IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 21 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án

21 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án

21 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án

  • 1568 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 21 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hệ thức nào sau đây không phải là hệ thức của định luật Sác-lơ?

Xem đáp án

Chọn B.

Nội dung định luật Sac – lơ: với thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí nhất định biến thiên tuyến tính theo nhiệt độ của khí

Công thức:

 10 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án

Vì T = t + 273 (K) nên p không tỷ lệ với t (oC).


Câu 2:

Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là

Xem đáp án

Chọn A.

Săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ vì thể tích của khí bên trong săm bị giới hạn bởi lốp xe nên không thay đổi, quá trình để ngoài nắng khiến nhiệt độ tăng, áp suất tăng theo, quá trình biến đổi trạng thái là quá trình đẳng tích.


Câu 3:

Hình vẽ sau biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ (p – T). Mối quan hệ đúng về các thể tích V1, V2 là:

Xem đáp án

Chọn B.

 10 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án

 

 

 

 

 

Vẽ đường đẳng nhiệt ứng với nhiệt độ T’ bất kỳ (vuông góc với trục OT), đường đẳng nhiệt này cắt các đường đẳng tích tại các điểm 1 và 2, từ 1 và 2 xác định p1 và p2; với quá trình đẳng nhiệt (ứng với nhiệt độ T’) ta có:

p1V1 = p2V2; vì p2< p1→ V2> V1


Câu 4:

Xét một quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định. Tìm phát biểu sai.

Xem đáp án

Chọn D.

Nội dung định luật Sac – lơ: với thể tích không đổi, áp suất của một lượng khí nhất định biến thiên tuyến tính theo nhiệt độ của khí

Công thức:  10 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án  tức là p ~ T (áp suất tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối T)

Vì T = t + 273 (K) nên p không tỷ lệ với t (oC) (t là nhiệt độ bách phân).

Đồng thời ta có: p = a. T = a.(t + 273) (a là hệ số tỷ lệ)

 p=p2-p1=a.t2-a.t1=a.t=a.T

⟹ Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.


Câu 5:

Nếu nhiệt độ của một bóng đèn khi tắt là 25oC, khí sáng là 323oC, thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là

Xem đáp án

Chọn B.

Vì thể tích của bóng đèn không đổi nên ta có:

 10 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án


Câu 9:

Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 23oC có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài (1 atm). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2 atm. Nếu nồi được đung nóng tới 160oC thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiểu?

Xem đáp án

Chọn A.

Lượng không khí trong nồi được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.

Trạng thái 1: t1=23oC

T1 = 296 K; p1 = 1 atm.

Trạng thái 2: t2=160oC

T2 = 433 K; p2 = ?

Trong quá trình đẳng tích:

 10 câu trắc nghiệm Quá trình đẳng tích - Định luật Sác-lơ cực hay có đáp án

 

 

Áp suất này chỉ cao hơn áp suất bên ngoài 0,46 atm, vậy van bảo hiểm chưa mở, không khí trong nồi chưa thoát ra được.


Câu 10:

t1, t2 là trị số của hai nhiệt độ trong nhiệt giai bách phân. T1, T2 là trị số của hai nhiệt độ ấy trong nhiệt giai tuyệt đối. Hệ thức đúng là

Xem đáp án

Chọn B.

Mối quan hệ giữa nhiệt độ trong trong giai nhiệt bách phân và nhiệt độ ấy trong giai nhiệt tuyệt đối là:

   T = t + 273

→ T2 – T1 = t2 – t1 → T1 = T­2 – t2 + t1


Câu 11:

Một chiếc lốp ô-tô chứa không khí ở 25°C. Khi xe chạy nhanh, lốp xe nóng lên, áp suất khí trong lốp tăng lên tới 1,084 lần. Lúc này nhiệt độ trong lốp xe bằng:

Xem đáp án

Đáp án: A

Ta có:

- Trạng thái 1: T1=25+273=298Kp1=p

- Trạng thái 2: T2=t+273Kp2=1,084p

Áp dụng biểu thức định luật Sáclơ, ta có:

p1T1=p2T2T2=T1p2p1=298.1,084pp=50oC


Câu 12:

Một bóng đèn dây tóc chưa sáng chứa khí lí tưởng ở nhiệt độ 27°C khi bóng đèn phát sáng ở nhiệt độ 105°C thì áp suất thay đổi một lượng là 0,2atm tính áp suất bên trong bóng đèn trước khi thắp sáng.

Xem đáp án

Đáp án: B

Ta có:

- Trạng thái 1: T1=27+273=300Kp1

- Trạng thái 2: T2=105+273=378Kp2=p1+0,2atm

Áp dụng biểu thức định luật Sáclơ, ta có

p1T1=p2T2p1300=p1+0,2378p1=0,77atm


Câu 13:

Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27°C và áp suất 0,6atm. Khi đèn sáng, áp suất không khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn. Coi dung tích của bóng đèn không đổi, nhiệt độ của khí trong đèn khi cháy sáng là:

Xem đáp án

Đáp án: B

Ta có:

- Trạng thái 1: T1=27+273=300Kp1=0,6atm

- Trạng thái 2: T2=?p2=1atm

 Áp dụng biểu thức định luật Sáclơ, ta có:

p1T1=p2T20,6300=1T2T2=2270C


Câu 14:

Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 23°C có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài 1atm. Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2atm. Nếu nồi được đung nóng tới 160°C thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án: A

Lượng không khí trong nồi được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.

Trạng thái 1: t1= 230CT1=23+273=296Kp1= 1 atm

Trạng thái 2: t2= 1600CT2=160+273=433Kp2= ? atm

Trong quá trình đẳng tích:

p2T2=p1T1p2=p1T2T1=1.433296=1,46atm

Áp suất này chỉ cao hơn áp suất bên ngoài 0,46atm

=> Van bảo hiểm chưa mở, không khí trong nồi chưa thoát ra được.


Câu 15:

Một bình đầy không khí ở điều kiện tiêu chuẩn 00C;1,013.105Pa, được đậy bằng một vật có khối lượng (2kg ). Tiết diện của miệng bình 10cm2. Tìm nhiệt độ lớn nhất của không khí trong bình để không khí không đẩy được nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là p0=105Pa

Xem đáp án

Đáp án: B

Ta có:

Lượng không khí trong bình được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.

Trạng thái 1: t1= 00CT1=0+273=273Kp1= 1 atm

Trạng thái 2: t2=?p2= Fs+p0

p2=p0+Fs=105+2.1010.104=1,2.105(Pa)

Trong quá trình đẳng tích:

p2T2=p1T1T2=p2T1p1=323,40K


Câu 16:

Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trính đẳng tích

Xem đáp án

Đáp án: A

Đồ thị biểu diễn đường đẳng tích là đồ thị ở hình a.


Câu 17:

Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng tích:

Xem đáp án

Đáp án: A

Đồ thị không biểu diễn đường đẳng tích là đồ thị ở hình a


Câu 18:

Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như trên hình vẽ. Đồ thị nào không biểu diễn đúng quá trình trên?

Xem đáp án

Đáp án: B

Qúa trình (1) -(2) là quá trình đẳng tích.

Đồ thị không biểu diễn đường đẳng tích là đồ thị ở hình b.


Câu 19:

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như trên hình vẽ. Đồ thị nào cũng biểu diễn đúng quá trình trên?

Xem đáp án

Đáp án: D

Qúa trình (1) -(2) là quá trình đẳng tích.

Đồ thị biểu diễn đường đẳng tích là đồ thị ở hình B.


Câu 20:

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình như hình vẽ. Các thông số được cho trên đồ thị, áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là:

Xem đáp án

Đáp án: D

Ta có:

Lượng không khí trong bình được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.

Trạng thái 1: t1=400Kp1= 2,4atm

Trạng thái 2: t2=800Kp2= ?

Trong quá trình đẳng tích:

p2T2=p1T1p2=p1.T2T1=2,4.(800+273)(400+273)3,8(atm)


Câu 21:

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình như hình vẽ. Các thông số được cho trên đồ thị, áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là 4.105Pa. Áp suất của khối khí ở đầu quá trình là:

Xem đáp án

Đáp án: A

Ta có:

Lượng không khí trong bình được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.

Trạng thái 1: t1=120Kp1= ?atm

Trạng thái 2: t2=300Kp2= 4atm

Trong quá trình đẳng tích:

p1T1=p2T2p1=p2.T1T2=4.(120+273)(300+273)=2,74atm


Bắt đầu thi ngay