Bài tập Đại cương về hóa học hữu cơ siêu hay có lời giải (P1)
-
4616 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Số đồng phân thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là
Đáp án : D
+) Mạch thẳng có 5:
pentadien-1,2
pentadien-1,3 ( cis-trans)
pentadien-1,4
pentadien-2,3
+) Mạch nhánh có 2:
2-metyl-buta-1,3-dien
3-metyl-buta-1,2-dien
pentadien 1,3 có đồng phân cis - trans
Câu 2:
C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?
Đáp án : B
Có 3 đồng phân là:
penta-1,3-dien ( cis-trans)
2-metyl-buta-1,3-dien
Câu 3:
Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là
Đáp án : A
Được cấu tạo từ đivỉnyl và Stiren => ghép 2 công thức phân tử lại
=> (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.
Câu 4:
Hiện nay PVC được điều chế theo sơ đồ sau:
C2H4 -> CH2Cl–CH2Cl -> C2H3Cl -> PVC.
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% thì lượng C2H4 cần dùng để sản xuất 5000 kg PVC là:
Đáp án : C
n -(-CH2-CH(Cl)-)- =80000 mol
C2H4→CH2Cl−CH2Cl→C2H3Cl→ -(-CH2-CH(Cl)-)-
80000 mol
80%= (80000/n)*100%
=> n ban đầu=100000 mol m C2H4 = 100000*28 = 2800kg
Câu 5:
Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3)
Đáp án : C
Chỉ có 1 đồng phân duy nhất mạch thẳng và có nối 3 ở đầu mạch
Câu 6:
Cho các chất sau: CH2=CHCH2CH2CH=CH2; CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2; CH2=CHCH2CH=CH2; CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3C(CH3)=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2; CH3CH=CHCH3.
Số chất có đồng phân hình học là:
Đáp án : D
Các chất có đồng phân hình học là
CH2=CHCH=CHCH2CH3; CH3CH=CHCH3
CH3CH2CH=CHCH2CH3; CH3CH2C(CH3)=C(C2H5)CH(CH3)2
Câu 7:
Một hỗn hợp X gồm 2 aren A, R đều có M < 120, tỉ khối của X đối với C 2H6 là 3,067. CTPT và số đồng phân của A và R là
Đáp án : D
Theo bài ra, ta có Mx = 92 => A và R phải có 1 chất có M > 92 và 1 chất < 92
=> Đáp án D hoặc B
Lại có C8H10 có 4 đồng phân
Câu 8:
Một hợp chất hữu cơ A có M = 74. Đốt cháy A bằng oxi thu được khí CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức phân tử phù hợp với A?
Đáp án : C
Gọi công thức của A có dạng CxHyOz
Với z = 0, không có công thức thỏa mãn
z = 1 => C4H10O
z = 2 => C2H5COOH
z = 3 => OHC-COOH
Câu 9:
Hỗn hợp A gồm hiđro và các hiđrocacbon no, chưa no. Cho A vào bình có niken xúc tác, đun nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp B. Phát biểu nào sau đây sai ?
Đáp án : D
Vì trong A có Hidro và các hidrocacbon chưa no nên sau phản ứng chắc chắn M trung bình phải thay đối, do đó phát biểu "Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp A bằng khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp B." là sai
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. CTĐGN của X là:
Đáp án : B
Đặt nCO2 = nH2O = x; bảo toàn khối lượng => X = 0,3 mol
Bảo toàn C và H => nO = 0,1; Tỉ lệ C:H:O = 3 : 6 : 1
Câu 11:
Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là:
Đáp án : D
Phương trình:
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O --0-5oC--> 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
nKMnO4 = 0,2*0,2 = 0,04 (mol)
=> V = 0,04*3/2*22,4 = 1,344 (l)
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75 : 1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Nhận xét nào sau đây là đúng đối với X ?
Đáp án : A
Ta có nC/nH = nCO2/2nH2O = 1,75/2 = 7/8
lại có MX = 5,06/(1,76/32) = 92(g)
=> X là C7H8 (toluen)
C7H8 thuộc dãy đồng đẳng benzen, không tan trong nước, không làm mất màu dung dịch
Br2, không trùng hợp thành PS, làm mất màu KMnO4 theo PT:
C6H5-CH3 + 2KMnO4 => C6H5-COOK + 2MnO2 + KOH + H2O
Câu 13:
Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
Đáp án : B
Gọi công thức chung của C3H8, C3H6, C3H4 là C3Hy ta có:
M X = 21,2.2 = 42,4 = 12.3 + y → y = 6,4
Phản ứng:
C3Hy → 3CO2 + y/2 H2O
0,1 0,3 0,1.0,5y¯
=> mCO2 + mH2O = 0,3.44 + 0,1.0,5.6,4.18 = 18,96 (g)
Câu 14:
Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Z, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là:
Đáp án : B
Gọi MX là phân tử của X. PTK của Z = MX + 28 = 2 MX
--> MX = 28, X là C2H4.
--> Y là C3H6 và Z là C4H8.
0,1 mol Z khi đốt thu 0,4 mol CO2 và khi hấp thụ vào Ca(OH)2 dư thu 0,4 mol CaCO3
nặng 40 gam
Câu 15:
Cho 10 lít hỗn hợp khí CH4 và C2H2 tác dụng với 10 lít H2 (Ni, to). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16 lít hỗn hợp khí (các khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Thể tích của CH4 và C2H2 trước phản ứng là
Đáp án : C
Ta có Cùng điều kiện -> Quy số lít về số mol.n(hh ban đầu) = 20 mol; n(hh sau) = 16 lít
=> H2 phản ứng mất 4 lít => C2H2 có 2 lít và CH4 có 8 lít
Câu 16:
X, Y, Z là 3 hiđrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường, khi phân huỷ mỗi chất X, Y, Z đều tạo ra C và H2, thể tích H2 luôn gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân huỷ và X, Y, Z không phải là dồng phân. CTPT của 3 chất là
Đáp án : A
Thể tích H2 gấp 3 lần hidrocacbon => cả 3 hidrocacbon đều có 6C, lại không phải đồng phân
Câu 17:
Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4 ; 0,2 mol C2H4 ; 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 l hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là:
Đáp án : D
m X = 10.3 g
n Z = 0.3 mol và M Z = 12 x 2 = 24
=> m Z = 0.3 x 24 = 7.2 g
=> m KMnO4 tăng = m khí bị giữ lại = 10.3 - 7.2 = 3.1 g
Câu 18:
Cho 100 ml benzen (d = 0,879 g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom lỏng (xúc tác bột sắt, đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (d = 1,495 g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là
Đáp án : A
Ta có n benzen = 1,127mol; n brom benzen = 0,76
=> hiệu suất = 0,76 : 1,127 = 67,6%
Câu 19:
Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là
Đáp án : B
Ta có: n stiren = 0,1 mol
n I2 = 1,27/254 = 0,005 mol
=> n Br2 dư = 0,005 mol
=> n Br2 phản ứng (cộng với stiren)= 0,2x0,15-0,005 = 0,025mol
=> n stiren dư = 0,025
=> Hiệu suất = (0,1-0,025)/0,1= 75%
Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn 1,605 gam hợp chất hữu cơ A thu được 4,62 gam CO2 ; 1,215 gam H2O và 168 ml N2 (đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí không vượt quá 4. Công thức phân tử của A là:
Đáp án : C
mC=1.26
mH=0.135
mN=0.21
-> không có oxi gọi CTHH của X là CxHyNz
x: y : z = 0.105 :0.135 : 0.015
->x:y : z = 7 : 9 : 1
->C7H9N ( 0.03 mol theo 3.21g)
Câu 21:
Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:
Đáp án : C
Ta có m polistiren = m stiren
m etylbenzen cần dùng = m stiren cần dùng x M etylbenzen / M stiren
=> m etylbenzen cần dùng = (10,4x100/80) x 106 / 104 = 13,25 tấn
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn 0,4524 gam hợp chất A sinh ra 0,3318 gam CO2 và 0,2714 gam H2O. Đun nóng 0,3682 gam chất A với vôi tôi xút để chuyển tất cả nitơ trong A thành amoniac, rồi dẫn khí NH3 vào 20 ml dung dịch H2SO4 0,5 M. Để trung hoà axit còn dư sau khi tác dụng với NH3 cần dùng 7,7 ml dung dịch NaOH 1M. Biết MA= 60. Công thức phân tử của A là:
Đáp án : A
Tính mN trong 0,3682 gam A
2NH3+H2SO4→(NH)2SO4
nH2SO4=0,02×0,5=0,01 mol
nH2SO4dư:2NaOH+H2SO4 → Na2SO4+2H2O
mol 0,0077 0,00385
nH2SO4 dùng để trung hòa NH3=0,01−0,00385=0,00615 mol
nNH3=0,00615×2=0,0123 mol
Nếu đun nóng 0,4524 gam A với NaOH thì lượng NH3 thu được sẽ là :
0,03682 gam A cho 0,0123 mol NH3
0,4524 gam A cho x mol NH3→x=0,015 mol
mC=0,09 gam; mH=0,03g;
mN=0,015×14=0,21 gam
mO=0,4524−(0,21+0,09+0,03)=0,1224 gam
nC:nH:nO:nN= =0,0075:0,03:0,0075:0,015=1:4:1:2
=> A có công thức phân tử : (CH4ON2)n≈60 → n=1
=> A là : CH4ON2 hay (NH2)2CO : Phân urê.
Câu 23:
Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31 gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. CTPT của X là:
Đáp án : A
nOH=0,07 ; nH+=0,08
NH3 +H+ -> NH4+
0,01<-0,01 mN =0,01 x 14=0,14
mC =0,44x12/44=0,12
mH= 0,31-0,26=0,05 CxHyNz =. x:y:z=(0,12/12): (0,05/1):(0,14:14) = 1:5:1
CTDGN : (CH5N)n MX= 1,38 x 22,4=31 12n+ 5n+ 14n=31 => n=1 chất là CH5N => CH3NH2
Câu 24:
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là:
Đáp án : C
Khí thoát ra là N2, m tăng = m CO2 +m H20 ; ta có:
n CO2= 0.36 mol =>n C= 0.36mol
m H20= 23.4- mCO2= 23.4-15.84
=>nH20 =0.42 mol => nH= 0.84 mol
n N2= 0.06 MOL=>n N= 0.12 mol
n O= nO(CO2)+ nO(H20)=1.14 mol
Theo định luật bảo toàn nguyên tố:
n O(A)+ nO(O2)= nO(H20)+ nO(CO2)
=>nO(A)= 1.14- (2*10.08/22.4)=0.24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0.36:0.84:0.12:0.24=3:7:1:2
=>ctpt (C3H7NO2)n
mA = m CO2 + m H20 +mN2 -m O2 =m tăng + m N2- mO2= 10.68g
=>M(A)= 10.68/0.12=89
=>n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
Câu 25:
Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam H2O. Mặt khác khi xác định clo trong hợp chất đó bằng dung dịch AgNO3 người ta thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của hợp chất so với hiđro bằng 42,5. Công thức phân tử của hợp chất là:
Đáp án : C
Ta có nCO2 = 0,005; nH2O = 0,005
=> C:H = 1:2
nCl = 0,01, Mx = 85