80 câu trắc nghiệm Chất rắn, Chất lỏng, Sự chuyển thể cơ bản (P2)
-
5457 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Gọi V0 là thể tích ở 0 oC; V là thể tích ở t oC; β là hệ số nở khối. Công thức tính thể tích V ở t oC là:
Đáp án: C
- Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
+ Công thức độ nở khối:
∆V = V–V0 = βV0∆t
+ Công thức tính thể tích tại t oC:
V = Vo(1 + β∆t). Với V0 là thể tích ban đầu tại t0
Nếu t0 = 0 oC thì V = V0.(1 + βt)
Câu 2:
Chiều lực căng mặt ngoài của chất lỏng phải có tác dụng:
Đáp án: B
+ Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đương này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng, có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của đoạn đường đó: f = sl.
s là hệ số căng bề mặt (suất căng bề mặt), đơn vị N/m.
Câu 3:
Nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn có đơn vị là:
Đáp án: B
+ Nhiệt nóng chảy riêng (λ) của một chất được định nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho một đơn vị đo về lượng chất đó (như đơn vị đo khối lượng hay số phân tử như mol) để nó chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng, tại nhiệt độ nóng chảy.
+Trong hệ thống đo lường quốc tế, đơn vị đo của nhiệt lượng nóng chảy là Joule trên kilôgam, J.kg−1 hay J/kg, hoặc Joule trên mol.
Câu 4:
Gọi σ là hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng, d là đường kính bên trong của ống mao dẫn, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Công thức tính độ dâng (hay hạ) của mực chất lỏng trong ống mao dẫn so với mực chất lỏng bên ngoài là:
Đáp án: B
Công thức tính độ cao chất lỏng dâng lên trong ống mao dẫn:
Trong đó:
σ là hệ số căng bề mặt của chất lỏng (N/m);
p là khối lượng riêng của chất lỏng (kg/m3);
d là đường kính bên trong của ống (m);
g là gia tốc trọng trường (m/s2).
Câu 5:
Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:
Đáp án: D
+ Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định → D đúng
+ Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó → B sai
+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng → A, C sai
Câu 6:
Tính chất nào sau đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
Đáp án: D
+ Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định → A đúng, D sai
+ Tinh thể là cấu trúc bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của nó → C đúng
+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất rắn đa tinh thể có tính đẵng hướng. → B đúng
Câu 7:
Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?
Đáp án: A
Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
Câu 8:
Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc yếu tố nào dưới đây?
Đáp án: D
Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn hình trụ tỉ lệ với ứng suất gây ra nó:
→ Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng (F) và tiết diện ngang của thanh (S).
Câu 9:
Khi so sánh đặc tính của vật rắn đơn tinh thể và vật rắn vô định hình, kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án: A
B sai vì vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng
C sai vì vật rắn đơn tinh thể có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định còn vật rắn vô định hình có tính đẳng hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D sai vì vật rắn đơn tinh thể có nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc xác định.
Câu 10:
Khi nói về mạng tinh thể điều nào sau đây sai?
Đáp án: C
C sai vì không phải tất cả các chất đều có hình dạng mạng tinh thể giống nhau.
Câu 11:
Chất vô định hình có tính chất nào sau đây?
Đáp án: C
+ Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng. → A, B, D đều sai.
+ Các chất rắn vô định hình có tính đẳng hướng, khi bị nung nóng, chúng mềm dần và chuyển sang thể lỏng.→ C đúng
Câu 12:
Điều nào sau đây là sai liên quan đến chất kết tinh?
Đáp án: C
+ Các chất rắn kết tinh được cấu tạo từ cùng một loại hạt, nhưng cấu trúc tinh thể không giống nhau thì những tính chất vật lí của chúng cũng rất khác nhau.
+ Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. Chất đơn tinh thể có tính dị hướng, còn chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.
→ C sai
Câu 13:
Đặc tính nào là của chất đa tinh thể?
Đáp án: B
+ Chất đa tinh thể là một loại chất rắn kết tinh nên có nhiệt độ nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
+ Chất đa tinh thể có tính đẳng hướng.
Câu 14:
Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?
Đáp án: A
Chất đơn tinh thể là chất rắn kết tinh nên có nhiệt độ nóng chảy xác định, đồng thời nó cũng là chất có tính dị hướng.
Câu 15:
Độ nở dài Dl của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức:
Đáp án: B
+ Độ nở dài Dl của vật rắn hình trụ đồng chất tỉ lệ với độ tăng nhiệt độ Dt và độ dài ban đầu lo của vật đó.
+ Công thức tính độ nở dài:
∆l = l – l0 = α.l0.∆t
Với lo là chiều dài ban đầu tại t0
a là hệ số nở dài của vật rắn, có đơn vị là K-1, giá trị của a phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.
Câu 16:
Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức:
Đáp án: A
Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
Công thức độ nở khối:
∆V = V–V0 = βV0∆t.
Câu 17:
Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
Đáp án: B
+ Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì ∆to > 0 → thể tích của vật tăng thêm:
∆V = V–V0 = βV0∆t.
Trong khi đó khối lượng không đổi
→ khối lượng riêng ρ = m/V giảm.
Câu 18:
Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và chất rắn là:
Đáp án: A
+ Khi chất lỏng tiếp xúc với chất rắn thì tùy theo bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hoặc không dính ướt.
Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng dính ướt.
Khi lực hút giữa các phân tử vật rắn và các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau, thì có hiện tượng không dính ướt.
Câu 19:
Chọn câu phát biểu sai:
Đáp án: C
+ Sự bay hơi được hiểu là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hay còn gọi là hơi) ở bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi chỉ diễn ra trên bề mặt chất lỏng mà không diễn ra phía dưới bề mặt. → A đúng
+ Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. Sự bay hơi xảy ra ở nhiệt độ bất kì và luôn kèm theo sự ngưng tụ.
+ Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà. → D đúng, C sai
+ Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. → B đúng
Câu 20:
Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa?
Đáp án: B
Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bảo hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hòa. Áp suất hơi bảo hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. → A, C, D sai, B đúng