Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Vật lí 10 - Đề 01 có đáp án
-
1425 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về
Đáp án đúng là: D
Ngành Vật lí học là ngành khoa học nghiên cứu về chất, năng lượng và mối quan hệ giữa chúng.
Câu 2:
Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là
Đáp án đúng là: D
Trong nhà trường phổ thông, học tập môn Vật lí sẽ giúp bạn có những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
Câu 3:
Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng nghiên cứu của môn vật lí.
Đáp án đúng là: B
Hiện tượng quang hợp là đối tượng liên quan tới thu nhận và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời, thuộc lĩnh vực Sinh học.
Câu 4:
Vấn đề được hình thành từ suy luận dựa trên lý thuyết đã biết là
Đáp án đúng là: C
A – Định luật vạn vật hấp dẫn được Newton xây dựng xuất phát từ quan sát sự rơi của các vật và nhận thấy chúng đều rơi về phía Trái Đất.
B – Hiện tượng phản xạ âm được hình thành bởi quan sát thực nghiệm: khi ta hét to trong hang động hay trong các phòng có diện tích lớn và trống thì ta nghe được tiếng của chính ta vọng lại.
C – Đặt một chuông điện trong một bình thủy tinh kín (hình 8). Cho chuông điện kêu rồi dùng máy bơm hút dần không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí, cũng gần như không nghe được tiếng chuông nữa. Sau đó, nếu cho không khí vào bình, bạn lại nghe được tiếng chuông.
Vậy trong chân không, sóng âm có truyền được không?
Ta biết rằng, sóng âm truyền được trong chất rắn, lỏng, khí vì các phân tử tạo nên các chất ấy đã dao động và truyền sóng âm từ nguồn âm ra xung quanh. Như vậy, nếu không có các phân tử dao động thì sóng âm không truyền được từ nguồn âm ra xung quanh.
Từ đây có thể suy luận rằng: vì trong chân không có các phần tử dao động nên sóng âm không truyền được trong chân không.
D – Từ quan sát thu được: vật chắn ánh sáng nên tạo ra bóng. Vậy ánh sáng truyền theo đường cong hay đường thẳng? Sau đó, đưa ra giả thuyết: ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Câu 5:
Tích của 10,5 m; 17 m và 20,18 m là:
Đáp án đúng là: D
Tích của các giá trị đo là: 10,5 x 17 x 20,18 = 3602,13 m3.
Kết quả cuối cùng của các phép tính nhân (chia) có cùng số chữ số có nghĩa với số hạng có ít chữ số có nghĩa nhất được sử dụng trong các phép tính. Số 17 có ít chữ số có nghĩa nhất nên kết quả của phép tính được viết là 3,6.103 m3.
Câu 6:
Biển báo nào dưới đây là biển cảnh báo chất độc:
Đáp án đúng là: A
A – Biển cảnh báo chất độc.
B – Biển cảnh báo chất phóng xạ.
C – Biển cảnh báo nguy hiểm về điện.
D – Biển cảnh báo hóa chất ăn mòn.
Câu 7:
Tốc độ trung bình được tính bằng
Đáp án đúng là: A
Tốc độ trung bình được tính bằng quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 8:
Số hiển thị trên đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông khi đang di chuyển là gì?
Đáp án đúng là: D
Khi nhìn vào đồng hồ đo tốc độ của các phương tiện giao thông đang di chuyển, ta không biết tốc độ trung bình của chúng, mà chỉ biết tốc độ vào đúng lúc ta nhìn đồng hồ, đây là tốc độ tức thời của phương tiện giao thông.
Câu 9:
Tốc độ trung bình là đại lượng
Đáp án đúng là: A
Tốc độ trung bình là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động và được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
Câu 10:
Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 10 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?
Đáp án đúng là: B
Ô tô đi từ A đến B, sau đó lại về A.
Quãng đường ô tô đó đi được là: 10 + 10 = 20 km
Vị trí đầu của ô tô là ở A. Vị trí cuối của ô tô vẫn là A.
Vậy độ dịch chuyển của ô tô bằng 0.
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc của một ô tô.
Đáp án đúng là: A
Khi nói về vận tốc của một vật nào đó, chúng ta phải xác định hướng mà nó đang chuyển động và tốc độ chuyển động của vật.
A – Cung cấp đầy đủ thông tin về hướng và độ lớn tốc độ. Hướng: Tây Bắc. Tốc độ: 50 km/h.
B – Chỉ nói về giá trị tốc độ là 50 km/h.
C – Chỉ nói về giá trị tốc độ 50 km trong 1 giờ.
D – Nói về độ dịch chuyển của ô tô A. Độ lớn độ dịch chuyển: 50 km. Hướng: Tây Bắc.
Câu 12:
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều gì?
Đáp án đúng là: B
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.
Đồ thị trên có 2 đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng khác nhau, đường nào có độ dốc lớn hơn, thì có tốc độ lớn hơn.
Câu 13:
Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, tính tốc độ của vật:
Đáp án đúng là: C
Ta thấy độ dốc của đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian không đổi nên tốc độ của vật cũng không đổi.
Ta tính độ dốc của đồ thị trong khoảng từ giây thứ nhất đến giây thứ 4. Vẽ tam giác vuông như hình, chia độ dịch chuyển Δd cho khoảng thời gian Δt, ta được tốc độ.
Tốc độ của vật là: km/h
Câu 14:
Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là và Vận tốc tổng hợp của vật có độ lớn bằng:
Đáp án đúng là: D
Giả sử một vật tham gia đồng thời hai chuyển động theo hai phương và mỗi phương có vận tốc lần lượt là \[\overrightarrow {{v_1}} \]và \[\overrightarrow {{v_2}} \] thì vận tốc tổng hợp sẽ bằng tổng các vận tốc này: \[\overrightarrow v = \overrightarrow {{v_1}} + \overrightarrow {{v_2}} \]
A – Khi \[\overrightarrow {{v_1}} \]và \[\overrightarrow {{v_2}} \] cùng hướng. Độ lớn của v = v1 + v2
B – Khi \[\overrightarrow {{v_1}} \]và \[\overrightarrow {{v_2}} \] ngược hướng. Độ lớn của \[v = \left| {{v_1}{\rm{ - }}{v_2}} \right|\]
C - Khi \[\overrightarrow {{v_1}} \]và \[\overrightarrow {{v_2}} \] vuông góc với nhau. Độ lớn của \[v = \sqrt {{v_1}^2{\rm{ + }}{v_2}^2} \]
Câu 15:
Cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật chuyển động thẳng như hình dưới. Tốc độ của vật chuyển động trước khi đổi chiều là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
Thời điểm đổi chiều của vật ứng với thời điểm 250 s và có độ dịch chuyển là 1000 m.
Tốc độ trước khi đổi chiều = độ dốc của đồ thị = \[\frac{{1000}}{{250}} = 4\,m/s\]
Câu 16:
Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2 s. Gia tốc của xe là
Đáp án đúng là: A
Gia tốc của xe là: \[a = \frac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}} = \frac{{15 - 10}}{2} = \frac{5}{2} = 2,5{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\]
Câu 17:
Sử dụng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi 17, 18, 19.
Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.
Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn đầu tiên là
Đáp án đúng là: A
Đổi đơn vị: 54 km/h = 15 m/s.
18 km/h = 5 m/s.
Đoạn đầu tiên, sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h.
Gia tốc của đoàn tàu là: \[a = \frac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}} = \frac{{5 - 15}}{{10}} = - \frac{{10}}{{10}} = - 1{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\]
Câu 18:
Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn thứ 2 là
Đáp án đúng là: D
Ở đoạn thứ 2, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Do không có sự thay đổi vận tốc nên gia tốc của đoàn tàu bằng 0.
Câu 19:
Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là
Đáp án đúng là: C
Ở đoạn cuối, đoàn tàu chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.
Gia tốc của đoàn tàu là: \[a = \frac{{{v_3} - {v_2}}}{{\Delta t}} = \frac{{0 - 5}}{{10}} = - \frac{5}{{10}} = - 0,5{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\]
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây là sai.
Đáp án đúng là: D
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường được xác định là: \[s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\]. Do đó, ngoài thời gian, quãng đường đi được còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu và độ lớn gia tốc của vật.
Câu 21:
Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi?
Đáp án đúng là: D
Trọng lượng của mẩu phấn rất lớn so với sức cản của không khí tác dụng lên nó, do đó ta có thể bỏ qua sức cản của không khí, coi như mẩu phấn chỉ rơi dưới tác dụng của trọng lực và coi sự rơi của mẩu phấn là rơi tự do.
Câu 22:
Đáp án đúng là: B
A- Sai vì: khi đã bung dù, lực cản của không khí rất lớn tác dụng vào dù làm cho chuyển động của vận động viên không phải là sự rơi tự do.
B- Đúng vì: lực cản của không khí tác dụng vào quả táo không đáng kể nên coi là rơi tự do.
C- Sai vì: lực cản của không khí tác dụng vào chiếc lá đáng kể nên không thể coi là rơi tự do.
D- Sai vì: tờ giấy còn chịu thêm tác dụng lực cản của không khí nên không coi là rơi tự do.
Câu 23:
Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy \[g = 10m/{s^2}\]
Đáp án đúng là: A
Độ cao: \[h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}{.10.10^2} = 500\] (m).
Thời gian rơi trong 95 m cuối cùng bằng tổng thời gian rơi trừ đi thời gian rơi trong 405 m đầu tiên:
\[{t_2} = t - {t_1} = 10 - \sqrt {\frac{{2\left( {500 - 95} \right)}}{{10}}} = 1\](s)
Câu 24:
Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào
Đáp án đúng là: B
B - đúng vì công thức tính thời gian rơi trong chuyển động ném ngang là \[{\rm{t}}\,{\rm{ = }}\sqrt {\frac{{{\rm{2h}}}}{{\rm{g}}}} \]
Câu 25:
Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?
Đáp án đúng là: B
Nhiều thí nghiệm do các nhà khoa học tiến hành đã cho thấy gia tốc của một vật rơi tự do trên bề mặt Trái Đất, gia tốc \[\overrightarrow g \] có giá trị phụ thuộc vào vị trí mà vật rơi. Nên nếu các vật rơi ở cùng 1 vị trí, chúng sẽ có gia tốc như nhau.
Câu 26:
Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là
Đáp án đúng là: C
Chuyển động của hòn bi coi như là một chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h = 1,25 m và có tầm xa theo phương ngang L = 1,5 m.
Theo phương thẳng đứng, viên bi rơi tự do với vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng là 0. Thời gian hòn bi rơi hết độ cao 1,25 m là: \[t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = 0,5{\rm{ s}}\]
Câu 27:
Đâu không phải là ứng dụng của vật lí vào trong cuộc sống, khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
Đáp án đúng là: B
A, C, D - Ứng dụng của vật lí
B - Ứng dụng của ngành sinh học.
Câu 28:
Kết quả đúng số chữ số có nghĩa của phép tính sau:
\[\left( {250 - 23,1.0,3451} \right) + 0,1034 - 4,56\]
Đáp án đúng là: B
\[\left( {250 - 23,1.0,3451} \right) + 0,1034 - 4,56 = 237,57159\]
Trong phép tính, khi viết kết quả của phép tính phải có cùng số chữ số có nghĩa với số hạng có ít chữ số có nghĩa nhất, mà trong phép tính số 250 hay 23,1 hay 4,56 là số hạng có số chữ số có nghĩa ít nhất.
Nên kết quả phép tính được viết là 237.
Câu 29:
Các giọt mưa rơi theo phương thẳng đứng. Một ô tô chạy theo phương ngang trong trời mưa. Giọt mưa chạm vào mặt cửa kính bên xe với vận tốc v gồm 2 thành phần thẳng đứng và nằm ngang. Biết vận tốc của ô tô là 50 km/h. Ở trên mặt kính, các vệt nước mưa rơi hợp với phương thẳng đứng một góc 60o. Vận tốc của giọt nước mưa là bao nhiêu?
Gọi \[\overrightarrow {{v_1}} \] là vận tốc của ô tô.
\[\overrightarrow {{v_2}} \] là hạt mưa rơi.
\[\overrightarrow v \]là vận tốc tổng hợp của hạt mưa khi chạm vào kính xe.
Ta có sơ đồ vectơ sau:
Áp dụng tỉ số lượng giác góc nhọn: \[{\rm{tan60 = }}\frac{{{{\rm{v}}_{\rm{1}}}}}{{{{\rm{v}}_{\rm{2}}}}}\].
Vận tốc của hạt mưa rơi là: \[{v_2} = \frac{{{v_1}}}{{{\rm{tan60}}}} = \frac{{50}}{{{\rm{tan60}}}} \approx 28,87\]km/h
Câu 30:
Cho đồ thị dưới, hãy xác định độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ 5 s đến 10 s:
Độ lớn độ dịch chuyển = diện tích dưới đồ thị vận tốc – thời gian.
Độ lớn độ dịch chuyển là diện tích hình thang được tô màu: \[d = \frac{{(6 + 2).5}}{2} = \frac{{40}}{2} = 20{\rm{ m}}{\rm{.}}\]
Câu 31:
Một ô tô đang đi trên đường thẳng với tốc độ không đổi 24 m/s. Ô tô này đã chạy quá tốc độ và vượt qua một cảnh sát giao thông đang ngồi trên một xe mô tô đứng yên. Người cảnh sát ngay lập tức đuổi theo ô tô với gia tốc 2,1 m/s2. Kể từ thời điểm ô tô vượt qua xe cảnh sát:
Các xe sẽ đi được quãng đường bao nhiêu mét trong thời gian đó?
Quãng đường đi được trong khoảng thời gian trên là:
\[s = {s_1} = {s_2} = 24.22,9 = 549,6\,m\]