Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học 343 bài tập Quy luật di truyền - Sinh học 12 (Di truyền học - chương 2) có lời giải

343 bài tập Quy luật di truyền - Sinh học 12 (Di truyền học - chương 2) có lời giải

343 bài tập Quy luật di truyền - Sinh học 12 (Di truyền học - chương 2) có lời giải (P2)

  • 5424 lượt thi

  • 42 câu hỏi

  • 65 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về các gen nằm trên một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Các gen nằm trên cùng 1 NST thì di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.


Câu 2:

Sử dụng phép lai nào sau đây có thể xác định được kiểu gen của cơ thể mang kiểu hình trội?

Xem đáp án

Đáp án B

Để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội, người ta dùng phép lai phân tích (lai với cơ thể mang tính trạng lặn)


Câu 3:

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được xem là cơ thể thuần chủng?

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ thể AabbDD là cơ thể thuần chủng


Câu 4:

Khi nói về gen ngoài nhân, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu sai về gen ngoài nhân là A, gen ngoài nhân không tồn tại thành từng cặp


Câu 6:

Nội dung của quy luật phân li độc lập, theo Menđen là

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung của quy luật phân li độc lập, theo Menđen  là:Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.


Câu 7:

Cho phép lai cá diếc cái với cá chép đực thu được cá nhưng không râu, phép lai nghịch cá diếc đực với cá chép cái thu được cá nhưng có râu. Quy luật di truyền chi phối các phép lai nói trên là:

Xem đáp án

Đáp án B

Lưu ý: Cá chép có râu còn cá diếc không râu

+ Phép lai 1: cá diếc cái × cá chép đực → cá không râu (giống mẹ)

+ Phép lai 2: cá diếc đực × cá chép cái → cá có râu (giống mẹ)

→ Di truyền theo dòng mẹ, di truyền gen tế bào chất.


Câu 8:

Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật (hiện tượng) nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Đời con phân ly 9:3:3:1 đây là tỷ lệ đặc trưng của kiểu tương tác bổ sung.


Câu 9:

Khi nói về các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu đúng về các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể là: Thường di truyền cùng nhau theo từng nhóm liên kết.


Câu 18:

Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

(1). Liên kết gen làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

(2). Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.

(3). Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.

(4). Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.

(5). Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.

Xem đáp án

Xét các phát biểu:

(1) đúng

(2) sai, các gen nằm gần nhau thì lực liên kết lớn  tần số hoán vị thấp

(3) đúng, VD ở người có 23 cặp NST nhưng có tới gần 20500 gen

(4) đúng,  chúng phân ly độc lập trong quá trình giảm phân

(5) sai, số nhóm gen liên kết bằng số NST trong bộ đơn bội của loài

Chọn C


Câu 19:

Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là

Xem đáp án

Đáp án là B

Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là “Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”.


Câu 20:

Trong một gia đình, gen trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ

Xem đáp án

Đáp án là C

Gen trong ti thể di truyền theo dòng mẹ nên luôn được nhận từ ti thể của mẹ


Câu 21:

Điều nào dưới đây không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể?

Xem đáp án

Đáp án A
Điều không đúng đối với di truyền ngoài nhiễm sắc thể:

Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. (sai, vì không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất)


Câu 22:

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ thể có kiểu gen được gọi là thể đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét: AABB.


Câu 23:

Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện tượng hoán vị gen xảy ra trên cơ sở: Hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân


Câu 24:

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định không đúng: C. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường. (kiểu hình là kết quả của kiểu gen dưới tác động của môi trường nhất định)


Câu 25:

Ở một loài biết: Cặp NST giới tính ở giới đực là XY, giới cái là XX. Khi lai thuận nghịch khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản mà con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó

Xem đáp án

Đáp án C

Ở một loài biết: Cặp NST giới tính ở giới đực là XY, giới cái là XX. Khi lai thuận nghịch khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản mà con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nằm ở ngoài nhân. (di truyền theo dòng mẹ, do gen nằm ở tế bào chất)


Câu 26:

Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án B

Liên kết gen hoàn toàn có đặc điểm là làm giảm sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp.


Câu 27:

Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng: Lai phân tích.


Câu 28:

Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là

Xem đáp án

Đáp án C

Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.


Câu 29:

Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?

Xem đáp án

Đáp án B

Ý nghĩa không phải của hiện tượng hoán vị gen: Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.


Câu 30:

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị:

Xem đáp án

Đáp án C

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị: ở một loạt tính trạng do nó chi phối


Câu 31:

Biến đổi nào sau đây không phải là thường biến?

Xem đáp án

Đáp án B

Biến đổi không phải là thường biến: Thể bạch tạng ở cây lúa.


Câu 32:

Nhận xét nào sau đây không đúng về mức phản ứng?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận xét không đúng về mức phản ứng: Năng suất vật nuôi, cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào mức phản ứng ít phụ thuộc vào môi trường.


Câu 33:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự

Xem đáp án

Đáp án D

Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi đoạn  tương ứng giữa 2 crômatit không chị em  ở kì đầu giảm phân I


Câu 34:

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định không đúng: Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường (kiểu hình là kết quả của kiểu gen dưới điều kiện môi trường nhất định)


Câu 35:

Quy luật di truyền phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:

Xem đáp án

Đáp án D

Quy luật di truyền phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng: Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối


Câu 38:

Nhận xét nào dưới đây là không đúng trong trường hợp di truyền qua tế bào chất

Xem đáp án

Phát biểu sai về di truyền tế bào chất là: D tính trạng sẽ biểu hiện ở tất cả con lai

Chọn D


Câu 39:

Ở một loài động vật, khi lai cá thể chân ngắn với cá thể chân dài thu được F1 100% cá thể chân ngắn. Cho F1 tạp giao thu được F2, tiếp tục cho F2 tạp giao thu được F3 phân li theo tỉ lệ 13 cá thể chân ngắn : 3 cá thể chân dài. Biết rằng tính trạng do một cặp gen quy định, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây sai?

Xem đáp án

F1 đồng hình → chân ngắn trội hoàn toàn so với chân dài (1 gen quy định 1 tính trạng)

Nếu gen nằm trên NST thường, F1: Aa × Aa → F3. đạt cân bằng di truyền: 1 AA:2Aa: laa ≠ đề bài

Vậy ý sai là C

Chọn C


Câu 41:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng

(1). Kiểu gen có số luợng kiểu hình càng nhiều thì mức phản ứng càng rộng

(2). Mức phản ứng là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan đến gen nên không có khả năng di truyền

(3). Các alen trong cùng một gen đều có mức phản ứng như nhau

(4). Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng

(5). Những loài sinh sản theo hình thức sinh sản sinh dưỡng thường dễ xác định được mức phản ứng

Xem đáp án

Các phát biểu đúng về mức phản ứng là: (1),(5)

Ý (2) sai vì mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của 1 kiểu gen ứng với những môi trương khác nhau, mức phản ứng do kiểu gen quy định

Ý (3) sai vì chỉ có mức phản ứng của kiểu gen

Ý (4) sai vì tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp

Chọn B


Câu 42:

Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

Xem đáp án

Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối.

Chọn C


Bắt đầu thi ngay