào thời điểm t=π2ω có li độ bằng 3cm.. Biên độ A có giá trị bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Phương trình sóng tổng quát: uM=Acosωtπ22πdλ

Thay các giá trị t, x vào phương trình sóng

Cách giải: 

Phương trình sóng tại điểm M là:

uM=Acosωtπ22πdλ=Acosωtπ2π3

Tại thời điểm t, điểm M có li độ là: 

uM=Acos2ππ2π3=3A=2(cm)

Chọn C


Câu 24:

Ở cùng một nơi trên Trái Đất, các con lắc đơn dao động điều hòa. Con lắc đơn có chiều dài l1 dao động điều hòa với chu kì T1, con lắc đơn có chiều dài l2 dao động điều hòa với chu kì T2. Con lắc đơn có chiều dài 2l1+3l2 dao động điều hòa với chu kì

Xem đáp án

Phương pháp: 

Chu kì của con lắc đơn: T=2πlg

Cách giải: 

Chu kì của con lắc đơn là: T=2πlgl=gT24π2l~T2

→ Chu kì của con lắc đơn có chiều dài 2l1+3l2 là: 4T12+9T22

Chọn D


Câu 25:

Đặt điện áp xoay chiều u=200cos100πt+π4V vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được, điện trở R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự. Điều chỉnh L thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại bằng 2002V. Khi đó biểu thức  điện áp giữa hai đầu tụ điện là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Hệ quả khi L thay đổi để ULmax:UURC¯UCULmax=ULmax2U2

Cách giải: 
Khi L thay đổi để ULmax, ta có: 

UCULmax=ULmax2U2UC=ULmax2U2ULmax=20022100222002=3002(V)U0C=UC2=300(V)

Lại có:

φC<φRCφC<π4φC=5π12(rad)

Mà φC<φRCφC<π4φC=5π12(rad)

uC=300cos100πt5π12(V)

Chọn C


Câu 26:

Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Gọi M là điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường thẳng Ax vuông góc với AB, MA = AB. Biết phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 3 cực tiểu giao thoa. Số cực tiểu giao thoa trên đoạn thẳng MB là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điều kiện một điểm là cực đại giao thoa: d2d1=kλ

Cách giải: 

Nhận xét: giữa M và đường trung trực của AB có 3 cực tiểu giao thoa

→ Tại M là cực đại bậc 3 (k = 3) 

Ta có hình vẽ:

Tại điểm M có: 

MBMA=3λ2AB2AB=3λAB=3λ21=7,24λ

Số cực tiểu trên đoạn IB là: n=ABλ=7

Số cực tiểu trên đoạn IM là: 3 

Số cực tiểu trên đoạn MB là: 3 + 7 = 10 

Chọn A


Câu 27:

Đặt điện áp u=2002cos(100πt) (u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R=50Ω mắc nối tiếp với đoạn mạch X. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch là  Biết ở thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu AB có giá trị 2002V; ở thời điểm t+1300s, cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch bằng không và đang giảm. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch X là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Độ lệch pha theo thời gian: Δφ=ωΔt

Sử dụng vòng tròn lượng giác 

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch: P=UIcosφ

Công suất tiêu thụ của điện trở: PR=I2R

Cách giải: 

Ban đầu điện áp có giá trị u=U0

Khoảng thời gian 1300s tương ứng với góc quét là:

 Δφ=ωΔt=100π.1300=π3(rad)

Cường độ dòng điện qua mạch bằng 0 và đang giảm, ta có vòng tròn lượng giác:

Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp góc: φ=π6(rad)

Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là: 

PX=PPR=UIcosφI2RPX=200.3.cosπ632.50=150(W)

Chọn C


Câu 28:

Cho một vật có khối lượng m = 200 g tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với phương trình lần lượt là x1=3sin20t+π2cm và x2=2cos20πt+5π6cm.

Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật tại thời điểm t=π120s là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng máy tính bỏ túi để tìm biên độ dao động tổng hợp

Hợp lực tác dụng lên vật: F=kx=mω2x

Cách giải: 

Ta có phương trình dao động: x1=3sin20t+π2=3cos(20t)

Sử dụng máy tính bỏ túi, ta có: 

30+25π6=1π2A=1(cm)φ=π2(rad)x=1cos20t+π2(cm)

Tại thời điểm π120s, li độ của vật là

x=cos20π120+π2=0,5(cm)=0,005(m)

Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là:

F=mω2x=0,2.202.0,005=0,4(N)

Chọn A


Câu 29:

Một hòn đá được thả rơi tự do xuống một giếng cạn nước hình trụ có đường kính 120 cm. Một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng, sau 3 s kể từ lúc thả thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s. Lấy g=9,8m/s2. Thể tích của giếng có giá trị gần đúng là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Thời gian hòn đá rơi: t=2hg

Thời gian âm thanh truyền trong không khí: t=hv

Thể tích của giếng: V=S.h=πd24.h

Cách giải: 

Thời gian kể từ lúc thả hòn đá đến khi nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng là: t=2hg+hv2h9,8+h330=3h40,4(m)

Thể tích của giếng là: V=S.h=πd24.h=π.1,224.40,4=45,69m3

Thể tích của giếng gần nhất với giá trị 45,87 m3

Chọn B


Câu 30:

Một con lắc đơn có chiều dài 2 m được treo tại một điểm cách mặt sàn nằm ngang 12 m. Con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc α0=0,1 rad, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Khi vật đang đi qua vị trí thấp nhất thì dây bị đứt. Khoảng cách từ hình chiếu của điểm treo con lắc lên mặt sàn đến điểm mà vật rơi trên sàn là

Xem đáp án

Phương pháp:

Tốc độ của con lắc đơn: v=2glcosαcosα0

Tầm xa của vật bị ném ngang: L=v02hg

Cách giải: 

Tại vị trí thấp nhất, con lắc đi qua vị trí cân bằng (α = 0), tốc độ của vật nặng là:

v=2glcosαcosα0=2gl1cosα0

Độ cao của vật khi dây bị đứt là: h=122=10(m)

Khi dây bị đứt, vật chuyển động như chuyển động ném ngang với vận tốc đầu v0=v

Tầm xa của vật đạt được là: 

L=v2hg=2gl1cosα0.2hg=2lh1cosα0L=22.10.1cos5,700,632(m)=2010(cm)

Chọn D


Câu 31:

Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện  áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100 V. Ở cuộn thứ cấp, nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điện áp đó là 2U. Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa  hai đầu để hở của cuộn này bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức máy biến áp: N1N2=U1U2

Cách giải: 

Áp dụng công thức máy biến áp, ban đầu ta có: 

 N1N2=U1U2=U1100  (1)

Thay đổi số vòng dây ở cuộn thứ cấp, ta có:

N1N2n=U1UN1N2+n=U12UN2nN2+n=U2U=12N2=3n

Tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp, ta có: 

 N1N2+3n=U1U2'N22N2=U1U2'  (2)

Từ (1) và (2) ta có: 2=U2'100U2'=200(V)

Chọn D


Câu 32:

Một khung dây phẳng quay đều quanh một trục cố định thuộc mặt phẳng của nó, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay. Tại thời điểm t1, từ thông gửi qua khung dây và suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn bằng 0,25 Wb và 53V. Đến thời điểm t2, từ thông gửi qua khung dây và suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn bằng 0,253Wb và 5 V. Khi suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn bằng giá trị hiệu dụng thì từ thông  gửi qua khung dây có độ lớn bằng

Xem đáp án

Phương pháp: 

Công thức độc lập với thời gian: e2E02+Φ2Φ02=1

Cách giải: 

Nhận xét: từ thông và suất điện động biến đổi vuông pha

Áp dụng công thức độc lập với thời gian cho hai thời điểm t1 và t2, ta có:

532E02+0,252Φ02=152E02+0,2532Φ02=1E0=10(V)Φ0=0,5(Wb)

Suất điện động có độ lớn bằng giá trị hiệu dụng, ta có:

E2E02+Φ2Φ02=1522102+Φ20,52=1Φ=0,252(Wb)

Chọn C


Câu 33:

Một chất điểm có khối lượng m = 300 g thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ, có li độ phụ thuộc thời gian như hình vẽ. Nếu t2t1=16s thì cơ năng của chất điểm gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị 

Sử dụng vòng tròn lượng giác và công thức Δφ=ωΔt

Biên độ dao động tổng hợp: A=A12+A22+2A1A2cosΔφ

Cơ năng của con lắc: W=12mω2A2

Cách giải: 

Nhận xét: hai dao động có cùng biên độ A 

Từ đồ thị ta thấy trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, dao động 1 dịch chuyển từ li độ 4 cm về vị trí cân bằng,  dao động 2 dịch chuyển từ li độ 4 cm, đến biên dương và về li độ 4 cm 

Ta có vòng tròn lượng giác:

Từ vòng tròn lượng giác ta thấy: α=300=π6(rad)

Khoảng thời gian từ t1 đến t2 là:

Δt=t2t1=16ω=ΔφΔt=2αΔt=π316=2π(rad/s)

Lại có arcos4A=3004A=cos300=32A=83(cm)

Độ lệch pha giữa hai dao động là: φ=2α=π3(rad)

Biên độ dao động tổng hợp là:

A0=A12+A22+2A1A2cosπ3=A3=8(cm)

Cơ năng của vật là: 

W=12mω2A02=12.0,3.(2π)2.0,0820,0379(J)=37,9(mJ)

Chọn C


Câu 34:

Có hai con lắc lò xo giống hệt nhau, dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang dọc theo hai đường thẳng song song cạnh nhau và song song với trục Ox. Biên độ của con lắc thứ nhất là A1=4cm, của con lắc thứ hai là A2=43cm, con lắc thứ hai dao động sớm pha hơn con lắc thứ nhất. Trong quá trình dao động, khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là a = 4 cm. Khi động năng của con lắc thứ nhất đạt  cực đại là W thì động năng của con lắc thứ hai l

Xem đáp án

Phương pháp: 

Khoảng cách giữa hai chất điểm: d=x1x2

Khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm: dmax=A12+A222A1A2cosφ

Động năng: Wd=12mω2A2x2

Cách giải: 

Khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm là: 

dmax=A12+A222A1A2cosφ4=42+4322.4.43.cosφcosφ=32φ=φ2φ1=π6(rad)

Động năng cực đại của con lắc thứ nhất là:

Wd1max=W=12mω2A12  (1)

Con lắc thứ nhất có động năng cực đại, giả sử khi đó pha dao động là φ1=π2

φ2=π6+π2=2π3(rad)x2=A2cosφ2=43.cos2π3=23(cm)

Động năng của con lắc thứ hai khi đó là: 

Wd2=12mω2A22x22  (2)

Từ (1) và (2) ta có: 

Wd2W=A22x22A12=43223242=94Wd2=9W4

Chọn A


Câu 35:

Trên một sợi dây đàn hồi OC đang có sóng dừng ổn định với bước sóng λ, chu kỳ T. Hình ảnh sợi dây tại thời điểm t (nét đứt) và thời điểm t+T4 (nét liền) được cho như hình vẽ. Biết quãng đường mà điểm B trên dây đi được trong một chu kì T là x=λ2. Bước sóng λ có giá trị là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng vòng tròn lượng giác 

Độ lệch pha theo thời gian: Δφ=ωΔt

Những điểm thuộc cùng bó sóng dao động cùng pha

Quãng đường chất điểm đi được trong 1 chu kì: S=4A

Cách giải: 

Xét điểm D có tọa độ như hình vẽ

Nhận xét: tại thời điểm t, chất điểm D có li độ u = 8 cm, ở thời điểm t+T4, chất điểm có li độ u = -6 cm 

Hai thời điểm có độ lệch pha là: Δφ=ωΔt=2πTT4=π2(rad)

Ta có vòng tròn lượng giác:

Từ đồ thị ta thấy: arcos8AD+arcos6AD=900AD=10(cm)

Điểm B và D thuộc cùng bó sóng → chúng dao động cùng pha 

Tại thời điểm t, li độ của hai điểm B và D là: 

uBuD=ABAD48=AB10AB=5(cm)

Quãng đường chất điểm B đi được trong 1 chu kì là: 

S=4Aλ2=4ABλ=8AB=40(cm)

Chọn B


Câu 36:

Hai thanh ray xA và yB đặt song song, cách nhau 20 cm trên mặt phẳng ngang. Lò xo có độ cứng k = 15 N/m liên kết với một thanh dẫn MN có khối lượng m = 200 g, có thể chuyển động tịnh tiến, không ma sát, luôn vuông góc và tiếp xúc với hai thanh ray. Hệ thống được đặt trong từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, có độ lớn B = 50 T. Tụ điện có điện dung C = 250 µF. Bỏ qua điện trở của hai thanh ray. Kích thích cho thanh MN dao động điều hòa với chu kỳ T. Giá trị của T gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Suất điện động cảm ứng trong thanh dẫn: ec=Blv

Điện tích của tụ điện: q=C.ec

Cường độ dòng điện: i=q'

Lực từ: Ft=iBl

Lực đàn hồi: Fdh=kx

Định luật II Niu-tơn: Fdh+Ft=ma

Phương trình động lực học của dao động điều hòa: x''+ω2x=0

Chu kì dao động: T=2πω

Cách giải: 

Thanh dẫn MN chuyển động, suất điện động tự cảm trong thanh là: ec=Blv

Điện tích của tụ điện là: q=C.ec=C.Blv

Cường độ dòng điện chạy qua thanh MN là: i==(CBlv)'=CBla

Lực từ tác dụng lên thanh MN là: Ft=iBl=CB2l2a

Áp dụng định luật II Niu-tơn, ta có: Fdh+Ft=makx+CB2l2a=ma

 a. mCB2l2+kx=0x''+kmCB2l2x=0

→ Thanh MN dao động điều hòa với tần số góc ω=kmCB2l2

Chu kì dao động của thanh là: 

T=2πω=2πmCB2l2k=2π0,2250.106.502.0,22150,679(s)

Chu kì T gần nhất với giá trị 0,657 s 

Chọn A


Câu 37:

Trong thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn kết hợp A, B trên mặt nước, dao động cùng pha. Xét hai điểm C, D thuộc đường thẳng Ay vuông góc với AB tại A, với CA = 9 cm, DA = 16 cm. Dịch chuyển nguồn B dọc theo đường thẳng chứa AB đến khi góc CBD là lớn nhất thì thấy C và D thuộc hai cực đại giao thoa liền kề. Gọi M là điểm nằm trên Ay dao động với biên độ cực tiểu. Giá trị lớn nhất của AM là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Điều kiện cực đại giao thoa: d2d1=kλ

Điều kiện cực tiểu giao thoa: d2d1=k+12λ

Công thức lượng giác: tan(ab)=tanatanb1+tanatanb

Bất đẳng thức Cô – si: a+b2ab (dấu “=” xảy ra a=b )

Cách giải: 

Ta có hình vẽ:

Để CBDmaxαmax(tanα)max

Xét tanα=tan(ABDABC)=tanABDtanABC1+tanABDtanABC

tanα=ADABACAB1+ADABACAB=ADACAB+AD.ACAB=7AB+144AB

Để (tanα)maxAB+144ABmin

Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có: 

AB+144AB2AB144ABAB+144ABminAB=12(cm)

AB AB AB Tại C, D là hai cực đại liên tiếp

→ D là cực đại bậc k, C là cực đại bậc (k+1), ta có: 

DBDA=DA2+AB2DA=kλkλ=4CBCA=CA2+AB2CA=(k+1)λ(k+1)λ=6λ=2cm

Xét điểm E là cực tiểu xa A nhất → E là cực tiểu bậc 1 (k = 0)

Ta có: 

EBEA=12λEA2+AB2EA=12λEA2+122EA=1EA=71,5(cm)

Chọn D


Câu 38:

Đặt điện áp u=U0cos(100πt) V vào hai đầu mạch điện nối tiếp như hình bên. Đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C=C1 và C=C2=0,5C1 thì điện áp tức thời uAN có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau 600. Cho biết R=503Ω, điện dung C1 có giá trị là

Xem đáp án

Phương pháp: 

Dung kháng của tụ điện: ZC=1ωC

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN: uAN=UR2+ZL2R2+ZLZC2

Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện: tanφ=ZLZCR

Công thức lượng giác: tan(ab)=tanatanb1+tanatanb

Cách giải: 

Ta có: ZC2=0,5ZC1=12ZC1ZC2=2ZC1

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN là: uAN=UR2+ZL2R2+ZLZC2

Khi C = C1 và C = C2, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN có cùng giá trị, ta có:

UR2+ZL2R2+ZLZC12=UR2+ZL2R2+ZLZC22ZLZC12=ZLZC22ZLZC1=ZLZC2  (loai)ZLZC1=ZLZC2ZL=ZC1+ZC22=32ZC1

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch AN và cường độ dòng điện là:

tanφAN=ZLR= const φAN/i= const 

Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch AN trong các trường hợp là:

Δφ=φ1uANφ2uAN=φi1φi2=π3(rad)

Ta có: tanπ3=tanφi1φi2=tanφi1tanφi21+tanφi1tanφi2

ZLZC1RZLZC2R1+ZLZC1RZLZC2R=2RZLZC1R2ZLZC12=32RZLZC1=3R23ZLZC12ZLZC1=R3=50(Ω)32ZC1ZC1=50ZC1=100(Ω)

Dung kháng của tụ điện là: 

ZC1=1ωC1C1=1ωZC1=1100.100π=104π(F)

Chọn A


Câu 39:

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở R và tụ điện có điện dung C. Tần số góc ω của điện áp là thay đổi được. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng trên L theo giá trị tần số góc ω. Lần lượt cho ω bằng x, y và z thì mạch AB tiêu thụ công suất lần lượt là P1, P2 và P3. Biểu thức nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị 

Điện áp ULmax khi tần số có giá trị ω2

Hai tần số ω1,ω3 cho cùng giá trị điện áp UL:1ω12+1ω32=2ω22
Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện: cosφ=RR2+ZLZC2

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây: UL=U.ZLR2+ZLZC2

Công suất tiêu thụ: P=U2cos2φR

Cách giải: 

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây là: 

UL=U.ZLR2+ZLZC2=U.ZLRRR2+ZLZC2=U.ZL.cosφR

Với tần số ω1=x;ω2=y và ω3=z, ta có: 1ω12+1ω32=2ω22

Từ đồ thị ta thấy: 

UL1=UL3=34UL2=34ULmaxU.ZL1cosφ1R=U.ZL3cosφ3R=34U.ZL2cosφ2Rω12cos2φ1=ω32cos2φ3=916ω22cos2φ2cos2φ1cos2φ2=916ω2ω12cos2φ2cos2φ=916ω2ω22cos2φ1cos2φ2+cos2φ3cos2φ2=916ω21ω12+1ω32cos2φ1cos2φ2+cos2φ2cos2φ2=916ω222ω22=98  (1)

Công suất tiêu thụ của mạch điện là: P=U2cos2φRP~cos2φ

Từ (1) ta có: P1P2+P3P2=98P1+P39=P28

Chọn B


Câu 40:

Cho đoạn mạch AB gồm đoạn AM nối tiếp với MB. Biết đoạn AM gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C và MB chứa cuộn dây có độ tự cảm L và có điện trở r. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều u=U2cosωt (V). Biết R=r=LC, điện áp hiệu dụng UMB=3UAM. Hệ số công suất của đoạn mạch gần với giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: 

Tổng trở: Z=(R+r)2+ZLZC2

Sử dụng phương pháp chuẩn hóa số liệ

Hệ số công suất: cosφ=R+r(R+r)2+ZLZC2

Cách giải: 

Ta có: R=r=LC=ZL.ZC

Theo đề bài có điện áp hiệu dụng: 

UMB=3UAMUcd=3URCZcd2=3ZRC2r2+ZL2=3R2+ZC2R2+ZL2=3R2+3ZC2ZL22R23ZC2=0ZL22ZLZC3ZC2=0ZL=3ZC

Chuẩn hóa ZC=1ZL=3R=r=3

Hệ số công suất của mạch là: 

cosφ=R+r(R+r)2+ZLZC2=23(23)2+220,866

Chọn D


Bắt đầu thi ngay