Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học Trắc nghiệm Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên có đáp án (Thông hiểu)

Trắc nghiệm Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên có đáp án (Thông hiểu)

Trắc nghiệm nguồn hidrocacbon thiên nhiên có đáp án ( thông hiểu )

  • 579 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

A có công thức phân tử là C8H8, tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức. 1 mol A tác dụng tối đa với:

Xem đáp án

Tác dụng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường tạo ra ancol 2 chức => chứa nối đôi C=C

=> A là C6H5-CH=CH2 (stiren)

=> 1 mol A tác dụng tối đa với 4 mol H; 1 mol brom.      

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là :

Xem đáp án

Sơ đồ phản ứng:

nC6H5CH2CH3 -H2, t0, xt nC6H5CH = CH2 t0, p, xt (-CH(C6H5) − CH2)

gam:        106n                                              →                        104n

tấn:           x.80%                                              →                      10,4    

Vậy khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polistiren với hiệu suất 80% là :

x = 10,4. 106n104n.80% = 13,25 tấn

Đáp án cần chọn là: C


Câu 3:

Đốt X thu được mCO2:mH2O=  44:9 . Biết X làm mất màu dung dịch brom. X là :

Xem đáp án

Vì X làm mất màu dung dịch brom => X có liên kết đôi hoặc liên kết 3

Đáp án cần chọn là: D

 


Câu 5:

Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?      

Xem đáp án

Đề bài hỏi đồng phân anken => đếm cả đồng phân hình học

  1. CH2=CH-CH2-CH2-CH3
  2. CH3-CH=CH-CH2-CH3(có đồng phân hình học)
  3. CH2=C(CH3)-CH2-CH3
  4. (CH3)2C=CH-CH3
  5. (CH3)2CH-CH=CH2

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3); 3-metylpent-2-en (4). Những chất nào là đồng phân của nhau ?

Xem đáp án

2-metylbut-1-en (1) => có 5C và 1 nối đôi => CTPT: C5H10

3,3-đimetylbut-1-en (2) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

3-metylpent-1-en (3) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

3-metylpent-2-en (4) => có 6C và 1 nối đôi => CTPT: C6H12

=> những chất là đồng phân của nhau là: (2), (3) và (4)

Đáp án cần chọn là: D


Câu 7:

Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là:

Xem đáp án

3CH2=CH+ 2KMnO+4H2O → 3C2H4(OH)2  + 2KOH + 2MnO 

      0,06   ←   0,04                                  

VC2H4= 0,06. 22,4 = 1,344 (l)                               

Đáp án cần chọn là: D


Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm một ankan X và một ankin Y, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Thành phần phần trăm về số mol của X và Y trong hỗn hợp M lần lượt là:

Xem đáp án

Đốt cháy ankan:  nankan = nH2O – nCO2

Đốt cháy ankin: nankin =  nCO2 – nH2O

Trừ  2 phương trình ta có nankan - nankin = 2(nH2O – nCO2 )Mà nH2O = nCO2

=> nankan = nankin = 50%          

Đáp án cần chọn là: D


Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm một ankan và một anken, thu được 0,35 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm số mol của anken trong X là:

Xem đáp án

Đốt cháy ankan => nAnkan =nH2O- nCO2

Đốt cháy anken => nH2O=nCO2

=> đốt cháy hỗn hợp ankan và anken thì: nankan = nH2O – nCO2 = 0,4 – 0,35 = 0,05 mol

=> nanken = nhh – nankan = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

→ % n­anken =  0,150,2.100% = 75%

Đáp án cần chọn là: D


Bắt đầu thi ngay