IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Vật lý 80 câu trắc nghiệm Chất rắn, Chất lỏng, Sự chuyển thể cơ bản

80 câu trắc nghiệm Chất rắn, Chất lỏng, Sự chuyển thể cơ bản

80 câu trắc nghiệm Chất rắn, Chất lỏng, Sự chuyển thể cơ bản (P1)

  • 5431 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

Xem đáp án

Đáp án: B

Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát.


Câu 2:

Khi xét biến dạng đàn hồi kéo của vật rắn, có thể sử dụng trực tiếp:

Xem đáp án

Đáp án: B

Định luật Húc:

Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn hình trụ tỉ lệ với ứng suất gây ra nó:

 

Có thể viết:

 

là hệ số tỉ lệ (E là suất đàn hồi, đơn vị là Pa)


Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là sai  khi nói về vật rắn vô định hình?

Xem đáp án

Đáp án: C

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.


Câu 4:

Các vật rắn được phân thành các loại nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: A

Chất rắn được phân thành 2 loại: kết tinh và vô định hình.

Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.


Câu 5:

Giữa hệ số nở khối β và hệ số nở dài α có biểu thức:

Xem đáp án

Đáp án: D

Sự nở vì nhiệt của vật rắn là sự tăng kích thước của vật rắn khi nhiệt độ tăng do bị nung nóng.

+ Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu l0 của vật đó:

Dl = ll0 = al0Dt.

+ Độ nở khối của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ Dt và thể tích ban đầu V0 của vật đó:

DV = V – V0 = bV0Dt; với b » 3a.


Câu 6:

Lực căng mặt ngoài của chất lỏng có phương:

Xem đáp án

Đáp án: D

Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = sl.

s là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m.

Giá trị của s phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất lỏng: s giảm khi nhiệt độ tăng.


Câu 7:

Vật rắn vô định hình có:

Xem đáp án

Đáp án: D

Các chất rắn như nhựa thông, hắc ín… mà hình dạng bên ngoài không có dạng hình học gọi là chất rắn vô định hình. Như vậy chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định. Chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng. 


Câu 8:

Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

Xem đáp án

Đáp án: B

Quá trình đông đặc là quá trình ngược với quá trình nóng chảy.

Vật rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó → B sai

Khi đông đặc hoàn toàn, khối chất lỏng tỏa nhiệt lượng bằng đúng nhiệt lượng mà nó thu vào nếu nóng chảy hoàn toàn. Nhiệt độ đông đặc cũng như nhiệt độ nóng chảy của chất rắn thay đổi phụ thuộc áp suất bên ngoài.


Câu 9:

Điều nào sau đây là sai  khi nói về nhiệt nóng chảy?

Xem đáp án

Đáp án: C

+ Chất rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có nhiệt độ nóng chảy không đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước. Các chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng  chảy xác định. → C sai.

+ Nhiệt lượng Q (J) cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy:

Q = l.m; l là nhiệt nóng chảy riêng; đơn vị J/kg.


Câu 10:

Hiện tượng mao dẫn:

Xem đáp án

Đáp án: C

Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mức chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong rất nhỏ, trong các vách hẹp, các vật xốp… so với mực chất lỏng ở ngoài.

Các ống nhỏ trong đó xảy ra hiện tượng mao dẫn gọi là ống mao dẫn.


Câu 11:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mạng tinh thể?

Xem đáp án

Đáp án: D

Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó.


Câu 13:

Trường hợp nào sau đây không liên quan đến hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng?

Xem đáp án

Đáp án: B

Các hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng: Lực căng bề mặt, hiện tượng dính ướt và không dính ướt, hiện tượng mao dẫn.

Nước chảy từ trong vòi ra ngoài không liên quan đến các hiện tượng căng mặt  ngoài của chất lỏng.


Câu 14:

Tìm câu sai. Độ lớn của lực căng mặt ngoài của chất lỏng luôn:

Xem đáp án

Đáp án: C

- Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng và có độ lớn tỉ lệ thuận với độ dài của đoạn đường đó: 

f = sl.

- Với s là hệ số căng mặt ngoài, có đơn vị là N/m. Hệ số s phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng: s giảm khi nhiệt độ tăng.


Câu 15:

Gọi: l0 là chiều dài ở 0 oC; l là chiều dài ở t oC; α là hệ số nở dài. Công thức tính chiều dài l t oC là:

Xem đáp án

Đáp án: A

Độ nở dài Dl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu lo của vật đó:

Công thức tính độ nở dài:

l = ll0 = α.l0.∆t

 Vi lo là chiều dài ban đầu tại t0

Công thức tính chiều dài tại t oC:

l = l0.(1 + α.∆t)

Với a là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1

Giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.

Nếu t0 = 0

→ ∆t = t – t0 = t – 0 = t 

→ l = l0 (1 + αt)


Câu 16:

Biểu hiện nào sau đây không liên quan đến hiện tượng mao dẫn?

Xem đáp án

Đáp án: A

Hiện tượng mức chất lỏng trong các ống có đường kính nhỏ luôn dâng cao hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao dẫn. Mực ngấm theo rãnh ngòi bút, bấc đèn hút dầu, giấy thấm hút mực đều liên quan đến mao dẫn.

Cốc nước đá có nước đọng bên thành cốc liên quan đến hiện tượng ngưng tụ của hơi nước khi gặp lạnh.


Câu 17:

Điều nào sau đây là sai  khi nói về hơi bão hòa?

Xem đáp án

Đáp án: C

Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt.

Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bảo hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hòa. Áp suất hơi bảo hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa tăng.


Câu 18:

Điều nào sau đây là đúng  khi nói về đặc tính của vật rắn tinh thể?

Xem đáp án

Đáp án: D

Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định.

Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.


Câu 19:

Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: A

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn hình trụ tỉ lệ với ứng suất gây ra nó:

Định luật Húc chỉ có thể áp dụng trong trường hợp giới hạn mà vật rắn còn có tính đàn hồi.


Câu 20:

Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án: B

Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào thể tích chất lỏng.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương