70 câu trắc nghiệm Cacbon - Silic cơ bản (P2)
-
8784 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng thì thu được 10,68 gam chất rắn X và khí Y. Cho toàn bộ khí Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thấy tạo ra 3 gam kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án A
Bản chất phản ứng:
CO + Ooxit → CO2
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Theo PTHH: nO (oxit)= nCO2= nCaCO3= 3/100 = 0,03 mol
→m= mchất rắn X + mO (oxit tách)= 10,68 + 0,03.16= 11,16 gam
Câu 2:
Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng bằng dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được bằng:
Đáp án C
Ta có sơ đồ phản ứng
CO + Fe2O3 → Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3
Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2(SO4)3= nFe2O3= 16/160 = 0,1 mol
→mFe2(SO4)3= 0,1.400= 40 gam
Câu 3:
Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Thành phần chất tan trong dung dịch Y là:
Đáp án A
Ta có: nCO2= 4,48/22,4= 0,2 mol; nNaOH= 0,5.1= 0,5 mol
→ Sau phản ứng thu được Na2CO3 và NaOH còn dư
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Câu 4:
Xác định khối lượng kết tủa thu được khi dẫn từ từ 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch Ca(OH)2 1M?
Đáp án A
nCO2= 6,72/22,4= 0,3 mol;
nCa(OH)2= 0,4.1= 0,4 mol
Sau phản ứng thu được muối trung hòa CaCO3
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Ta có: 0,3 < 0,4 nên CO2 phản ứng hết, Ca(OH)2 còn dư
Ta có: nCaCO3= nCO2= 0,3 mol → mCaCO3= 0,3.100= 30,0 gam
Câu 5:
Cho 2,8 gam CaO tác dụng với lượng nước dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch A thu được m gam kết tủa và dung dịch B. Đun nóng dung dịch B lại thu được m’ gam kết tủa nữa. Giá trị của m và m’ lần lượt là:
Đáp án A
CaO+ H2O → Ca(OH)2
Ta có: nCa(OH)2= nCaO= 0,05 mol; nCO2= 1,68/22,4= 0,075 mol
Khi sục khí CO2 vào dung dịch A:
→ Tạo 2 muối
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
2CO2+ Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Ca(HCO3)2→ CaCO3+ CO2+ H2O (3)
Đặt số mol CaCO3 PT 1 là x mol; số mol Ca(HCO3)2 PT 2 là y mol
Ta có: nCO2= x+2y= 0,075 mol; nCa(OH)2= x+y= 0,05 mol
→x=y= 0,025 mol→ m= mCaCO3= 0,025.100= 2,5 gam
Theo PT (2) và (3): nCaCO3= nCa(HCO3)2= 0,025 mol
→m'= mCaCO3= 0,025.100= 2,5 gam
Câu 6:
Cho 10 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 tác dụng với 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 mol/l thu được 1 gam kết tủa. Thành phần % theo thể tích N2 trong hỗn hợp ban đầu là:
Đáp án D
Ta có nCa(OH)2= 2.0,02= 0,04 mol; nCaCO3= 1/100= 0,01 mol
Ta có nCa(OH)2 > nCaCO3 nên có 2 trường hợp:
- TH1: Ca(OH)2 dư
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
Theo PT (1): nCaCO3= nCO2= 0,01 mol →VCO2=0,01.22,4=0,224 lít
→%VCO2= 2,24%→ %VN2= 100%- 2,24%=97,76%
- TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết:
Ta có: nCO2= 0,01+ 2.0,03= 0,07 mol →VCO2= 0,07.22,4=1,568 lít
→%VCO2= 15,68%→ %VN2= 100%- 15,68%=84,32%
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO vào nước ta thu được dung dịch A. Nếu cho khí CO2 sục qua dung dịch A và sau khi kết thúc thí nghiệm thấy có 2,5 gam kết tủa thì có bao nhiêu lít CO2 (đktc) đã tham gia phản ứng?
Đáp án A
CaO+ H2O → Ca(OH)2
Ta có: nCa(OH)2= nCaO= 11,2/56=0,2 mol;
nCaCO3= 2,5/100= 0,025mol
Ta có nCa(OH)2 > nCaCO3 nên có 2 trường hợp:
- TH1: Ca(OH)2 dư
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
Theo PT (1): nCaCO3= nCO2= 0,025 mol
→VCO2=0,025.22,4=0,56 lít
- TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết:
Ta có: nCO2= 0,025+ 0,35= 0,375 mol
→VCO2= 0,375.22,4=8,4 lít
Câu 8:
Sục 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào 250ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C mol/lít. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,68 gam kết tủa. Giá trị của C là:
Đáp án C
Ta có: nSO2= 1,792/22,4= 0,08 mol;
nBaSO3= 8,68/ 217= 0,04 mol
Ta có: nSO2 > nBaSO3 nên xảy ra 2 PTHH sau:
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O (1)
0,04 0,04← 0,04 mol
2SO2+ Ba(OH)2 → Ba(HSO3)2 (2)
(0,08-0,04) → 0,02 mol
Tổng số mol Ba(OH)2 là: nBa(OH)2= 0,04 + 0,02 = 0,06 mol
→ C= CM Ba(OH)2= 0,06/ 0,25= 0,24M
Câu 9:
Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
Đáp án D
Ta có:
nBa(OH)2= 0,2.1= 0,2 mol;
nNaOH= 0,2.1= 0,2 mol;
nBaCO3= 19,7/197= 0,1 mol
nOH-= 0,2.2 + 0,2= 0,6 mol; nBa2+= 0,2 mol
Do đề hỏi giá trị lớn nhất của V nên số mol CO2 phải lớn nhất. Khi đó xảy ra 2 PT sau:
CO2+ 2OH- → CO32-+ H2O (1)
0,1 0,2 ← 0,1 mol
CO2+ OH- → HCO3- (2)
0,4← (0,6-0,2)
Ba2++ CO32- → BaCO3 (3)
0,2 0,1 ← 0,1 mol
Theo PT (1), (2) ta có: nCO2= 0,1 + 0,4= 0,5 mol
→ VCO2= 0,5.22,4= 11,2 lít
Câu 10:
Sục 5,6 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M, Ba(OH)2 0,5M, KOH 0,5M. Kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:
Đáp án D
Ta có: nCO2= 5,6/22,4=0,25 mol
nBa(OH)2= 0,2. 0,5= 0,1 mol;
nNaOH= 0,2.1= 0,2 mol;
nKOH= 0,2.0,5= 0,1 mol
nOH-= 0,1.2 + 0,2 + 0,1= 0,5 mol; nBa2+= 0,1 mol
→ CO2 phản ứng với OH- theo PT sau:
CO2+ 2OH- → CO32-+ H2O (1)
0,25 0,5 0,25 mol
Ba2++ CO32- → BaCO3 (2)
Ta có 0,1 < 0,25 nên Ba2+ phản ứng hết
→ nBaCO3= nBa2+= 0,1 mol
→ mBaCO3= 0,1.197= 19,7 gam
Câu 11:
Một loại thủy tinh có thành phần phần trăm về khối lượng: SiO2 50,42%; CaO 23,53%; Na2O 26,05%. Trong loại thủy tinh này 1,0 mol Na2O kết hợp với:
Đáp án A
Đặt công thức của thủy tinh là (Na2O)x. (CaO)y.(SiO2)z
Ta có:
= 0,42: 0,42: 0,84= 1:1:2
→Công thức của thủy tinh là Na2O. CaO.2SiO2
→ 1 mol Na2O kết hợp với 1 mol CaO và 2 mol SiO2
Câu 12:
Loại thủy tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO và 70,59% SiO2 có công thức dưới dạng các oxit là:
Đáp án C
Đặt công thức của thủy tinh là (K2O)x. (CaO)y.(SiO2)z
Ta có:
= 0,196: 0,196: 1,1765= 1:1:6
→Công thức của thủy tinh là K2O. CaO.6SiO2
Câu 13:
Thành phần chính của đất sét là cao lanh, có công thức là xAl2O3.ySiO2.zH2O, trong đó tỉ lệ về khối lượng các oxit và nước tương ứng là 0,3696;0,4348; 0,1957. Công thức hóa học nào dưới đây là của cao lanh đã cho?
Đáp án A
Ta có:
=0,00362:0,0072: 0,01087= 1:2:3
→Công thức của cao lanh là: Al2O3.2SiO2.3H2O
Câu 14:
Khi đốt cháy hỗn hợp X gồm SiH4 và CH4 thu được chất rắn nặng 6 gam và chất khí. Cho chất khí qua dung dịch NaOH dư thu được 31,8 gam muối khan. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong A là:
Đáp án D
Đốt cháy hỗn hợp gồm SiH4 và CH4 thu được chất rắn là SiO2 và chất khí là CO2.
Ta có: SiH4+2 O2 → SiO2+ 2H2O
CH4+2 O2 → CO2+ 2H2O
Ta có: nSiH4= nSiO2= 6/60= 0,1 mol
Khi cho khí CO2 qua dung dịch NaOH dư thì:
CO2+ 2NaOH → Na2CO3+ H2O
Theo PTHH: nCH4= nCO2=nNa2CO3= 31,8/106= 0,3 mol
→ nX= nCH4+ nSiH4= 0,3 + 0,1= 0,4 mol
Trong cùng điều kiện, tỉ lệ về số mol chính là tỉ lệ về thể tích
Câu 15:
Cho nhận xét sau:
1) Silic vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa
2) Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách đốt cháy hỗn hợp gồm bột Mg và cát nghiền mịn
3) SiO2 là một oxit axit, tan được trong nước tạo ra axit silixic
4) Silic siêu tinh khiết là chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến và điện tử
5) Axit silixic có tính axit yếu hơn axit cacboxilic
Số nhận xét đúng là:
Đáp án C
1) Đúng: Silic có các số oxi hóa là -4; 0; +2; +4. Tuy nhiên số oxi hóa +2 ít phổ biến.
2) Sai: Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách dùng than cốc khử SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao.
3) Sai: SiO2 là oxit axit nhưng không tan trong nước
4) Đúng
5) Đúng.
Ví dụ: Na2SiO3+ CO2+ H2O→ H2SiO3+ Na2CO3
Câu 16:
Nấu chảy 6 gam Mg với 4,5 gam silic đioxit thu được hỗn hợp Y. Tính thể tích khí ở đktc khi cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y. Giả sử phản ứng được tiến hành với hiệu suất 100%?
Đáp án A
Số mol Mg bằng 0,25 mol; số mol SiO2 bằng 0,075 mol
PTHH: 2Mg + SiO2 → 2MgO + Si
Ta có: 0,25/2 > 0,075/1→ SiO2 phản ứng hết
→nSi= nSiO2= 0,075 mol
hỗn hợp Y chứa MgO, Si, Mg dư
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3+ 2H2
Ta có: nH2= 2.nSi= 2.0,075= 0,15 mol
→ VH2=3,36 lít
Câu 17:
Xác định khối lượng kết tủa thu được khi dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ca(OH)2 1M?
Đáp án A
Câu 18:
Có một hỗn hợp gồm Si, Al và CaCO3. Cho hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH tạo thành 17,92 lít khí (đktc).Cũng lượng hỗn hợp trên khi tác dụng với lượng dư dung dịch HCl cũng sinh ra 17,92 lít khí (đktc) và lượng khí này tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 tạo ra 16,2 gam Ca(HCO3)2. Khối lượng của Si trong hỗn hợp là:
Đáp án B
Đặt số mol Si, Al, CaCO3 lần lượt là x, y, z mol
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3+ 2H2 (1)
Al+ NaOH + H2O → NaAlO2+ 3/2 H2 (2)
Theo PT(1), (2) ta có:
nH2= 2.nSi + 3/2.nAl= 2x+ 3/2y= 0,8 mol (*1)
CaCO3+ 2HCl→ CaCl2+ CO2+ H2O (3)
2Al + 6HCl→ 2AlCl3+ 3H2 (4)
Theo PT(3), (4) ta có:
nkhí= nCaCO3 + 3/2.nAl= z+ 3/2y= 0,8 mol (*2)
2CO2+ Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (5)
Theo PT (5): nCO2= 2. nCa(HCO3)2= 2. 16,2/162= 0,2 mol
Theo PT (3): nCaCO3= nCO2= 0,2 mol= z
Từ (*1), (*2) ta có: x=0,1; y= 0,4
→mSi= 0,1.28 = 2,8 gam
Câu 19:
Nung m1 gam Mg dư với lượng SiO2 thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 2M (đktc) thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính lượng Si tạo thành. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Đáp án B
PTHH: 2Mg + SiO2 → 2MgO + Si (1)
Chất rắn Y chứa MgO, Si và Mg dư
MgO + 2HCl → MgCl2+ H2O (2)
Mg + 2HCl → MgCl2+ H2 (3)
Ta có: nHCl= 0,3.2= 0,6 mol; nH2= 0,1 mol
Theo PT (3): nMg= nH2= 0,1 mol;
nHCl PT 3= 2.nH2= 0,2 mol
→nHCl PT 2= 0,6- 0,2= 0,4 mol → nMgO= 0,2 mol
Theo PT (1): nSi=0,5 nMgO= 0,1 mol
→mSi= 0,1.28= 2,8 gam
Câu 20:
Đốt cháy 4,48 lít hỗn hợp khí CH4 và SiH4 ở đktc thu được m gam chất rắn và sản phẩm khí và hơi. Dẫn toàn bộ sản phẩm khí vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch tăng 1,6 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Thành phần phần trăm khối lượng của SiH4 trong hỗn hợp là:
Đáp án B
Câu 21:
Dung dịch X chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Thực hiện các thí nghiệm sau:
TN1: cho (a+b)mol CaCl2 vào dung dịch X;
TN2: cho (a+b) mol Ca(OH)2 vào dung dịch X
Khối lượng kết tủa thu được trong 2 TN là
Đáp án B
Câu 22:
Dung dịch X có chứa: 0,1 mol Na2CO3; 0,1 mol K2CO3 và 0,3 mol NaHCO3. Thêm từ từ Vml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của V là
Đáp án C
Câu 23:
Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án B
Bản chất phản ứng:
CO + Ooxit → CO2
Khối lượng chất rắn giảm chính là khối lượng oxi trong oxit bị tách ra
→ mO (oxit tách ra)= mCuO,FeO- mhỗn hợp C= 15,2-13,6= 1,6 gam
→ nO (oxit tách ra)= 0,1 mol
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O
Theo PTHH: nCaCO3= nCO2= nO(oxit)= 0,1 mol
→ mCaCO3= 0,1.100= 10 gam
Câu 24:
Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tổng số gam 2 oxit ban đầu là
Đáp án D
Câu 25:
Thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,01M tối thiểu để hấp thụ hết 0,02mol khí CO2 là
Đáp án A
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3+ H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2)
Theo PT (1) và (2) thì nCa(OH)2 tối thiểu= 0,5. nCO2= 0,5. 0,02= 0,01 mol
→V= n/CM= 0,01 / 0,01= 1 lít