Bài tập Benzen và đồng đằng cơ bản có lời giải (P4)
-
6229 lượt thi
-
23 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tính thơm của benzen được thể hiện ở điều nào ?
Đáp án D
Tính thơm của benzen thể hiện tương đối dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa.
Câu 2:
Hiện tượng gì xảy ra khi cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc rồi để yên ?
Đáp án D
Chú ý câu hỏi là brom lỏng tức là brom nguyên chất là dung môi không phân cực tan tốt trong benzen vì vậy tạo dung dung dịch đồng nhất
Cho benzen vào ống nghiệm chứa dung dịch brom trong nước, lắc kĩ benzen không làm mất màu dung dịch nước brom, chất lỏng phân thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch brom trong benzen có màu vàng, lớp dưới là nước không màu. Vì benzen không phản ứng với nước brom nhưng hòa tan brom tốt hơn nước.
Câu 4:
Số đồng phân thơm của chất có CTPT C8H10 là:
Đáp án A
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + KOH +MnO2↓+ H2O
Vậy khi cho toluen vào dung dịch thuốc tím đun nóng thì thuốc tím nhạt màu dần và kết tủa đen.
Câu 5:
Benzen có thể điều chế bằng cách nào ?
Đáp án D
Trong công nghiêp thường được tách ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá
Benzen còn được điều chế từ phản ứng khử H2 xicloankan hoặc khử H2 rồi đóng vòng các ankan
Câu 6:
Hãy chọn đúng hóa chất để phân biệt benzen, axetilen, stiren ?
Đáp án B
Khi cho KMnO4 ở điều kiện thường vào lần lượt các ống nghiệm chứa benzen, axetilen, stiren lắc đều thì axetilen và stiren làm nhạt màu KMnO4, benzen không hiện tượng
Khi cho dung dịch axetilen và stiren lần lượt vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thì phản ứng thấy ống nghiệm chứa axetilen có lớp bạc màu xám bám thành ống nghiệm, stiren không hiện tượng.
Câu 7:
Cho các mệnh đề về stiren:
(1) Stiren là đồng đẳng với benzen.
(2) Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4.
(3) Stiren còn có tên gọi khác là vinylbenzen.
(4) Stiren vừa có tính không no, vừa có tính thơm.
(5) Stiren có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
Số mệnh đề đúng là:
Đáp án C
Stiren không thỏa mãn công thức CnH2n-6 ( n≥ 6) → stiren không là đồng đẳng với benzen → (1) sai
(2), (3), (4), (5) đúng.
Câu 9:
Một hiđrocacbon thơm X có thành phần %C trong phân tử là 90,57%. CTPT của X là:
Đáp án B
Gọi công thức của X là CnH2n-6 ( n≥ 6)
%C= ×100% = 90, 57 → n = 8
X có công thức C8H10
Câu 10:
Oxi hóa hết 2,3 gam toluen bằng dung dịch KMnO4 thu được axit benzoic. Khối lượng axit benzoic tạo thành là:
Đáp án D
Luôn có nC6H5CH3= nC6H5COOH = 0,025 mol → mC6H5COOH = 3,05 gam.
Câu 11:
Cho các nhận định sau về polistiren:
(1) Là chất nhựa nhiệt dẻo, trong suốt. (2) Dùng chế tạo đồ dùng gia đình.
(3) Dùng chế tạo các dụng cụ văn phòng. (4) Là một hiđrocacbon thơm.
Số câu đúng là:
Đáp án C
Nhận định đúng gồm (1), (2), (3).
Câu 12:
Điều nào sau đây sai khi nói về dầu mỏ ?
Đáp án D
Trong thành phàn của dầu mỏ thường là hỗn tạp của các chất hữu cơ ngoài ra còn chứa một lượng rất nhỏ các chất vô cơ (các kim loại nặng ..)
Câu 13:
Nguyên tố có hàm lượng lớn nhất trong dầu mỏ là:
Đáp án A
Dàu mổ là hỗn hợp của nhiều hidrocacbon, trong dầu mỏ chứa khoảng 83%-87% là C, 11%-14%H, 0,01-0,7% S , 0,01%-7% O
Câu 14:
Phương pháp dùng để chưng cất dầu mỏ là:
Đáp án A
Để chưng cất dầu mỏ ở giai đoạn dầu thô thường dùng chưng cất phân đoạn dưới áp suất thường để tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau.
Câu 15:
Có 4 chất: etilen, propin, buta-1,3-đien, benzen. Xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của 4 chất trên, điều khẳng định đúng là:
Đáp án B
Trong 4 chất benzen không có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Các chất còn lại đều tham gia phản ứng công với dung dịch brom
Câu 16:
Phương pháp để tăng chỉ số octan là:
Đáp án A
Để làm tăng chỉ số octan ( chỉ số chống kích nổ) trong dầu mỏ người ta dùng phương pháp rifominh. Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt độ để biến đổi cấu trúc của hidrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm. Các hợp chất có nhánh và thơm sẽ có chỉ số octan cao hơn.
Câu 17:
Thành phần chủ yếu của khí lò cốc:
Đáp án B
Khí lò cốc là khí sinh ra trong quá trình chế than mỡ thành than cốc, trong khí lò cốc chứa 65% H2. 35% CH4, còn lại là CO2, CO, N2...
Câu 18:
Phản ứng của benzen với chất nào sau đây gọi là phản ứng nitro hóa ?
Đáp án A
Phản ứng của benzen với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc được gọi là phản ứng nitro hóa.
Câu 19:
Sản phẩm chính khi oxi hóa ankylbenzen bằng dung dịch KMnO4 là:
Đáp án C
C6H5CH2-CH2-R khi oxi hóa bởi KMnO4 đun nóng tạo ra C6H5COOK và RCOOK ( nếu R là H thì tạo CO2)
Câu 20:
Phản ứng: (HNO3 đặc + C6H6) dùng xúc tác nào sau đây ?
Đáp án B
Phản ứng nitro hóa benzen cần dùng xúc tác H2SO4 đặc.
Câu 21:
Cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với clo (xt: bột Fe), H = 80%. Lượng clobenzen thu được là:
Đáp án C
Với H = 80% → nC6H5Cl = 0,8nC6H6 = 0,16 mol → mC6H5Cl = 18 gam.
Câu 22:
Thành phần chính của khí thiên nhiên là:
Đáp án B
Trong khí thiên nhiên CH4 chiếm 70-95%, còn lại là C2H6, H2....
Câu 23:
C9H12 có số đồng phân hiđrocacbon thơm là:
Đáp án B
Hợp chất C9H có π + v= 4 các đồng phân hidrocacbon thơm gồm
C6H5CH2-CH2CH3, C6H5CH(CH3)2
o-CH3C6H4C2H5, m-CH3C6H4C2H5, p-CH3C6H4C2H5
1,2, 3-(CH3)3C6H3; 1,2,4-(CH3)3C6H3, 1,3,5-(CH3)3C6H3.