Bài tập về nước cứng nâng cao cực hay có lời giải
-
1852 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
40 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có 5 ống nghiệm, mỗi ống đựng riêng biệt 10 ml nước mưa, nước cất, nước máy sinh hoạt, nước khoáng và nước vôi trong. Thêm vào mỗi ống nghiệm trên 1ml dung dịch xà phòng trong etanol và lắc đều. Trường hợp nhiều bọt nhất và ít bọt nhất lần lượt là
Đáp án C
Nước vôi trong chứa nhiều nhất ion Ca2+ hơn trong nước mưa, nước khoáng, nước máy sinh hoạt, nước cất khi cho xà phòng trong môi trường etanol thì xà phòng tạo kết tủa với ion Ca2+ (dạng muối) → nên tạo bọt ít nhất.
Nước cất là nước đã được lọc bỏ các tạp chất vô cơ và hữu cơ (không chứa ion Ca2+)mnên khi cho dung dịch xà phòng trong etanol thì tạo nhiều bọt nhất
Câu 2:
Có 4 mẫu nước chứa: nước mềm; nước cứng tạm thời; nước cứng vĩnh cửu; nước cứng toàn phần. Dùng các hóa chất nào dưới đây có thể nhận biết 4 mẫu nước trên ?
Đáp án D
Để phân biệt các mẫu nước trên cần nhớ thành phần của các mẫu nước
Nước mềm: là nước chứa ít hoặc gần như không có ion Ca2+, Mg2+ coi như H2O nguyên chất
Nước cứng tạm thời: Ca2+, Mg2+, HCO3-
Nước cứng vĩnh cửu chứa các ion Ca2+, Mg2+, Cl-,SO42-
Nước cứng toàn phần chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-, HCO3-
Cách nhận biết: Khi đun nóng thì nước mềm và nước cứng vĩnh cửu không hiện tượng (nhóm 1) , nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần tạo kết tủa (nhóm 2)
Ca(HCO3)2 → CaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
Mg(HCO3)2 → MgCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
Sau khi đun nóng thì nước cứng tạm thời chỉ còn H2O, nước cứng toàn phần chỉ chứa Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-
Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch sau khi đun nóng của nhóm (1) thì nước mềm không hiện tượng, nước cứng vĩnh cửu tạo kết tuả. Khi cho Na2CO3 vào dung dịch sau khi đun nóng nhóm (2) thì nước cứng toàn phần tạo kết tủa
Ca2+ + CO32- → CaCO3, Mg2+ + CO32- → MgCO3
Câu 3:
Cho các phản ứng mô tả các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng (dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+) ?
Số phương pháp có thể áp dụng với nước có độ cứng tạm thời là:
Đáp án D
Nguyên tắc làm mềm nước cứng là loại bỏ ion Ca2+ và ion Mg2+.
Nhận thấy CaCO3, MgCO3, Ca3(PO4)2, Mg3(PO4)2 đều là chất kết tủa có thể loại bỏ khỏi dung dịch. Đáp án D
Câu 4:
Có 4 dung dịch riêng biệt: NaCl, H2SO4, Na2CO3, HCl. Để nhận biết được 4 dung dịch trên, có thể dùng dung dịch
Đáp án D
Khi cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào các dung dịch NaCl, H2SO4, Na2CO3, HCl thì:
- Tạo kết tủa trắng và khí là H2SO4: Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2 ↑+ 2H2O
-Tạo kết tủa là Na2CO3 : Ba(HCO3)2+ Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaHCO3
-Tạo khí CO2 là HCl : Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2CO2↑ + 2H2O
- Không hiện tượng là NaCl
Câu 5:
Trong các phát biểu sau đây về độ cứng của nước :
(1) Độ cứng vĩnh cửu của nước cứng do các muối clorua, sunfat của Ca và Mg gây ra.
(2) Độ cứng tạm thời của nước cứng do Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra.
(3) Có thể loại độ cứng của nước bằng dung dịch NaOH.
(4) Có thể loại hết độ cứng của nước bằng dung dịch H2SO4.
Các phát biểu đúng là:
Đáp án A
Nước cứng tạm thời chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3- → (2) đúng
Nước cứng vĩnh cửu chứa các ion Ca2+, Mg2+, Cl-,SO42- → (1) đúng
Khi thêm dung dịch NaOH có thể loại bỏ tính cứng của nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần OH- + HCO3- → CO32- + H2O, tạo kết tủa CaCO3 và MgCO3 tách ra khỏi dung dịch → (3) đúng
Câu 6:
Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, HCO3- , Cl- , SO2-4 . Trong các chất: NaOH; HCl; K3PO4; Ca(OH)2; số chất làm mềm được mẫu nước cứng trên là
Đáp án C
Nhận thấy mẫu nước cứng trên là nước cứng toàn phần. Chất có thể làm mềm nước cứng là K3PO4.
Đáp án C. ( Chú ý Ca(OH)2 và NaOH thì không loại bỏ hoàn toàn Mg2+ và Ca2+)
Câu 7:
Cho các phát biểu về độ cứng của nước:
(1) Khi đun sôi ta có thể loại được độ cứng tạm thời của nước.
(2) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(3) Có thể dùng HCl để loại độ cứng của nước.
(4) Có thể dùng Ca(OH)2 với lượng vừa đủ để loại độ cứng của nước.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
(1) đúng
(2) đúng
(3) sai, dùng HCl thì không loại bỏ được ion Ca2+ và Mg2+
(4) đúng
Câu 8:
Cho dung dịch Mg(HCO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch sau: HNO3, Ca(OH)2, Na2CO3, NaHSO4 dư. Khi đó số phản ứng có thể làm giảm tính cứng của dung dịch trên là
Đáp án B
Các chất có thể giảm tính cứng là Ca(OH)2 và Na2CO3
Đáp án B
Chú ý khi dùng Ca(OH)2 vừa đủ thì Mg(HCO3)2 + Ca(OH)2 → MgCO3↓ + CaCO3↓ + 2H2O
Câu 9:
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Số chất tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
Đáp án D
Các chất phản ứng với Ba(HCO3)2 gồm HNO3, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4.
Câu 10:
Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
Đáp án C
Các trường hợp tạo kết tủa là:
Câu 11:
Lặp 10 Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
Đáp án C
Các trường hợp tạo kết tủa là (6)
Câu 12:
Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được sau khi các phản ứng kết thúc chứa số chất tan là:
Đáp án A
Dung dịch còn lại chỉ gồm NaCl
Câu 13:
Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là:
Đáp án C
Câu 14:
Trong các phản ứng sau, xảy ra trong dung dịch :
(1) Na2CO3 + H2SO4 (2) Na2CO3 + FeCl3 (3) Na2CO3 + CaCl2
(4) NaHCO3 + Ba(OH)2 (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 (6) Na2S + AlCl3
Số phản ứng có tạo đồng thời cả kết tủa và khí bay ra là:
Đáp án C
Số phản ứng tạo đồng thời cả kêt tủa và khí bay ra là
Câu 15:
Trong một cốc nước chứa 0,01 mol Na+ ; 0,02 mol Ca2+ ; 0,04 mol Mg2+ ; 0,09 mol HCO3- ; còn lại là Cl- và SO42- . Trong số các chất sau: Na2CO3, BaCO3, NaOH, K3PO4, Ca(OH)2, HCl, số chất có thể làm mềm nước trong cốc là:
Đáp án B
Để làm mềm nước cứng thì phải làm kết tủa hết các ion Ca2+ và Mg2+ có trong dung dịch.
♦ Dễ thấy Na2CO3 và Na3PO4 là 2 chất thỏa mãn (làm mềm mọi loại nước cứng)
♦ BaCO3: không được vì bản thân chất này đã kết tủa
♦ NaOH: thỏa mãn, vì OH- tác dụng với HCO3- tạo 0,09 mol CO3 2-, (dư để tạo kết tủa hết với Mg2+ và Ca2+)
♦ Ca(OH)2: không thỏa mãn, do cho Ca(OH)2 vào thì lượng CO3 2- sinh ra sẽ kết tủa luôn với lượng Ca2+ cho vào nên vẫn còn Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch
♦ HCl:không thỏa mãn, cho HCl vào thì không làm thay đổi ion Ca2+ và Mg2+.
Câu 16:
Một lít dung dịch nước cứng tạm thời có thể làm mềm bằng 100ml Ca(OH)2 0,01M (vừa đủ) thu được 0,192 gam kết tủa. Nồng độ mol của các cation gây ra tính cứng của nước là:
: Đáp án B
Trong nước cứng tạm thời có Ca(HCO3)2 x mol và Mg(HCO3)2 y mol
Phương trình:
Câu 17:
Một loại nước cứng có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, Cl−, HCO3−; trong đó nồng độ của Cl− là 0,006M và HCO3− là 0,01M. Hãy cho biết cần lấy bao nhiêu ml dung dịch Na2CO3 0,2 M để biến 1 lít nước cứng đó thành nước mềm ? (coi như các chất kết tủa hoàn toàn).
Đáp án D
Câu 18:
Trong dung dịch X chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Na+ (0,05 mol), Cl- (0,2 mol), NO3- (0,3 mol). Thêm từ từ đến hết V ml dung dịch Na3PO4 1M vào dung dịch X cho đến khi lượng kết thu được lớn nhất. Giá trị của V là
Đáp án B
Đặt công thức chung của Ca và Mg là M.
Câu 19:
Dung dịch X chứa 0,025 mol CO32- ; 0,1 mol Na+; 0,3 mol Cl-, còn lại là ion NH4+ . Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X và đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y. Khối lượng dung dịch Y giảm so với tổng khối lượng (dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2) là (giả sử nước bay hơi không đáng kể):
Đáp án A
Ta có các phản ứng: