Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Hóa học 70 câu trắc nghiệm Cacbon - Silic cơ bản

70 câu trắc nghiệm Cacbon - Silic cơ bản

70 câu trắc nghiệm Cacbon - Silic cơ bản (P1)

  • 8264 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào sai?

Xem đáp án

Đáp án C

CO chỉ khử được các oxit kim loại sau nhôm thành kim loại và CO2

Do đó CO không khử được Al2O3


Câu 2:

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hóa học nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Phản ứng Ca(HCO3)2→CaCO3+ CO2+ H2O giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi, cặn trong ấm đun nước,..

Phản ứng CaCO3+ CO2+ H2O → Ca(HCO3)2 giải thích sự xâm thực đá vôi của nước mưa.


Câu 3:

CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Các kim loại mạnh như Mg, Al,... có thể cháy trong khí CO2

2Mg + CO2 → 2MgO + C

Do đó không dùng CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm


Câu 4:

Khí CO2 điều chế trong phòng thí nghiệm thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp ta dùng:

Xem đáp án

Đáp án B

Khi cho khí CO2 có lẫn khí HCl và hơi nước qua dung dịch NaHCO3 bão hòa thì HCl sẽ tác dụng với NaHCO3 theo phương trình:

NaHCO3+ HCl →NaCl + CO2+ H2O

Sau đó hơi nước sẽ bị hấp thụ bởi H2SO4 đặc

Loại A và D vì CO2 tác dụng được với Na2CO3 bão hòa và NaOH

Loại C vì không loại bỏ được HCl


Câu 5:

Dẫn luồng khí CO dư qua ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO và Fe2O3. Sau khi phản ứng xảy ra  hoàn toàn, hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm những chất nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Khí CO  khử được oxit kim loại sau nhôm

CO + CuO → Cu + CO2

3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

Vậy hỗn hợp rắn còn lại trong ống sứ gồm Al2O3, Cu, Fe, MgO


Câu 6:

Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở đáp án A, số oxi hóa của C giảm từ 0 xuống -4 → C là chất oxi hóa

Ở đáp án B, số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 → C là chất khử

Ở đáp án C, số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 → C là chất khử

Ở đáp án D, số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +2 → C là chất khử


Câu 7:

Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3 và BaSO4. Chỉ dùng thêm một cặp chất nào sau đây để nhận biết?

Xem đáp án

Đáp án A

Hòa tan 4 chất rắn trên vào nước.

- Chất nào tan trong nước là NaCl, Na2CO3 (nhóm I)

- Chất không tan trong nước là CaCO3, BaSO4 (nhóm II)

Sục khí CO2 vào 2 chất ở nhóm II

- Chất nào tan thu được dung dịch trong suốt thì đó là CaCO3

CaCO3+ CO2+ H2O→ Ca(HCO3)2

- Chất không tan là BaSO4

Lấy dung dịch Ca(HCO3)2 thu được ở trên cho vào 2 chất ở nhóm I

- Chất nào xuất hiện làm xuất hiện kết tủa trắng thì đó là Na2CO3

Na2CO3+ Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + 2NaHCO3

- Chất nào không có hiện tượng gì là NaCl


Câu 8:

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào cacbon đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

A. C + 4HNO3 đặc nóng → CO2 + 4NO2+ 2H2O

→Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 nên C là chất khử                     

B. C +2 H2SO4 đặc nóng → CO2+ 2SO2+ 2H2O

→Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 nên C là chất khử

C. CaO + 3C→CaC2+ CO      

→ Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +2 (trong CO) và giảm từ 0 xuống -1 (trong CaC2) nên C vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.            

D. C + O2 → CO2

→Số oxi hóa của C tăng từ 0 lên +4 nên C là chất khử


Câu 9:

Cho cacbon (C) lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, KClO3, CO2, H2SO4 đặc  ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó C đóng vai trò là chất khử?

Xem đáp án

Đáp án A

3C + 4Al →Al4C3 (1)

C+ H2O →CO + H2 (2)

C+ CuO →Cu + CO (3)

C + 4HNO3 đặc nóng → CO2 + 4NO2+ 2H2O (4)

3C + 2KClO3 →3 CO2+2 KCl (5)

C+ CO2 →2CO (6)

C +2 H2SO4 đặc nóng → CO2+ 2SO2+ 2H2O (7)

Các phản ứng trong đó C là chất khử là (2), (3), (4), (5), (6), (7)  tức là có 6 phản ứng


Câu 10:

Cho các chất sau: CO, CO2, SO2, NO, NO2, Cl2, SiO2, H2S, NH3. Lần lượt dẫn chúng qua dung dịch Ba(OH)2 thì xảy ra bao nhiêu phản ứng và bao nhiêu phản ứng oxi hóa khử?

Xem đáp án

Đáp án A

Các phản ứng xảy ra là:

CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O (1)

SO2+ Ba(OH)2 → BaSO3+ H2O (2)

4NO2+2 Ba(OH)2 → Ba(NO3)2+ Ba(NO2)2+ 2H2O (3)

2Cl2+2 Ba(OH)2 → BaCl2+ Ba(ClO)2+ 2H2O (4)

H2S+ Ba(OH)2 → BaS + 2H2O (5)

Có 5 phản ứng xảy ra, trong đó phản ứng 3 và 4 là phản ứng oxi hóa khử

Chú ý SiO2 chỉ tan trong kiềm đặc nóng.


Câu 11:

Cho một luồng khí CO2 đi qua 30 gam C nung nóng. Khối lượng C còn lại sau phản ứng là 6 gam. Hỗn hợp CO và CO2 thu được có thể tích bằng 112 lít (đktc). Thể tích của khí CO2 dùng ban đầu là:

Xem đáp án

Đáp án C

Khối lượng C đã phản ứng là 30-6 =24 gam → nC= 2 mol

C+   CO2        2CO

2      2                 4 mol

→ Sau phản ứng VCO2= 112- 4.22,4= 22,4 lít

→ Thể tích khí CO2 dùng ban đầu là 22,4 + 2.22,4 = 67,2 lít


Câu 12:

Silic đioxit không tan được trong dung dịch nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Silic đioxit không tan được trong dung dịch HCl

SiO2  + 2NaOH đặc nóng → Na2SiO3+ H2O

SiO2+ 4HF → SiF4+ 2H2O

SiO2+  Na2CO3 → Na2SiO3+ CO2


Câu 13:

Silic phản ứng với dãy chất nào sau đây:

Xem đáp án

Đáp án B

Si + 2F2 → SiF4

Si + 2Mg → Mg2Si

Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3+ 2H2


Câu 14:

Dãy chuyển hóa nào sau đây đúng với tính chất hóa học của Si và hợp chất của Si?

Xem đáp án

Đáp án A

Các PTHH:

SiO2 +2 NaOH nóng chảy → Na2SiO3+ H2O

Na2SiO3+ CO2+ H2O → H2SiO3+ Na2CO3

H2SiO3 →H2O + SiO2

SiO2+ 2Mg → 2MgO + Si


Câu 15:

Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH dư, khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

Xem đáp án

Đáp án C

Cho khí CO dư đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thì CO chỉ khử các oxit kim loại sau nhôm:

4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2

CO + CuO Cu+ CO2

Chất rắn Y có chứa Al2O3, MgO, Fe, Cu

Cho chất rắn Y vào dung dịch NaOH dư thì:

Al2O3+ 2NaOH → 2 NaAlO2 + H2O

Phần không tan Z là MgO, Fe và Cu.


Câu 16:

Cho luồng khí CO dư đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3, nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO trong hỗn hợp đầu là:

Xem đáp án

Đáp án D

Gọi số mol CuO là x, Al2O3 là y mol

Ta có

CuO + CO    Cu + CO2

x mol                 x mol

Al2O3+ CO không phản ứng

Ta có: 80x +102y= 9,1

mchất rắn sau pứ= mCu + mAl2O3= 64x+ 102 y=8,3 gam

Giải hệ trên ta có x= 0,05;y= 0,05 →mCuO­= 4 gam


Câu 17:

Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:

Xem đáp án

Đáp án D

Bản chất phản ứng:

CO + Ooxit → CO2

H2+ OOxit → H2O

Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong oxit kim loại bị tách ra

Ta có: moxi (oxit)= mchất rắn giảm= 0,32 gam → nO= 0,02 mol

Theo PTHH: nCO, H2= nO (oxit)= 0,02 mol→ V= 0,448 lít


Câu 19:

Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng thu được 0,84 gam Fe và 0,02 mol  khí CO2. Oxit sắt X và giá trị của V lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B                          

Đặt công thức oxit sắt là FexOy

FexOy+ yCO → xFe + yCO2

nFe= 0,84/56= 0,015 mol

→Công thức oxit là Fe3O4

Ta có: nCO= nCO2= 0,02 mol

→ V= 0,02.22,4= 0,448 lít


Câu 20:

Để khử hoàn toàn 45 gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Bản chất phản ứng : CO + Ooxit → CO2

Theo PTHH: nO (oxit)= nCO= 8,4/22,4= 0,375 mol

Ta có khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong oxit tách ra

Khối lượng chất rắn Y thu được sau phản ứng là:

45 - 0,375.16= 39 gam


Câu 21:

Trong các phản ng hoá hc sau, phản ứng nào sai?

Xem đáp án

Đáp án B

SiO2 không phản ứng với HCl


Câu 22:

Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và RCO3 (với tỉ lệ mol 1:1) bằng dung dịch HCl dư. Lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 500ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M thu được 39,4 gam kết tủa.Kim loại R là

Xem đáp án

Đáp án C

Đặt nMgCO3= nRCO3= x mol → 84.x + (R+60).x= 20 gam (*)

MgCO3+ 2HCl → MgCl2+ CO2+ H2O (1)

RCO3+ 2HCl → RCl2+ CO2+ H2O (2)

Theo PT (1,2): nCO2= nMgCO3+ nRCO3= x + x= 2x mol

Ta có: nBa(OH)2= 0,5.0,5= 0,25 mol; nBaCO3= 39,4/197= 0,2 mol

Do nBa(OH)2  >  nBaCO3 nên có 2 trường hợp xảy ra:

- TH1: Ba(OH)2 dư:

CO2+ Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Theo PT: nCO2= nBaCO3= 0,2 mol = 2x → x= 0,1 mol

Thay x= 0,1 vào (*) ta có: R=56→ R là Fe

- TH2: Ba(OH)2 phản ứng hết

CO2    + Ba(OH)2 → BaCO3+ H2O

0,2          0,2 ←         0,2         mol

2CO2   + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

0,1   ← (0,25-0,2)

Vậy nCO2= 0,2 + 0,1= 0,3 mol = 2x → x=  0,15

Thay x= 0,15 vào (*) ta có: R= -10,67 Loại

Vậy R là Fe 


Câu 23:

Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,5 gam kết tủa. Giá trị tối thiểu của V là

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: nCa(OH)2= 0,5.0,02= 0,01 mol;

nCaCO3= 0,5/100= 0,005 mol

Ta có: nCa(OH)2 > nCaCO3 và đề hỏi giá trị tối thiểu của V nên khi đó Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Theo PT: nCO2= nCaCO3= 0,005 mol

→ VCO2= 0,005.22,4= 0,112 lít


Câu 24:

Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH x mol/l được 10,6g Na2CO3 và 8,4g NaHCO3. Giá trị V, x lần lượt là?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: nNa2CO3= 0,1 mol; nNaHCO3=0,1 mol

CO2+ NaOH → NaHCO3 (1)

CO2+ 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)

Theo PT (1,2): nCO2= nNaHCO3+ nNa2CO3= 0,2 mol

→V= 0,2.22,4= 4,48 lít

Theo PT(1,)2: nNaOH= nNaHCO3 + 2.nNa2CO3= 0,1+0,1.2= 0,3 mol

→ CM NaOH= 0,3/ 0,3= 1M


Câu 25:

Hấp thụ hết CO2 vào dung dịch NaOH được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 được a gam kết tủa. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 được b gam kết tủa. Cho biết a<b. Dung dịch A chứa:

Xem đáp án

Đáp án D

Do dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thu được kết tủa → A chứa muối Na2CO3

Do dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được kết tủa nhiều hơn khi tác dụng với dung dịch BaCl2 dư nên A ngoài Na2CO3 còn chứa NaHCO­3

CO2+ NaOH → NaHCO3

CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O

BaCl2+ Na2CO3→ BaCO3 + 2NaCl

Ba(OH)2+ Na2CO3 → BaCO3+ 2NaOH

Ba(OH)2+ 2NaHCO3 → BaCO3 ↓ + Na2CO3+ 2H2O


Bắt đầu thi ngay