Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết

Bài tập Tiến Hóa (Sinh học 12) có lời giải chi tiết (P8)

  • 7594 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính:

à  sai. Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. (Đây là cách li sinh cảnh).

à đúng. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thưởng không giao phối với nhau. (Chính là cách li tập tính sinh sản).

à  sai. Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. (Đây là cách li mùa vụ).

D. à sai. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tao các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. (Cách li cơ học).


Câu 2:

Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự:

Xem đáp án

Đáp án C

Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chúng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự xuất hiện cơ chế tự sao chép (trong đó già thiết đã chứng minh ARN xuất hiện trước, nhờ ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim à sau đó cơ chế sao chép mới thuộc về ADN).


Câu 3:

Để kiểm tra giả thiết của Oparin và Hadnan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:

Xem đáp án

Đáp án C

Môi trường nhân tạo để chứng minh sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản dưới tác động của các nguồn năng lượng lớn trong tự nhiên nguyên thủy. Milơ đã làm thí nghiêm và ông chọn môi trường gồm CH4, NH3, H2 và hơi nước rồi cho phóng điện cao thế qua à kết quả thu được nhiều loại chất hữu cơ, kể cả acid amin.


Câu 4:

Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là

Xem đáp án

Đáp án B

Người ta chứng minh phân tử có khả năng tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên là ARN, chúng có khả năng tự nhân đôi mà không cần xúc tác của enzim và có khả năng lưu trữ thông tin di truyền; về sau chức năng này chuyển cho ADN, chức năng xúc tác chuyển cho prôtêin, ARN đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền (Một điều đáng chú ý là trong tiến hóa cái gì đơn giản xuất hiện trước, cái gì phức tạp hoàn thiện hơn thì xuất hiện sau: ARN cấu trúc đơn giản hơn, sao chép không cần enzim à ADN cấu trúc phức tạp hơn, ổn định hơn, bền hơn và sao chép cần enzim xúc tác)


Câu 5:

Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

P: 0,50AA : 0,30Aa: 0,20aa

F1:  0,45AA : 0,25Aa : 0,30aa

F2: 0,40AA : 0,20Aa : 0,40aa

F3: 0,30AA : 0,15Aa : 0,55aa

F4: 0,15AA: 0,10Aa : 0,75aa

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

Xem đáp án

Đáp án A

P: 0.50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 -> A/a = 0,65/0,35

F1 : 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 à A/a = 0,575/0,425 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

F2 : 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 à  A/a = 0,5/0,5 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

F3 : 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 à A/a = 0,375/0,625 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

F4 : 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = l à A/a = 0,2/0,8 => kiểu hình lặn tăng, tỉ lệ kiểu hình trội giảm.

Chúng ta thấy qua từng thế hệ tần số kiểu hình trội giảm đều đặn, lặn tăng; tần số alen trội giảm, lặn tăng => chứng tỏ chỉ do tác động của CLTN.

A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần à trội giảm, lặn tăng.

B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng.

c. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng.

D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. Kết quả giả thiết ta thấy đồng hợp lặn tăng.


Câu 6:

Cho những ví dụ sau:

  (1) Cánh dơi và cánh côn trùng.

  (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.

  (3) Mang cá và mang tôm.

  (4) Chi trước của thú và tay người.

Những ví dụ về cơ quan tương đồng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Cánh dơi và cánh côn trùng à Cơ quan tương tự

  (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi à Cơ quan tương đồng

  (3) Mang cá và mang tôm à Cơ quan tương tự

  (4) Chi trước của thú và tay người. à Cơ quan tương đồng


Câu 7:

Cho một số hiện tượng sau:

  (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

  (2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

  (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.

Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Cách ly trước hợp tử gồm: Cách ly sinh cảnh; cách ly tập tính; cách ly mùa vụ; cách ly cơ học (Cấu tạo cơ quan sinh sản không phù hợp)

  Cách ly sau hợp tử: Giao phối với nhau nhưng có thể con lai không sống hay không sinh sản được ( bất thụ )

  (1), (4) à sai. Đều thuộc cách ly trước hợp tử

  (2), (3) à đúng. Đều thuộc cách ly sau hợp tử


Câu 8:

Quá trình hình thành loài lúa mì (T.aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì (T.monococcum) lai với loài cỏ dại (T.speltoides) đã tạo ra con lai. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa). Loài lúa mì hoang dại (A.squarrosa) lai với loài cỏ dại (T.tauschii) đã tạo ra con lai. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.aestivum). Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm

Xem đáp án

Đáp án D

P: T.monococcum X T.speltoides

  F1: Con lai

  F1 à đa bội hóa à thể song nhị bội (2nT.monococcum + 2nT.speltoides ) = lúa mì hoang dại (A.squarrosa )

Đem A.squarrosa ( 2nT.monococcum + 2nT.speltoides ) x loài (T.tauschii)

  F2: con lai (nT.monococcum + nT.speltoides + nT.tauschii ) Sau đó đa bội lên hình thành loài T.aestivum = (2nT.monococcum + 2nT.speltoides + 2nT.tauschii )

  Kết luận về loài T.aestivum

  A. à sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể đơn bội của bốn loài khác nhau

  B. à sai. Bốn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của bốn loài khác nhau

  C. à sai. Ba bộ nhiễm sắc thể đơn bội của ba loài khác nhau

  D. à đúng. Ba bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của ba loài khác nhau


Câu 9:

Loài cỏ Spartina có bộ nhiễm sắc thể 2n = 120 được xác định gồm bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Âu 2n = 50 và bộ nhiễm sắc thể của loài cỏ gốc châu Mĩ 2n = 70. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Sự hình thành loài cỏ chăn nuôi Spartina như sau:

  P: cỏ gốc Âu (2n=50) x cỏ gốc Mỹ (2n=70)

  G: nA = 25                 nM = 35


 

  F2: 4n = 2nA + 2nM = 120 ( hữu thụ và cỏ chăn nuôi hiện nay)

Như vậy cỏ Spartina này được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.


Câu 10:

Hình thành loài mới

Xem đáp án

Đáp án A

A. à đúng. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh, gặp phổ biến ở thực vật. (ít gặp ở động vật).

  B. à sai. Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. (Hình thành khác khu vực địa lý diễn ra rất chậm chạp).

  C. à sai. Ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa. (Con đường này chủ yếu ở thực vật).

  D. à sai. Bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. (Con đường này diễn ra nhanh nhất).


Câu 11:

Thể song nhị bội

Xem đáp án

Đáp án A

A. à đúng. Có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ (trong tế bào có 2nloài thứ 1 và 2nloài thứ 2)

  B. à sai. Có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào => thể lưỡng bội.

  C. à sai. Chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

 D. à sai. Chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.


Câu 12:

Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,3 6BB + 0 48Bb + 0,16bb = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì

Xem đáp án

Đáp án C

P = 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1.

  => có tần số alen B/b = 0,6/0,4

  Nhưng nếu các cá thể BB, bb có sức sống kém thì càng về sau tỉ lệ Bb tăng lên. Khi tỉ lệ dị hợp càng lớn thì (gần 100%) => B = b.

  Kết luận

  A. à sai. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể => Nếu vậy thì dị hợp cũng không có khả năng sống.

  B. à sai. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi => Nếu vậy thì khả năng sống các kiểu gen như nhau.

  C. à đúng. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.

   D. à sai. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể => Nếu vậy thì chỉ khả năng sống của hình lặn kém thôi


Câu 13:

Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường

Xem đáp án

Đáp án A

Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường lai xa và đa bội hoá


Câu 14:

Nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là

Xem đáp án

Đáp án C

Chọn lọc tự nhiên không chỉ là nhân tố quy định nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà còn định hướng quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chọn lọc (chọn lọc ổn định, chọn lọc phân hóa và chọn lọc vận động).


Câu 15:

Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?

Xem đáp án

Đáp án A

Cách li (đặc biệt là cách li địa lí) tạo điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau, làm cho thành phần kiểu gen sai khác ngày càng nhiều.

Cách li đóng vai trò quan trọng trong tiến hóa hình thành loài cũng như duy trì tính toàn vẹn của loài.

Mọi cách li kéo dài dẫn đến cách li sinh sản (cách li di truyền) đánh dấu sự xuất hiện loài mới.


Câu 16:

Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng sống trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng:

Xem đáp án

Đáp án A

- 3 loài này không giao phối với nhau mà chỉ có các cá thể cùng loài mới giao phối nhau à cách li trước hợp tử.

 - Các cá thể trong cùng loài chỉ cặp đôi giao phối với nhau và sự kết cặp đôi giao phối chỉ trong loài là nhờ tiếng kêu à chính là cách li tập tính.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương