Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý Bài tập lực đàn hồi có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý Bài tập lực đàn hồi có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý Bài tập lực đàn hồi có đáp án

  • 49 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 30 cm, khi bị nén lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bị nén bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đổi đơn vị: l0 = 30 cm = 0,3 m; l = 24 cm = 0,24 m

Lò xo bị nén nên: Dl = l0l = 0,3 – 0,24 = 0,06

Độ cứng của lò xo:  k=FΔl=50,06=2503N/m

Khi lực đàn hồi của lò xo nén bằng 10 N thì độ biến dạng của lò xo là:

 Δl'=F'k=102503=0,12m

Chiều dài của lò xo lúc này là:

Dl’ = l0l’ Þ l’ = l0 - Dl’ = 0,3 – 0,12 = 0,18 m = 18 cm


Câu 2:

Một lò xo khi treo vật m1 = 100g thì nó có chiều dài 31 cm. Treo thêm vào lò xo đó vật m2 = 100 g thì nó có chiều dài 32 cm. Tính chiều dài ban đầu của lò xo và độ cứng k của lò xo. Lấy g = 10 m/s2.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

+ Khi treo vật m1 = 100g = 0,1kg thì l1 = 31 cm = 0,31 m

k(l1 - l0) = m1g = 1 (1)

+ Khi treo thêm vào lò xo vật m2 = 100g = 0,1kg thì l2 = 32 cm = 0,32 m

k(l2 - l0) = (m1 + m­2) g = 2 (2)

Lập tỷ số (1) và (2) ta được:   

Thay vào (1) ta tìm được  k= ll1-l0=100N/m


Câu 3:

Một lò xo có các vòng giống hệt nhau, có chiều dài tự nhiên là l0 = 24 cm, độ cứng k = 100 N/m. Người ta cắt lò xo này thành hai lò xo có chiều dài tự nhiên l1 = 8 cm, l2 = 16 cm. Độ cứng k1, k2 của mỗi lò xo tạo thành có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ta có: kl0 = k1l1 = k2l2 Û 100. 0,24 = k1.0,08 = k2. 0,16

Þ k1 = 300 N/m; k = 150 N/m


Câu 4:

Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng lần lượt là k1 = 1 N/cm, k2 = 150 N/m được mắc như hình vẽ. Độ cứng của hệ hai lò xo ghép là bao nhiêu?

Hai lò xo có khối lượng không đáng kể, có độ cứng lần lượt là k1 = 1 N/cm, k2 = 150 N/m được mắc như hình vẽ. Độ cứng của hệ hai lò xo ghép là bao nhiêu?   A. 160 N/m. B. 250 N/m. C. 60 N/m. D. 50 N/m. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đổi k1 = 1 N/cm = 100 N/m

Hệ hai lò xo ghép song song nên độ cứng của hệ:

k// = k1 + k2 = 250 N/m


Câu 5:

Chọn các nhận xét đúng về biến dạng của lò xo trong Hình 22.1, biết Hình 22.1a thể hiện lò xo đang có chiều dài tự nhiên.

Chọn các nhận xét đúng về biến dạng của lò xo trong Hình 22.1, biết Hình 22.1a thể hiện lò xo đang có chiều dài tự nhiên.   A. Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng dãn. B. Hình 22.1b cho thấy lò xo có biến dạng nén. C. Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng dãn. D. Hình 22.1c cho thấy lò xo có biến dạng nén. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B và C

Biến dạng nén: chiều dài của vật ngắn hơn chiều dài tự nhiên.

Biến dạng dãn: chiều dài của vật lớn hơn chiều dài tự nhiên.

Dựa vào hình vẽ ta thấy hình b đang có biến dạng nén, hình c đang có biến dạng dãn.


Câu 6:

Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ biến dạng của vật đàn hồi đối và lực tác dụng có dạng:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong giới hạn đàn hồi của vật, lực đàn hồi và độ biến dạng tỉ lệ thuận với nhau nên đồ thị biểu diễn mỗi quan hệ của chúng có dạng một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

Câu 7:

Hình 22.2 mô tả đồ thị lực tác dụng – độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?

Hình 22.2 mô tả đồ thị lực tác dụng – độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?   A. Điểm A. B. Điểm B. C. Điểm C. D. Điểm D. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giới hạn đàn hồi là điểm mà tại đó, nếu tăng lực tác dụng lên vật thì sau khi thôi lực tác dụng thì vật không thể trở về hình dạng ban đầu điều đó đồng nghĩa với việc lực tác dụng và độ biến dạng không còn tỉ lệ thuận với nhau nữa.

Từ đồ thị ta thấy điểm B chính là điểm giới hạn đàn hồi.

nén ít hơn thì có độ cứng (2) lớn hơn.


Câu 8:

Lò xo nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dựa vào định luật Hooke để xác định độ cứng của lò xo:  k=FΔl

A – độ cứng k = 2,2.104 N/m.

B – độ cứng k = 4,4.104 N/m.

C – độ cứng k = 1,8.104 N/m.

D – độ cứng k = 5,4.104 N/m.


Câu 9:

Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Gọi chiều dài ban đầu của lò xo là:  l0

Khi ở trạng thái cân bằng:  P=Fdh

 mg=kΔlΔl=mgk=0,4.1080=0,05m

 Δl=ll0=0,05m

 0,18l0=0,05ml0=0,13m=13cm


Câu 10:

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C – sai vì lực đàn hồi ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.


Câu 11:

Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép song song hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lò xo ghép song song thì độ cứng hệ lò xo:  k=k1+k2=40+60=100N/m


Câu 12:

Hai lò xo cùng chiều dài tự nhiên, có độ cứng lần lượt là k1 = 40 N/m và k2 = 60 N/m. Hỏi nếu ghép nối tiếp hai lò xo thì độ cứng tương đương là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lò xo ghép nối tiếp thì độ cứng hệ lò xo:

 1k=1k1+1k2=140+160=124k=24N/m


Câu 13:

Trong phòng thí nghiệm, vật nào sau đây đang bị biến dạng kéo?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – biến dạng kéo

B, C, D – biến dạng nén.


Câu 14:

Lực đàn hồi nói chung và lực đàn hồi của lò xo nói riêng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống. Trong các vật dụng sau đây, vật dụng nào không ứng dụng lực đàn hồi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A – lò xo của bút bi

B – giảm xóc xe máy

C – lò xo gắn ở hộp lắp pin

D – không có ứng dụng lực đàn hồi.


Bắt đầu thi ngay