Bài tập về Phenol cực hay có lời giải (P1)
-
2439 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dung dịch X chứa NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Dung dịch Y là phenol 0,2M. Muốn phản ứng hết lượng phenol có trong 0,2 lít dung dịch Y cần phải dùng dung dịch X có thể tích vừa đủ là
Đáp án A
VX = V; nC6H5OH = 0,2 x 0,2 = 0,04 mol.
C6H5OH + OH- → C6H5O- + H2O
0,04----------0,04
nOH- = 0,2V + 0,3V = 0,04
→ V = 0,08 lít = 80 ml
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây về ancol và phenol là không đúng?
Đáp án C
Rượu và phenol là loại hợp chất hữu cơ đơn chức hoặc đa chức không phải tạp chức
Câu 3:
Dùng cách nào sau đây để phân biệt dung dịch phenol không màu và ancol etylic?
Đáp án B
Để phân biệt dung dịch phenol và ancol etylic ta cho cả hai chất tác dụng với dung dịch brom:
C6H5OH + 3Br2 → C6H2OH(Br)3↓ + 3HBr
C2H5OH + Br2 → không phản ứng.
Câu 4:
Trong các câu sau câu nào đúng ?
Đáp án C
A. phenol k làm đỏ màu quỳ
B. tính axit phenol < H2CO3< axit hữu cơ< axit vô cơ
D. Có nhóm OH gắn vào vòng nên là phenol
Câu 5:
Hợp chất hữu cơ X là hợp chất thơm có CTPT là C7H8O2, tác dụng với Na, NaOH. Biết rằng khi cho X tác dụng với Na dư số mol H2 thu được bằng số mol X phản ứng và X chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ số mol 1:1. CTCT của X là
Đáp án B
X có độ bất bão hòa:
Mà X là hợp chất thơm → X có 1 vòng benzen và có ít nhất 1 nhóm -OH đính vào vòng benzen.
X tác dụng với Na dư → nH2 = nX còn 1X + 1NaOH
Vậy X có 1 nhóm -OH đính vào vòng benzen và 1 nhóm -OH đính vào cạnh.
→ X là HO-C6H4-CH2OH
Câu 6:
Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
Đáp án B
Đáp ấn sai vì phenol không phản ứng với NaCl.
Đáp án C sai vì phenol không phản ứng với axit axetic.
Đáp án D sai vì phenol không phản ứng với anđehit axetic.
Câu 7:
Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
Đáp án B
Ta có H2CO3 có Ka 1 = 4,2 x 10-7; Ka 2 = 4,8 x 10-11; C6H5OH có Ka = 1,047 x 10-10
→ tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3-
Câu 8:
Trong sơ đồ biến hóa sau:
X và Y là:
Đáp án A
X, Y là nhóm thế loại 1( do chúng định hướng các nhóm thế tiếp theo vào vị trí para) dẫn đến loại B
A thỏa mãn với điều kiện cộng kiềm nhiệt độ cao áp suất cao
C,D không thực hiện được
Câu 9:
Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen và ngược lại được chứng minh bởi
Đáp án B
- OH đẩy e → 1 benzen bình thường ko tác dụng Br2. Do gốc OH làm cho benzen có thể tác dụng được với Br2 → OH ảnh hưởng tới C6H5-.
- C6H5- hút e → ancol không tác dụng với NaOH nhưng do C6H5 nên gốc OH có thể + NaOH → Đó là ảnh hưởng của C6H5- lên gốc OH của vòng benzen
Câu 10:
Một dd X chứa 5,4 gam chất đồng đẳng của phenol đơn chức. Cho dd X phản ứng với nước brom (dư), thu được 17,25 gam hợp chất chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức phân tử chất đồng đẳng của phenol là
Đáp án A
Theo tăng giảm khối lượng:
→ MX = 5,4 : 0,05 = 108
Giả sử X là RC6H4OH → MR = 108 - 17 - 12 x 6 - 4 = 15 → R là CH3-
Vậy X là CH3C6H4OH → X là C7H7OH
Câu 11:
Cho các chất có công thức cấu tạo
Chất nào thuộc loại phenol
Đáp án B
(2), (3) đều có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen → (2), (3) thuộc loại phenol
Câu 12:
Cho chất sau đây m-HO-C6H4-CH2OH tác dụng với dung dịch NaOH. Sản phẩm tạo ra là?
Đáp án D
Chỉ có nhóm -OH đính trực tiếp vào vòng benzen mới phản ứng với NaOH
m-HO-C6H4-CH2OH + NaOH → m-NaO-C6H4-CH2OH + H2O
Câu 13:
Cho 47 gam phenol tác dụng với hỗn hợp gồm 200 gam HNO3 68% và 250 gam H2SO4 96% tạo axit picric (phản ứng hoàn toàn). Nồng độ % HNO3 còn dư sau khi tách kết tử axit picric ra là:
Đáp án C
nC6H5OH=0,5 mol
nHNO3=3nC6H5OH=1,5 mol
=> mHNO3 pu=1,5.63=96,5 g
AD bảo toàn khối lượng:
mdd=m C6H5OH+m_ddHNO3+m_ddH2SO4 - m_axitpicric
=47+200+250-0,5.229= 382,5 g
=> C%HNO3 dư= (200.0,68-94,5)/382,5=10,85%
Câu 14:
Trong thực tế, phenol được dùng để sản xuất
Đáp án A
HD• Thuốc trừ sâu 666 được sản xuất từ C6H6Cl6, nhựa poli(vinyl clorua) được sản xuất từ CH2=CH-Cl, thuốc nổ TNT là trinitrotoluen
Câu 15:
Phản ứng nào chứng minh axit axetic có tính axit mạnh hơn tính axit của phenol
Đáp án B
Axit mạnh đẩy axit yếu ra khỏi muối chứng minh độ mạnh yếu của các axit
Câu 16:
Một dung dịch chứa 1,22 gam chất hữu cơ X là đồng đẳng của phenol. Cho dung dịch trên tác dụng với nước brom (dư) thu được 3,59 gam hợp chất Y chứa 3 nguyên tử brom trong phân tử. Biết phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%. Công thức phân tử của X là
Đáp án B
Theo tăng giảm khối lượng:
→ MX = 1,22 : 0,01 = 122.
Giả sử X là R-C6H4-OH → MR = 122 - 17 - 12 x 6 - 4 = 29 → R là C2H5-
Vậy X là C2H5-C6H4-OH → C8H10O
Câu 17:
Cho 0,01 mol phenol tác dụng với lượng dư dung dịch hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
Đáp án D
C6H5OH + 3HNO3 2,4,6-(NO2)3C6H2OH + 3H2O
0,01--------------------------------0,01
→ maxit picric = 0,01 x 229 = 2,29 gam
Câu 18:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử dạng CxHyO2 trong đó oxi chiếm 29,0909% khối lượng. Biết rằng X phản ứng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol nX : nNaOH = 1 : 2 và X phản ứng với dung dịch Brom theo tỉ lệ nX : nBr2 = 1 : 3. CTCT của X là
Đáp án D
MX =32 : 29,0909 → 12x + y = 78.
Biện luận → x = 6, y = 6 → X là C6H6O2
Vì nX : nNaOH = 1 : 2 và X phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ 1 : 3
→ X có 2 nhóm -OH đính vào vòng benzen
→ X là HO-C6H4-OH
Câu 19:
Nitro hóa benzen thu được 14,1 gam hỗn hợp gồm 2 chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 chất nitro này được 0,07 mol N2. Hai chất nitro đó là
Đáp án A
Gọi n là số nhóm NO2 trung bình trong 2 hợp chất nitro.
Ta có CTPT tương đương của hai hợp chất nitro là C6H6 - n(NO2)n
C6H6 - n(NO2)n → n/2 N2
Ta có
→ n = 1,4 → n = 1 và n = 2
Câu 20:
Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:
Đáp án B
C6H5OH + NaOH
C2H5OH + CH3COOH
CH3COOH + C6H5ONa
CH3COOH +NaOH