Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài tập về đồ thị có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài tập về đồ thị có đáp án

Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài tập về đồ thị có đáp án

  • 62 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian A. từ 0 đến t2 B. từ t1 đến t2. C. từ 0 đến t1, và từ t2 đến t3. D. từ 0 đến t3. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ thời điểm 0 đến t1 vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương

Từ t1 đến t2 vật đứng yên vì độ dịch chuyển không đổi

Từ t2 đến t3 vật chuyển động thẳng đều, theo chiều âm.


Câu 2:

Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là:

Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là:   (ảnh 1)

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

- Vật (1) được biểu diễn trên đồ thị có chiều chuyển động ngược chiều dương. Tại thời điểm t = 0 thì vật (1) xuất phát từ vị trí có độ dịch chuyển 60 m.

Vận tốc = độ dốc của đồ thị =  06060=10km/h

Phương trình chuyển động của vật (1):  d1=6010tkm

- Vật (2) xuất phát từ gốc tọa độ, chuyển động theo chiều dương.

Vận tốc = độ dốc của đồ thị =  60050=12km/h

Phương trình chuyển động của vật (2):  d2=12tkm


Câu 3:

Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?

Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Đồ thị A, B biểu diễn chuyển động thẳng đều.

Đồ thị D biểu diễn vật chuyển động thẳng đều với tốc độ không đổi.

Đồ thị C có vận tốc thay đổi theo thời gian.


Câu 4:

Cho đồ thị dịch chuyển – thời gian của một vật như Hình 4.1. Trong những khoảng thời gian nào, vật chuyển động thẳng đều?

Cho đồ thị dịch chuyển – thời gian của một vật như Hình 4.1. Trong những khoảng thời gian nào, vật chuyển động thẳng đều?   A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t1 đến t2. B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t3 D. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 và từ t2 đến t3. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1: độ dốc đồ thị dương, vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương.

Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2: đồ thị nằm ngang, song song với trục thời gian, vật đứng yên.

Trong khoảng thời gian từ t2 đến t3: độ dốc đồ thị âm, vật chuyển động thẳng đều theo chiều ngược lại.


Câu 5:

Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.   A. 37,5 m. B. 75 m. C. 112,5 m. D. 150 m. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động được tính bằng diện tích của phần đồ thị được tô màu xanh.

Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.   A. 37,5 m. B. 75 m. C. 112,5 m. D. 150 m. (ảnh 2)

s=s1+s2=12.5.15+12.15.10=37,5+75=112,5m


Câu 6:

Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?

Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?   A. I và III. B. I và IV.  C. II và III.  D. II và IV. (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đồ thị (I) và (IV) biểu diễn chuyển động thẳng đều.

Đồ thị (II) có độ dịch chuyển không thay đổi.

Đồ thị (III) có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Sử dụng đề bài sau để trả lời cho bài 2, 3

Dựa vào đồ thị ở Hình 7.3, xác định:

Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều?   A. I và III. B. I và IV.  C. II và III.  D. II và IV. (ảnh 2)

Câu 7:

Xác định vận tốc của mỗi chuyển động.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Vận tốc = độ dốc của đồ thị.

+  v1=180030=60km/h

+  v2=018030=60km/h

v3=60030=20km/h.


Câu 8:

Viết phương trình của mỗi chuyển động.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có biểu thức tính vận tốc:  v=ddotto

Phương trình chuyển động của các vật có dạng  d=do+vtto

Sử dụng kết quả ở bài 2, từ đó:

 d1=0+60t0=60tkm

 d2=18060t0=18060tkm

 d3=0+20t0=20tkm


Câu 9:

Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?

Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất? (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Độ dốc của đồ thị càng lớn thì độ lớn gia tốc càng lớn.

A – gia tốc bằng không vì đồ thị có đường nằm ngang, song song với trục Ot

B, C, D gia tốc không đổi, đồ thị D có độ dốc lớn nhất nên có độ lớn của gia tốc là lớn nhất.


Câu 10:

Quan sát đồ thị (v – t) trong Hình 7.1 của một vật đang chuyển động thẳng và cho biết quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian nào là lớn nhất?

Quan sát đồ thị (v – t) trong Hình 7.1 của một vật đang chuyển động thẳng và cho biết quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian nào là lớn nhất?   A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến 1 s. B. Trong khoảng thời gian từ 1 s đến 2 s. C. Trong khoảng thời gian từ 2 s đến 3 s. D. Trong khoảng thời gian từ 3 s đến 4 s (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quãng đường đi được của vật được tính bằng diện tích của phần bên dưới đồ thị v – t.

Dựa vào đồ thị ta thấy diện tích phần bên dưới đồ thị ứng với khoảng thời gian từ 1s đến 2s có diện tích lớn nhất so với các diện tích ứng với các khoảng thời gian từ 0s đến 1s, 2s đến 3s và 3s đến 4s.


Câu 11:

Hình 7.2 mô tả đồ thị (v – t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

Hình 7.2 mô tả đồ thị (v – t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?   A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều. B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều. C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.  (ảnh 1)


Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dựa vào đồ thị ta thấy, đồ thị v – t của xe A và B là đường thẳng, có độ dốc dương nên xe A và B chuyển động biến đổi đều (cụ thể là chuyển động thẳng nhanh dần đều).

Xe C có đồ thị là đường nằm ngang song song với trục thời gian nên xe C chuyển động đều.

Xe D có đồ thị là đường cong nên đây là một chuyển động phức tạp.

Sử dụng đề bài sau đây để trả lời các bài 7, 8, 9, 10.

Xét một người đi xe máy trên một đoạn đường thẳng. Tốc độ của xe máy tại mỗi thời điểm được ghi lại trong bảng dưới đây.

t (s)

0

5

10

15

20

25

30

v (m/s)

0

15

30

30

20

10

0


Câu 13:

Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về tính chất chuyển động của xe máy.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong khoảng thời gian từ 0 đến 10 s: xe chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 s: xe chuyển động thẳng đều.

Trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 s: xe chuyển động thẳng chậm dần đều.


Câu 14:

Xác định gia tốc của xe máy trong 10 s đầu tiên.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong 10 s đầu tiên, gia tốc:

a=ΔvΔt=300100=3m/s2


Câu 15:

Từ đồ thị vận tốc – thời gian, tính quãng đường mà người này đã đi được sau 30 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Quãng đường đi được trong 30 s bằng diện tích giới hạn phía dưới đồ thị, chính là diện tích của hình thang được tô màu xanh.

Từ đồ thị vận tốc – thời gian, tính quãng đường mà người này đã đi được sau 30 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động. A. 150 m. B. 525 m. C. 30 m. D. 245 m. (ảnh 1)

s=5+30.302=525m.


Bắt đầu thi ngay