Bài tập Quy luật di truyền của Menđen có lời giải (vận dụng- P2)
-
2408 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các cặp gen phân li độc lập. Cho hai cây dị hợp (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa vàng: 37,5% cây thân thấp, hoa vàng;12,5% cây thân cao, hoa trắng; 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:
Chọn B.
Giải chi tiết:
Tỷ lệ KH ở F1 là 3:3:1:1 = (3:1)(1:1) → P: AaBb × aaBb hoặc Aabb
Tỷ lệ kiểu gen ở F1 là (1:2:1)(1:1) =2:2:1:1:1:1
Câu 2:
Ở một loài thực vật, khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ: 43,75% cây quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng.
II. Ở F2 có 5 kiểu gen quy định cây quả đỏ.
III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng.
IV. Trong số cây quả đỏ ở F2 cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 8/9.
Chọn D.
Giải chi tiết:
F2 phân ly theo tỷ lệ 9 quả đỏ: 7 quả vàng → kiểu hình do 2 gen tương tác bổ sung.
P: AABB × aabb →F1: AaBb × AaBb → 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1aabb
Xét các phát biểu:
I đúng, phép lai: AaBb × AaBB hoặc AABb đều cho kiểu hình 3 quả đỏ:1 quả vàng.
II sai, chỉ có 4 kiểu gen quy định quả đỏ.
III đúng, AaBb ×Aabb hoặc aaBb đều cho kiểu hình đời con là 3 cây quả đỏ: 5 cây quả vàng.
IV đúng, tỷ lệ cây quả đỏ thuần chủng là 1/9 nên cây quả đỏ không thuần chủng chiếm 8/9.
Câu 3:
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Khi trong kiểu gen có mặt alen A và B thì cho kiểu hình hoa màu đỏ; các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) lai với cây hoa trắng đồng hợp lặn thu được F1 có 4 kiểu tổ hợp giao tử khác nhau. Biết không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thu được F2 có 4 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Cho các cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn, có thể xuất hiện 4 phép lai thu được cây hoa đỏ.
III.Cho các cây hoa trắng có kiểu gen khác nhau giao phấn, có thể xuất hiện 2 phép lai có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
IV. Cho cây hoa đỏ (P) giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
Chọn C.
Giải chi tiết:
F1 cho 4 tổ hợp giao tử → cây P: AaBb ×aabb →AaBb:Aabb:aaBb:aabb
Xét các phát biểu:
I, Cho cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn:AaBb ×AaBb → 4 loại kiểu gen của cây hoa đỏ: AABB; AABb;AaBB, AaBb→ I đúng.
II, Các phép lai giữa các cây hoa trắng thu được hoa đỏ là: AAbb × aaBB; Aabb× aaBB; AAbb× aaBb, Aabb × aaBb → II đúng.
III sai, không có phép lai nào giữa các cây hoa trắng cho tỷ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng.
IV, Cho cây hoa đỏ P giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng , phép lai AaBb × aaBB hoặc AAbb đều cho kiểu hình hình 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. → IV đúng.
Câu 4:
Màu lông đen, nâu và trắng ở chuột do sự tương tác của các gen không alen A và B. Alen A quy định sự tổng hợp sắc tố đen; a quy định sắc tố nâu. Chỉ khi có alen trội B thì các sắc tố đen và nâu được chuyển đến và lưu lại ở lông. Thực hiện phép lai P. AaBb × aaBb, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Màu lông tương ứng của các chuột bố mẹ nêu trên là đen và nâu.
II. Màu lông đen và nâu ở đời con phân li theo tỉ lệ 1: 1.
III. 3/4 số chuột ở đời con có lông đen.
IV. 1/4 số chuột ở đời con có lông trắng.
Chọn B.
Giải chi tiết:
P: AaBb × aaBb → (1Aa:aa)(1BB:2Bb:1bb)
Xét các phát biểu:
I đúng, vì có alen B trong kiểu gen.
II đúng.
III sai, 3/8 số con có màu lông đen.
IV đúng.
Câu 5:
Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng hoa trắng. Xét phép lai P: ♂Aa × ♀ Aa . Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực đã xảy ra đột biến thuận (A→ a), cơ thể cái giảm phân bình thường. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo được các cây hoa trắng ở thế hệ F1 chiếm tỉ lệ 30%. Tính theo lí thuyết trong tổng số các cây hoa đỏ ở thế hệ F1, cây có kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỉ lệ:
Chọn D.
Giải chi tiết:
Tỷ lệ cây hoa trắng là 30% = 0,3 = 0,5(♀) × 0,6(♂) → tỷ lệ cây đồng hợp trội là 0,5×0,4 = 0,2
Trong tổng số cây hoa đỏ, cây có kiểu gen đồng hợp trội chiếm tỷ lệ:
Câu 6:
Ở một loài thực vật, cho lai giữa một cặp bố mẹ thuần chủng cây cao, hoa vàng và cây thấp, hoa đỏ thu được F1 gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm: 40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng. Trong phép lai trên, tỉ lệ cây thấp, hoa đỏ thuần chủng ở F2 là bao nhiêu? Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái.
Chọn A.
Giải chi tiết:
Phương pháp:
Áp dụng công thức Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2.
Cách giải:
Ta thấy tỷ lệ cao/ thấp = 9:7; đỏ/ vàng = 3:1 → tính trạng chiều cao thân do 2 gen tương tác bổ sung, F1 dị hợp 3 cặp gen.
Quy ước gen: A-B- Thân cao, aaB-/A-bb/aabb thân thấp; D- hoa đỏ; d– hoa vàng.
Nếu các gen PLĐL thì F2 phải phân ly (9:7)(3:1) ≠ đề bài → 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST, giả sử cặp gen Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
Tỷ lệ thân cao hoa đỏ: A-B-D- = 0,405 →A-D- =0,405 ÷ 0,75 =0,54 → aadd = 0,04 → f= 40%
Tỷ lệ thân thấp hoa đỏ thuần chủng:
Câu 8:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A chi phối thân cao là trội hoàn toàn so với alen a chi phối thân thấp; alen B chi phối hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen b chi phối hoa trắng, kiểu gen Bb cho kiểu hình hoa hồng. Hai cặp alen trên phân li độc lập với nhau. Thực hiện phép lai (P) thuần chủng thâncao, hoa trắng laivới thân thấp, hoa đỏ được F1, cho F1 tự thụ được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, cho các phát biểu sau đâyvề sự di truyền của 2 tính trạng kể trên:
I. Tất cả các cây thân thấp, hoa đỏ tạo ra ở F2 đều thuần chủng.
II. Ở F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa hồng.
III. Không cần phép lai phân tích có thể biết được kiểu gen của các cá thể ở F2.
IV. Lấy từng cặp cây F2 giao phấn với nhau, có 8 phép lai khác nhau mà chiều cao cây cho tỉ lệ 100%, màu sắc hoa cho tỉ lệ1:1.
Số phát biểu không chính xác là:
Chọn B.
Giải chi tiết:
P: AAbb × aaBB → F1: AaBb
F1× F1 :(3A-:aa)(1BB:2Bb:1bb)
I đúng: thấp đỏ: aaBB
II sai, thân cao hoa hồng: 3/4 × 1/2 =3/8 = 37,5%
III sai, cần phép lai phân tích mới biết được kiểu gen của các cây F1 vì A trội hoàn toàn so với a nên AA và Aa có cùng kiểu hình.
IV sai, chiều cao cây có tỷ lệ 100% ta có các phép lai AA ×AA ; AA×Aa; AA ×aa; aa×aa ; màu sắc hoa cho tỷ lệ 1:1 ta có các phép lai: Bb× BB; Bb × bb.
(AA ×AA/aa ×aa ) (Bb× BB) → 2 phép lai.
(AA ×AA/aa ×aa ) Bb × bb→ 2 phép lai.
(AA×Aa) (Bb× BB)→ 2phép lai.
(AA ×aa) (Bb× BB)→ 2 phép lai.
(AA×Aa) (Bb × bb)→ 2 phép lai.
(AA ×aa) (Bb × bb)→ 2 phép lai.
Câu 9:
Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, tính trạng râu mọc ở cằm do một cặp alen trên NST thường chi phối, tiến hành phép lai P thuần chủng, tương phản được F1: 100% con đực có râu và 100% cái không râu, cho F1 ngẫu phối với nhau được đời F2, trong số những con cái 75% không có râu, trong khi đó trong số các con đực 75% có râu. Có bao nhiêu nhận định dưới đây là chính xác?
I. Tính trạng mọc râu do gen nằm trên NST giới tính chi phối.
II. Tỷ lệ có râu: không râu cả ở F1và F2 tính chung cho cả 2 giới là 1:1.
III.Cho các con cái F2 không râu ngẫu phối với con đực không râu, ở đời sau có 83,33% cá thể không râu.
IV. Nếu cho các con đực có râu ở F2 lai với các con cái không râu ở F2, đời F3 vẫn thu được tỷ lệ 1:1 về tính trạng này.
Chọn A.
Giải chi tiết:
Ta thấy sự phân ly kiểu hình ở 2 giới là khác nhau, gen nằm trên NST thường nên tính trạng này chịu ảnh hưởng của giới tính.
Quy ước gen:
Giới cái: AA: có râu; Aa/aa: không có râu.
Giới đực: AA/Aa: có râu; aa: không có râu.
AA × aa → Aa (♂có râu;♀ không râu)
F1× F1: Aa ×Aa → 1AA:2Aa:1aa
Giới cái: 3 không râu: 1 có râu.
Giới đực: 3 có râu:1 không râu.
Xét các phát biểu:
I sai.
II đúng.
III đúng, cho ♀ không râu × ♂ không râu : (2Aa:1aa) × aa ↔ (1A:2a)a → 1Aa:2aa, tỷ lệ không râu ở đời con là
IV đúng, cho ♀ không râu × ♂ có râu: (2Aa:1aa) ×(1AA:2Aa) ↔(1A:2a)(2A:1a) → 2AA:4Aa:2aa
Giới cái: 3 có râu:1không râu.
Giới đực: 1 có râu: 3 không râu.
Câu 10:
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được chi phối bởi 2 cặp alen phân li độc lập là A/a và B/b. Kiểu gen chứa cả alen A và B sẽ cho hoa màu đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng. Một locus thứ 3 nằm trên cặp NST khác có 2 alen trong đó D cho lá xanh và d cho lá đốm trắng. Tiến hành phép lai AaBbDd × aaBbDd được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết phát biểu nào dưới đây chính xác về F1?
Chọn D.
Giải chi tiết:
AaBbDd × aaBbDd → (Aa :aa)(1BB :2Bb :1bb)(1DD :2Dd:1dd)
A sai, có 2 kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình hoa trắng, lá đốm.
B sai tỷ lệ cây hoa trắng, lá xanh là:
C sai tỷ lệ kiểu hình là (3 đỏ :5 trắng)(3xanh : 1 đốm)
D đúng : AaBBdd ; AaBbdd
Câu 11:
Cho các nhận định về quy luật di truyền Menđen như sau:
(1) Menđen giải thích các quy luật di truyền dựa vào sự phân li của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
(2) Quy luật di truyền của Menđen vẫn đúng trong trường hợp nhiều gen quy định một tính trạng.
(3) Quy luật di truyền của Menđen chỉ nghiệm đúng trong trường hợp một gen quy định một tính trạng và trội hoàn toàn.
(4) Trong phép lai một cặp tính trạng, Menđen kiểm chứng lại giả thuyết của mình bằng cách cho F2 tự thụ phấn.
(5) Theo Menđen, cơ thể thuần chủng là cơ thể chỉ mang 2 nhân tố di truyền giống nhau.
(6) Quy luật phân li của Menđen là phân li nhân tố di truyền đồng đều vào giao tử.
(7) Quy luật phân li độc lập của Menđen là sự di truyền của tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác.
Số nhận định sai là:
Chọn B.
Giải chi tiết:
Số nhận định sai là: (2),(3),(4)
Ý (2),(3) sai vì điều kiện nghiệm đúng của quy luật di truyền của Menđen là:
Quy luật phân ly:
- P thuần chủng.
- F2 đủ lớn.
- Trội hoàn toàn.
- Các gen quy định tính trạng ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập: Tương tự như trên và thêm 2 ý sau:
- Các gen quy định tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Các gen tác động riêng rẽ lên từng tính trạng, mỗi gen quy định 1 tính trạng.
Ý (4) sai vì ông cho F1 tự thụ phấn.
Câu 12:
Một cơ thể cái có kiểu gen AaBbXDeXdE giảm phân tạo giao tử abXde chiếm tỉ lệ 2,25%. Cho cơ thể trên lai với cơ thể có kiểu gen AaBbXDE Y, biết rằng quá trình giảm phân ở cơ thể đực và cái diễn ra bình thường, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Trong số nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Tỉ lệ giao tử đực mang tất cả các alen lặn chiếm tỉ lệ 25%.
(2) Cơ thể cái tạo ra giao tử mang ít nhất mang 1 alen trội chiếm tỉ lệ 97,75%.
(3) Đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 54,5%.
(4) Cơ thể cái khi giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cặp NST giới tính XX với tần số 18%.
Chọn B.
Giải chi tiết:
Tỷ lệ giao tử abXde = 2,25% → Xde = 0,0225÷ 0,25 = 0,09 → f = 18%
(1) sai, Tỉ lệ giao tử đực mang tất cả các alen lặn (abY) chiếm 0,25×0,5 = 0,125
(2) đúng, giao tử cái chứa ít nhất 1 alen trội là 1 – 0,0225 = 0,9775 (sử dụng công thức phần bù).
(3) đúng, P: AaBbXDeXdE × AaBbXDEY→ A-B- = 9/16; D-E- = 0,5 + 0,09XDE × 0,5Y = 0,545
(4) đúng.
Câu 13:
Cho P dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con có 6 loại kiểu hình. Biết 2 gen cùng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Có bao nhiêu nhận định đúng?
I. Có hiện tượng trội không hoàn toàn.
II. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con là 6:3:3:2:1:1.
III. Tỷ lệ kiểu gen ở đời con là 4:2:2:2:1:1.
IV. Hai gen tương tác với nhau cùng quy định một tính trạng.
Chọn B.
Giải chi tiết:
Có 6 loại kiểu hình (6=2*3) hay 1 gen trội hoàn toàn 1 gen trội không hoàn toàn.
2 cây dị hợp: AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Xét các phát biểu:
I đúng.
II đúng,tỷ lệ kiểu hình là (3:1)(1:2:1).
III sai, tỷ lệ kiểu gen là (1:2:1)(1:2:1).
IV sai, nếu 2 gen cùng quy định 1 tính trạng thì có tối đa 5 kiểu hình.
Câu 14:
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; alen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Các gen này nằm trên các cặp NST khác nhau. Cho P thuần chủng: cây hạt vàng, trơn lai với cây xanh, nhăn thu được F1; tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Lấy ngẫu nhiên các cây hạt vàng, trơn F2 tự thụ phấn thu được F3 bao gồm: 25 cây hạt vàng, trơn : 5 cây hạt xanh, trơn : 5 cây hạt vàng, nhăn : 1 cây hạt xanh, nhăn. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Ở F2, cây hạt vàng, trơn dị hợp 2 cặp gen chiếm tỷ lệ 4/9.
II. Lần lượt cho các cây hạt vàng, trơn F2 lai phân tích, xác suất thu được đời con 100% hạt vàng, trơn 1/9.
III. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xuất hiện 5 phép lai thu được kiểu hình 100% hạt vàng, trơn.
IV. Cho các cây hạt vàng, trơn F2 giao phấn với nhau, xác suất thu được cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 25/81.
Chọn C.
Giải chi tiết:
P: AABB × aabb → F1:AaBb
F1 × F1: F2: (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Xét các phát biểu:
I sai, tỷ lệ cây hạt vàng,trơn dị hợp chiếm 4/16 = 1/4.
II đúng, tỷ lệ vàng trơn ở F2: 9/16; tỷ lệ AABB là 1/16 → Lần lượt cho các cây hạt vàng, trơn F2 lai phân tích, xác suất thu được đời con 100% hạt vàng, trơn 1/9.
III đúng, các cây vàng trơn có kiểu gen: AABB; AABb, AaBB; AaBb.
Số phép lai cho 100% vàng trơn là: 5
IV đúng, các cây vàng trơn: (1AA:2Aa)(1BB:2Bb) ×(1AA:2Aa)(1BB:2Bb) ↔ (2A:1a)(2B:1b) × (2A:1a)(2B:1b).
→ Tỷ lệ đồng hợp là:
Câu 15:
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Cho hai cây cùng loài đều dị hợp tử về hai cặp gen (P) giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, ở F1 không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
Chọn C.
Giải chi tiết:
Áp dụng công thức khi lai 2 cơ thể dị hợp:
F1: A-B- + A-bb = 0,75; A-bb = aaB-; aaB- + aabb = 0,25.
Tỉ lệ 25 : 5 : 1 : 1 không thỏa mãn các công thức trên.
Câu 17:
Một loài thực vật, xét hai cặp gen (Aa và Bb) trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Trong kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, có một trong 2 loại alen trội A hoặc B quy định hoa hồng, không có alen trội nào quy định hoa trắng. Cho giao phấn giữa hai dòng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng thu được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây sai?
Chọn D.
Giải chi tiết:
P: AABB × aabb → F1 AaBb → F2 (3A-:1aa)(3B-:1bb)
A đúng, AaBb × aabb → 1AaBb: 1aaBb:1Aabb:1aabb.
B đúng, AABB; AABb, AaBB; AaBb.
C đúng.
D sai, tỷ lệ cây thuần chủng là 2/6.
Câu 18:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có hai alen quy định. Cho giao phấn giữa hai dòng thuần chủng thân cao, hoa đỏ với thân thấp, hoa trắng, kết quả F1 thu được 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 lai phân tích, kết quả thu được Fa: 100 cây thân cao, hoa đỏ : 98 cây thân cao, hoa trắng : 301 cây thân thấp, hoa đỏ : 299 cây thân thấp, hoa trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
(I) Tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen tương tác bổ sung quy định.
(II) Các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
(III) Nếu cho F1 tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 27 : 21 : 9 : 7.
(IV) Cho cây thân cao hoa đỏ (Fa) giao phấn với nhau, theo lí thuyết tỉ lệ cây dị hợp tử có kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con là .
Chọn A.
Giải chi tiết:
Ta thấy thân cao/ thân thấp = 1/3 → tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung.
Quy ước gen:
A- đỏ; a- trắng; B-D-thân cao; B-dd/bbD-/bbdd: thân thấp
Kết quả phép lai (3 thấp:1 cao)(1 đỏ:1 trắng) → các gen PLĐL
P: AABBDD × aabbdd → AaBbDd
Xét các phát biểu:
I đúng.
II đúng.
III đúng,Nếu F1 tự thụ phấn: AaBbDd × AaBbDd → (3:1)(9:7).
IV sai, tỷ lệ dị hợp tử, hoa đỏ là (1/2)3 = 1/8.
Câu 19:
Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng trội hoàn toàn. Một cặp bố mẹ có kiểu gen AaBbDdEeGg × AaBbDdEeGg. Tỷ lệ xuất hiện ở F1 một cá thể mang 2 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn bằng bao nhiêu?
Chọn D.
Giải chi tiết:
Tỷ lệ xuất hiện ở F1 một cá thể mang 2 tính trạng trội, 3 tính trạng lặn là: