Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 3: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen có đáp án
Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 3: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen có đáp án
-
986 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen là A, a; B, b và D, d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd x AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
Đáp án: D
Cây cao 170 cm có (170 – 150) : 4 = 4 alen trội → Số cây cao 170 cm ở đời con chiếm tỉ lệ: C64 x (1/2)6 = 15/64.
Câu 3:
Đáp án: A
Câu 4:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt của mỗi alen trội làm chiều cao tăng 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 190cm. Các cây cao 170cm có kiểu gen
Đáp án: D
Cây cao 170 cm có (190 – 170) : 5 = 4 gen trội
Câu 5:
Điểm khác nhau giữa hiện tượng di truyền phân li độc lập và tương tác gen là hiện tượng phân li độc lập
Đáp án: D
Câu 6:
Cho lai 2 cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
Đáp án: D
Câu 8:
Ở một loại thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ : 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận màu sắc hoa được quy định bởi
Đáp án: C
Câu 9:
Đáp án: C
F1 tự thụ cho 9 đỏ: 7 trắng
⇒ F1 tự thụ cho 16 tổ hợp ⇒ F1 có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen
⇒ Phép lai tuân theo quy luật tươg tác bổ sung 9:7
⇒ F1 có kiểu gen AaBb
F1 lai với cây khác cho tỉ lệ 5 trắng : 3 đỏ
⇒ Phép lai cho 8 tổ hợp mà F1 cho 4 loại giao tử ⇒ cây đem lai cho 2 loại giao tử ⇒ Cây đó có 1 cặp gen dị hợp
Số lượng hoa đỏ tạo ra ít hơn so với hoa trắng và vai trò của A và B là như nhau
⇒ kiểu gen của cây đó là Aabb hoặc aaBb
Câu 10:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa đỏ do 2 gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả 2 alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có mặt alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb x AaBb. (2) AAbb x AaBB. (3) aaBb x AaBB
Đáp án: A
A-B- : hoa đỏ
A-bb và aaB- : hoa hồng
Aabb: hoa trắng
(2) loại vì kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ
(3) loại vì KG của hoa hồng không thuần chùng
⇒ Đáp án đúng là phép lai (1)
Câu 11:
Lai 2 giống bí ngô quả tròn có nguồn gốc từ 2 địa phương khác nhau, người ta thu được F1 toàn cây quả dẹt và F2 gồm 58 cây quả dẹt : 34 cây quả tròn : 6 cây quả dài. Lai phân tích F1 sẽ thu được tỉ lệ:
Đáp án: B
F2 cho tỉ lệ 9 quả dẹt: 6 quả tròn : 1 quả dài ⇒ F2 cho 16 tổ hợp ⇒ F1 có 2 cặp gen dị hợp ⇒ Phép lai tuân theo quy luật tương tác gen
A-B-: quả dẹt A-bb = aaB-: quả tròn aabb: quả dài
⇒ F1 lai phân tích cho tỉ lệ 1 dẹt : 2 tròn : 1 dài
Câu 12:
Ở một loài thực vật, cho F1 tự thụ phấn thì F2 thu được tỉ lệ 9 cây thân cao : 7 cây thân thấp. Để đời lai thu được tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp thì F1 phải lai với cây có kiểu gen
Đáp án: A
Câu 13:
Đáp án: B
Câu 14:
Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với quả bí tròn được F2: 152 bí quả tròn : 114 bí quả dẹt : 38 bí quả dài. Tính theo lí thuyết, trong số bí quả tròn thu được ở F2 thì số bí quả tròn dị hợp chiếm tỉ lệ
Đáp án: B
Câu 15:
Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng cùng quy định tính trạng màu hoa. Sự tác động của 2 alen trội không alen quy định màu hoa đỏ, vắng mặt 1 trong 2 alen trội trong kiểu gen cho hoa hồng, còn thiếu cả 2 alen trội này cho hoa màu trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phepslai P : AaBb x Aabb.
Đáp án: B
Qui ước: (A-B-): đỏ; (A-bb), (aaB-): hồng; aabb: trắng
P: AaBb x Aabb
GP: AB, Ab, aB, ab Ab, ab
F1: 3 (A-B-) : 3 (A-bb) : 1 aaBb : 1 aabb → 3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng
Câu 16:
Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mõi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 2 alen trọi A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:
Cây I có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây cho hạt có màu.
Cây II có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.
Kiểu gen của cây (P) là:
Đáp án: A
Cây I (aabbRR) chỉ cho 1 loại giao tử abR nhưng đời con có 50% số cây cho hạt có màu (A-B-R-) → P phải cho giao tử 1/2AB- và dị hợp về gen R (Rr).
Cây II (aaBBrr) chỉ cho 1 loại giao tử aBr nhưng đời con có 25% (1/4) số cây cho hạt có màu (A-B-R-) → P phải cho giao tử A-R và dị hợp 2 cặp gen (AaRr) (1).
Tổ hợp lại →P phải cho 1/4ABR và không cho giao tử AbR (2).
Từ (1) và (2) → P có kiểu gen AaBBRr → Đáp án A.
Câu 17:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào 1 gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp NST khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa 2 cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là:
Đáp án: A
Câu 18:
Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có 1 loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?
(1) Số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(2) Số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử ở F1 chiếm 12,5%.
(3) F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(4) Trong các cây hoa trắng ở F1, cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm 25%.
Đáp án: D
A-B- : Đỏ; A-bb : vàng; aaB- + aabb : trắng.
P đỏ (A-B-) tự thụ phấn → F1 : 3 loại kiểu hình → F1 dị hợp về 2 cặp gen (AaBb).
P: AaBb x AaBb → 9A-B- (đỏ) : 3A-bb (vàng) : 4(1aaBB + 2aaBb + 1aabb) trắng.
→ (1), (2), (3) đúng; (4) sai vì hoa trắng hợp đồng = 2/4 = 50% tổng số hoa trắng.
Câu 19:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp quy định. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 2cm. Lai cây cao nhất có chiều cao 26cm với cây thấp nhất, sau đó cho F1 giao phấn với nhau đời con thu được 6304 cây. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết số cây cao 20cm ở F2 là bao nhiêu?
Đáp án: B
Cây cao 20 cm có số alen trội là 5 → Tỉ lệ loại cây này ở F2 = C85 x()8 =
→số lượng loại cây này ở F2 là: 6304 x= 1379.
Câu 20:
Ở người, xét 2 cặp gen phân li độc lập nằm trên 2 cặp NST thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ sau:
Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Một người đàn ông bị bệnh H kết hôn với một phụ nữa bị bệnh G. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, con của cặp vợ chồng này có thể gặp tối đa bao nhiêu trường hợp sau đây?
(1) Có 1 đứa bị đồng thời cả 2 bệnh. (2) 100% bị bệnh H. (3) 100% bị bệnh G.
(4) 100% không bị cả 2 bệnh. (5) 50% bị bệnh G, 50% bị bệnh H.
Đáp án: B
Từ sơ đồ → A-B- : không bị cả 2 bệnh; A-bb : bị bệnh G; 3aaB- + 1aabb : bị bệnh H.
Người đàn ông bị bệnh H có thể có 1 trong 3 kiểu gen: aaBB hoặc aaBb hoặc aabb; vợ bị bệnh G có thể có 1 trong 2 kiểu gen: Aabb hoặc Aabb.
Có 6 khả năng xảy ra:
Khả năng 1: aaBB x AAbb → 100%AaBb (100% không bị cả 2 bệnh → có thể gặp (4)).
Khả năng 2: aaBB x Aabb → AaBb (không bệnh) : aaBb ( bị bệnh H)
Khả năng 3: aaBb x AAbb →AaBb ( không bệnh) : Aabb ( bệnh G)
Khả năng 4: aaBb x Aabb → AaBb (không bệnh) :Aabb (1/4 bệnh G) :aaBb + aabb ( bệnh H)
Khả năng 5: aabb x AAbb → 100%Aabb (100% bệnh G) → có thể gặp (3).
Khả năng 6: aabb x Aabb → Aabb (1/2 bệnh G) : aabb ( bệnh H) → có thể gặp (5).
Như vậy, con của họ có thể gặp tối đa 3 trường hợp (3), (4) và (5).
Câu 21:
Đáp án: A
F2 có tỉ lệ 245 cây hoa trắng : 315 cây hoa đỏ = 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng → F1 có kiểu gen AaBb.
F1 tự thụ phấn: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb).
Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb.
Số loại kiểu gen là 3 x 3 = 9 loại.
Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ A-B- = 4 loại.
Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng = 5 loại.
Câu 22:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có A thì quy định hoa đỏ; khi kiểu gen aaB- thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có 6,25% số cây hoa trắng.
II. Nếu cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa vàng thì có thể thu được đời con có 100% số cây hoa đỏ.
III. Nếu cho 2 cây đều có hoa đỏ giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có 12,5% số cây hoa vàng.
IV. Nếu cho 2 cây đều có hoa vàng giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có 25% số cây hoa trắng.
Đáp án D
* Quy ước:
A-B- hoặc A-bb quy định hoa đỏ;
aaB- quy định hoa vàng;
aabb quy định hoa trắng.
I đúng vì cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thì đời con có 6,25% aabb (hoa trắng).
II đúng vì nếu cây hoa đỏ có kiểu gen AAbb thì đời con luôn có 100% cây hoa đỏ.
III đúng vì nếu cây hoa đỏ đem lai là Aabb x AaBb thì đời con có kiểu hình aaB- chiếm tỉ lệ 1/8.
IV đúng vì nếu cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp (aaBb) thì đời con có 25% aabb.
Câu 23:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen là
Đáp án: D
F1 tự thụ phấn: AaBb x AaBb = (Aa x Aa)(Bb x Bb) = (1AA : 2Aa : 1aa)(1BB : 2Bb : 1bb)
Hoa đỏ A - B - = (1AA : 2Aa : 2Bb) = 1:2:2:4
Câu 24:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì có hoa màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Ở phép lai AaBb × aaBb, đời con có tỉ lệ kiểu hình
Đáp án: C
Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb quy định nên di truyền theo quy luật tương tác gen. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, chứng tỏ hai gen A và B di truyền theo kiểu tương tác bổ sung.
AaBb × aaBb = (Aa × aa)(Bb×Bb)
Aa × aa → đời con có 1A- : 1aa Bb×Bb → đời con có 3B- : 1bb
AaBb × aaBb = (Aa × aa)(Bb×bb) = (1A- : 1aa)( 3B- : 1bb)
3A-B- : 1A-bb : 3aaB- : 1aabb
→ Kiểu hình 3 hoa đỏ : 4 hoa vàng : 1 hoa trắng.
Câu 25:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen quy dịnh. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2, số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2, thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ .
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Đáp án: B
F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
* Quy ước gen: A-B- quy định hoa đỏ; A-bb hoặc aaB- quy định hoa hồng; aabb quy định hoa trắng.
F2 có tỉ lệ 9:6:1 = 16 kiểu tổ hợp giao tử → Kiểu gen F1 là AaBb.
I sai vì F2 có 4 kiểu gen quy định hoa hồng, đó là Aabb, AAbb, aaBb, aaBB.
II đúng vì số cây thuần chủng (AABB) chiếm nên số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1 - =
III đúng vì ở cây hoa hồng ở F2, giao tử ab chiếm tỉ lệ 1/3; Ở cây hoa đỏ F2, giao tử ab chiếm tỉ lệ → Đời F3 có số cây hoa trắng (aabb) chiếm tỉ lệ = x =
IV sai vì khi tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ là 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Câu 26:
Tính trạng chiều cao do 3 cặp gen AaBbDd tương tác cộng gộp, trong đó cứ có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 10cm. Nếu kiểu gen AaBbDd có độ cao 120 cm thì kiểu gen aabbDD có độ cao bao nhiêu?
Đáp án: B
Vì kiểu gen aabbDD ít hơn kiểu gen AaBbDd 1 alen trội nên độ cao sẽ thấp hơn 10 cm.
Câu 27:
Tính trạng chiều cây của một loài thực vật do 3 cặp gen Aa, Bb, Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau và tương tác theo kiểu cộng gộp. Khi trong kiểu gen có thêm 1 alen trội thì cây cao thêm 20 cm; cây đồng hợp gen lặn có chiều cao 100 cm. Cho cây cao nhất lại với cây thấp nhất thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đời F2?
I. Loại cây cao 160 cm chiếm tỉ lệ cao nhất.
II. Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình cây cao 120 cm.
III. Cây cao 140 cm chiếm tỉ lệ .
IV. Có 7 kiểu hình và 27 kiểu gen.
Đáp án: D
Cả 4 phát biểu đúng.
F1 có kiểu gen AaBbDd. Vì vậy, ở F2:
- Loại cây cao 160 cm (có 3 alen trội) có 5:16 có tỉ lệ cao nhất. Vì cây cao 140 cm (có 2 alen trội) có tỉ lệ là 15:64
→ Cây cao 120 cm (có 1 alen trội) có tỉ lệ là 3:32
- Cây cao 12cm (có 1 alen trội) cho nên sẽ có 3 kiểu gen là Aabbdd, aaBbdd, aabbDd.
- Vì có 3 cặp gen, nên số kiểu hình là 2 × 3 + 1=7 kiểu hình.
(Ở tương tác cộng gộp, nếu tính trạng do n cặp gen quy định thì số kiểu hình là 2n + 1).
Câu 28:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả hai loại alen A và B cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác đều cho kiểu hình họa trắng. Alen D quy định là nguyên trội hoàn toàn so với alen d quy định lá xẻ thùy. Phép lai P: Aabbdd × aaBbDd, thu được F1. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có 37,5% số cây hoa trắng, lá nguyên.
II. F1 có 2 loại kiểu gen đồng hợp tử quy định kiểu hình hoa trắng, lá xẻ thùy.
III. F1 có 1 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, lá xẻ thùy.
IV, F1 có 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, lá nguyên.
Đáp án B
Câu 29:
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn, ở đời con, loại kiểu hình hoa trắng chiếm tỉ lệ
Đáp án: B
F1 tự thụ phấn: AaBb x AaBb = (Aa x Aa) (Bb x Bb) = (1AA : 2Aa : laa)(1BB : 2Bb : 1bb)
→ Tỉ lệ cây hoa trắng = x = = 6,25%.
Câu 30:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định. Kiểu gen có cả A và B thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A thì quy định hoa đỏ; chỉ có B thì quy định hoa vàng; kiểu gen đồng hợp lặn thì quy định hoa trắng; Tính trạng hình dạng quả do cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định, trong đó DD quy định quả tròn, dd quy định quả dài, Dd quy định quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 4 loại kiểu gen khác nhau quy định kiểu hình hoa vàng, quả tròn.
II. Cho các cây hoa đỏ, quả bầu dục giao phấn với nhau thì có tối đa 6 loại kiểu hình.
III. Nếu cho các cây hoa tím, quả dài giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì có tối đa 10 sơ đồ lai.
IV. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa tím, quả tròn cho lai phân tích thì có thể thu được đời con có số cây hoa tím, quả bầu dục chiếm 50%.
Đáp án: B
I sai vì kí hiệu kiểu gen của cây hoa vàng là aaB- → Có 2 kiểu gen quy định hoa vàng; kiểu hình quả tròn có 1 kiểu gen là DD → có số kiểu gen là 2 x 1 = 2.
II đúng vì cây hoa đỏ, quả bầu dục có kí hiệu kiểu gen A-bbD- nên số kiểu hình ở đời con là 2 x 3 = 6 kiểu hình.
III đúng vì cây hoa tím, quả dài có kí hiệu kiểu gen A-B-dd nên sẽ có 4 loại kiểu gen. Có 4 loại kiểu gen thì sẽ có số sơ đồ lai là 4 x (4 + 1) ÷ 2 = 10 sơ đồ lai.
IV đúng vì nếu cây hoa tím, quả tròn có kiểu gen AaBBDD thì khi lai phần tích sẽ có 50% số cây A-B-Dd.
Câu 31:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định hoa đỏ; kiểu gen chỉ có 1 alen trội A hoặc B thì quy định hoa vàng; kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Gen A và B có tác động gây chết ở giai đoạn phối khi trạng thái đồng hợp tử trội AABB. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong loài này có tối đa 4 loại kiểu gen về kiểu hình hoa vàng.
II. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên thì sẽ thu được các cây F1 có tỉ lệ kiểu hình 8:6:1.
III. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây hoa trắng thì sẽ thu được F1 có 25% số cây hoa đỏ. IV. Cho các cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn ngẫu nhiên, thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được cây thuần chủng với xác suất
Đáp án: D
* Quy ước gen:
AaB- quy định hoa đỏ; Aabb hoặc aaB- quy định hoa vàng; aabb quy định hoa trắng.
I đúng vì cây hoa vàng có kí hiệu aaB- hoặc A-bb nên có số kiểu gen là 2 + 2 = 4.
II đúng vì AaBb × AaBb thì ở đời con có:
• Kiểu hình hoa đỏ có tỉ lệ là
• Kiểu hình hoa trắng có tỉ lệ là
→ Kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ là
→ Tỉ lệ kiểu hình là 8 : 6 : 1.
(Giải thích: Vì AABB bị chết ở giai đoạn phối cho nên phải trừ 1/16).
III đúng vì AaBb × aabb thì sẽ cho đời con có số cây hoa đỏ (AaBb) chiếm tỉ lệ 25%.
IV đúng vì AaBb × AaBb thì ở đời con có kiểu hình hoa vàng (A-bb + aaB-) có tỉ lệ 6:15
Trong số các cây hoa vàng thì có 2 kiểu gen thuần chủng (AAbb và aaBB) có tỉ lệ 2:15
→ Lấy ngẫu nhiên 1 cây hoa vàng ở F1 thì sẽ thu được số cây thuần chủng là
Câu 32:
Ở một loài thực vật, khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng thuần chủng thu được F1 toàn cây quả đỏ. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ : 43,75% cây quả vàng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được 25% số cây quả vàng
II. Ở F2 có 5 kiểu gen qui định cây quả đỏ.
III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ : 5 cây quả vàng.
IV. Trong số cây quả vàng ở F2 cây quả vàng thuần chủng chiếm
Đáp án: D
F2 với tỉ lệ 56,25% cây quả đỏ : 43,75% cây quả vàng → 9 đỏ: 7 vàng → tương tác bổ sung
A-B-: đỏ
A-bb; aaB-; aabb: vàng
I. Cho cây quả đỏ F1 giao phấn với 1 trong số các cây quả đỏ F2 có thể thu được 25% số cây quả vàng → đúng
AaBb x hoa đỏ F2 thu được quả vàng → có các trường hợp: AABB; AaBB; AaBb; AABb
Ví dụ:
F1: AaBb x hoa đỏ F2: AABb
→ vàng = 25%
II. Ở F2 có 5 kiểu gen qui định cây quả đỏ. → sai
III. Cho 1 cây quả đỏ ở F2 giao phấn với 1 cây quả vàng F2 có thể thu được F3 có tỉ lệ 3 cây quả đỏ : 5 cây quả vàng. → đúng
Đỏ F2: AABB; AaBB; AABb; AaBb
Vàng F2: AAbb; aaBB; Aabb; aaBb; aabb
Ví dụ: AaBb x Aabb → F3: 3 đỏ: 5 vàng
IV. Trong số cây quả vàng ở F2 cây quả vàng thuần chủng chiếm 3/7. → đúng, vàng F2 có: 1AAbb; 1aaBB; 2Aabb; 2aaBb; 1aabb
Câu 33:
Ở một loài thực vật, cho (P) thuần chủng, cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1: 100% cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 lai với cây hoa trắng (P) thu được F2 gồm 51 cây hoa đỏ : 99 cây hoa vàng; 50 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở F2 có 2 kiểu gen qui định cây hoa vàng.
II. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen qui định.
III. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1.
IV. Cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen dị hợp.
Đáp án: A
Hoa đỏ x hoa trắng → F1: 100% đỏ
F1 x hoa trắng P → F2: 1 đỏ: 2 vàng: 1 trắng
→ A-B-: đỏ; A-bb, aaB- vàng; aabb trắng
P: AABB x aabb
F1: AaBb
F1 x hoa trắng: AaBb x aabb
F2: AaBb: Aabb: aaBb: aabb
I. Ở F2 có 2 kiểu gen qui định cây hoa vàng. → đúng
II. Tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen qui định. → sai, màu hoa do 2 cặp gen không alen quy định.
III. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1. → sai, KG có tỉ lệ 1: 1: 1: 1
IV. Cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen dị hợp → đúng
Câu 34:
Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen (A; a; B, b; C, c; D, d) cùng qui định (các gen phần li độc lập). Sự có mặt của mỗi alen trội làm cây cao thêm 5 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 80 cm. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Có 10 kiểu gen qui định cây có chiều cao 90 cm.
2. Kiểu gen của cây có chiều cao 100 cm có thể là một trong 19 trường hợp.
3. Khi cho cây mang kiểu gen dị hợp về cả 4 gen trên tự thụ phấn, tỉ lệ cây có chiều cao giống thế hệ P ở đời F1 là
4. Khi cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất, đời con sẽ có chiều cao trung bình là 100 cm.
Đáp án: D
Cây 80cm = aabbccdd (1 alen trội làm cao thêm 5cm)
1. Có 10 kiểu gen qui định cây có chiều cao 90 cm. → đúng, cây cao 90cm = 2 alen trội = 10
2. Kiểu gen của cây có chiều cao 100 cm có thể là một trong 19 trường hợp. → đúng
Cây cao 100cm = 4alen trội = 19
3. Khi cho cây mang kiểu gen dị hợp về cả 4 gen trên tự thụ phấn, tỉ lệ cây có chiều cao giống thế hệ P ở đời F1 là 70/128 → AaBbCcDd x AaBbCcDd → cây cao 100cm ở đời con = C48/44 = 35/128
4. Khi cho lai cây cao nhất với cây thấp nhất, đời con sẽ có chiều cao trung bình là 100 cm. → đúng; AABBCCDD (120cm) x aabbccdd (80cm) → F1: AaBbCcDd (100cm)
Câu 35:
Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (120g) lai với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 . Cho biết khối lượng quả phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen, cứ 1 alen trội có mặt trong kiểu gen thì cây cho quả nặng thêm 10g.
Xét các kết luận dưới đây:
(1) Đời con lai F2 có 27 kiểu gen và 8 kiểu hình.
(2) Cây F1 cho quả nặng 90g.
(3) Trong kiểu gen của F1 có chứa 3 alen trội (là một trong 20 kiểu gen).
(4) Cây cho quả nặng 70g ở F2 chiếm tỉ lệ .
(5) Nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thành phần kiểu gen và kiểu hình ở F3 tương tự như F2
Có bao nhiêu kết luận đúng?
Đáp án: B
Alen trội làm tăng 10g
Nặng nhất 120g, nhẹ nhất 60g → có 3 gen không alen tác động lên khối lượng quả
P : AABBDD x aabbdd
F1 : AaBbDd
F1 x F1 → F2 :
(1) Đời con lai F2 có 27 kiểu gen và 8 kiểu hình. → sai
Số KG = 33 = 27; số KH = 7
(2) Cây F1 cho quả nặng 90g. → đúng
(3) Trong kiểu gen của F1 có chứa 3 alen trội (là một trong 20 kiểu gen). → Sai, F1 có 3alen trội, là 1 trong 27KG
(4) Cây cho quả nặng 70g ở F2 chiếm tỉ lệ . → đúng
70g = 1 alen trội = C16/43 =
(5) Nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thành phần kiểu gen và kiểu hình ở F3 tương tự như F2 → đúng
Câu 36:
Một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai cặp gen qui định. Cho hai cây đều có hoa hồng giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 có 5 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng.
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2 số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng.
Đáp án: B
F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
56,25% cây hoa đỏ : 37,5% cây hoa hồng : 6,25% cây hoa trắng
(9 đỏ: 6 hồng: 1 trắng)
→ A-B-: đỏ
A-bb, aaB-: hồng
aabb: trắng
P: hồng x hồng → F1: đỏ
F1 x F1 → F2.
I. F2 có 5 loại kiểu gen qui định kiểu hình hoa hồng. → sai, có 4 KG quy định hoa hồng
II. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F2 số cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ → đúng, AABB/A-B- = → không thuần chủng =
III. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với tất cả các cây hoa đỏ ở F2 thu được F3 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ → đúng
(1AAbb; 2Aabb; 1aaBB; 2aaBb) x (1AABB; 2AaBB; 4AaBb; 2AABb)
ab = ab =
→ F3: hoa trắng = aabb =
IV. Cho tất cả các cây hoa hồng ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được F3 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 cây hoa đỏ : 2 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. → sai
(1AAbb; 2Aabb; 1aaBB; 2aaBb) x aabb
Ab = aB = ab =
F3: 2 hồng: 1 trắng
Câu 37:
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa chịu sự chi phối của ba gen A, B, D nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau qui định. Trong kiểu gen nếu có mặt cả ba gen trội cho kiểu hình hoa vàng, thiếu một trong ba gen hoặc cả ba gen đều cho hoa màu trắng. Lấy hạt phấn của cây hoa vàng (P) thụ phấn lần lượt với hai cây:
Phép lai 1: Lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng.
Phép lai 2: Lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu được đời con có 25% hoa vàng.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Hoa vàng thuần chủng được tạo ra ở mỗi phép lai trên đều là 25%.
II. Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gen qui định cây hoa vàng.
III. Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen qui định hoa trắng thuần chủng ở đời con.
IV. Nếu cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 kiểu gen
Đáp án: A
A-B-D-: vàng
A-bbD-; A-B-dd; aaB-D-; A-bbdd; aaB-dd; aabbD-; aabbdd: trắng
A, B, D phân li độc lập
P: A-B-D-
Phép lai 1: Lai với cây có kiểu gen aabbDD thu được đời con có 50% hoa vàng.
Phép lai 2: Lai với cây có kiểu gen aaBBdd thu được đời con có 25% hoa vàng.
→ P: AaBBDd
I. Hoa vàng thuần chủng được tạo ra ở mỗi phép lai trên đều là 25% (sai)
AaBBDd x aabbDD → AABBDD = 0%
AaBBDd x aaBBdd → AABBDD = 0%
II. Đời con của phép lai 1 có ba kiểu gen qui định cây hoa vàng. (sai)
AaBBDd x aabbDD → AaBbDD. AaBbDd: aaBbDD. aabbDd
III. Cả hai phép lai đều xuất hiện kiểu gen qui định hoa trắng thuần chủng ở đời con. (sai)
IV. Nếu cho cây hoa vàng (P) tự thụ phấn đời con tối đa có 9 kiểu gen (đúng)
AaBBDd x AaBBDd → (1AA. 2Aa:1aa)xBBx(1DD. 2Dd:1dd)
Câu 38:
Đáp án: D
AABBDDEE (250cm)x aabbddee (170cm)→ F1: AaBbDdEe (210cm)
F1 x AaBBddEe: AaBbDdEe x AaBBddEe
→ F2: cây cao 210 cm = có 4 alen trội = C36/24.22 =
Câu 39:
Ở một loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có 245 cây hoa trắng; 315 cây hoa đỏ. Hãy chọn kết luận đúng về số loại kiểu gen của thể hệ F2?
Đáp án: C
F2: 9 đỏ: 7 trắng
→ A-B-: đỏ
A-bb; aaB-; aabb: trắng
A. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 7 kiểu gen qui định hoa trắng. → sai, F2 có 9 KG
B. Đời F2 có 9 kiểu gen qui định cây hoa đỏ, 7 kiểu gen qui định hoa trắng. → sai, F2 có 4 KG quy định hoa đỏ.
C. Đời F2 có 9 kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen qui định hoa đỏ. → đúng
D. Đời F2 có 16 loại kiểu gen, trong đó có 4 kiểu gen qui định hoa trắng. → sai
Câu 40:
Một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do 3 cặp gen (A, a; B, b; D, d) phân li độc lập cùng qui định. Kiểu gen có cả 3 loại alen trội A, B và D cho hoa đỏ; kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B nhưng không có alen trội D thì cho hoa vàng; Các kiểu gen còn lại thì cho hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 15 kiểu gen qui định kiểu hình hoa trắng.
II. (P): AaBbDd x AabbDd, thu được F1 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 62,5%.
III. (P): AABBdd x AAbbDD, thu được F1. ChoF1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng.
IV (P): AABBDD x aabbDD, thu được F1 . Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
Đáp án: C
A-B-D- : đỏ
A-B-dd : vàng
A-bbD-; aaB-D-; A-bbdd; aaB-dd; aabbD-; aabbdd : trắng
I. Ở loài này có tối đa 15 kiểu gen qui định kiểu hình hoa trắng. → đúng
II. (P): AaBbDd x AabbDd, thu được F1 có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 62,5%. → đúng
1 – A-B-D- - A-B-dd =
III. (P): AABBdd x AAbbDD, thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. → sai
F1 : AABbDd
F2 : AA(9B-D- : 3B-dd : 3bbD- : 1bbdd)
(9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng)
IV (P): AABBDD x aabbDD, thu được F1 . Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. → đúng
F1 : AaBbDD
F2 : (9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb) DD
9 đỏ : 7 trắng
Câu 42:
Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định: kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B quy định lông đen, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A hoặc B quy định lông nâu kiểu gen không có alen trội nào quy định lông trắng. Cho phép lai P: AaBb x Aabb thu đuợc F1. Theo lí thuyết phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án: B
A-B-: lông đen; A-bb/aaB-: Lông nâu; aabb: lông trắng
P: AaBb x Aabb (lAA. 2Aa:laa)(Bb:bb)
A sai tỷ lệ lông đen = x = < lông nâu: = x +x
B đúng,
Nếu cho các con lông đen F1 giao phấn ngẫu nhiên:
(lAA. 2Aa)Bb (2A. 1a)(1B. 1b) x (2A. 1a)(1B. 1b) (4AA. 4Aa:1aa)(1BB. 2Bb:1bb)
Tỷ lệ lông nâu: x + x=
Tỷ lệ lông trắng là: x =
C sai, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen ở F1 là : x =
D sai, chỉ có 3 kiểu gen quy định lông nâu : Aabb, AAbb, aaBb
Câu 44:
Sự tác động qua lại giữa các gen không alen trong quá trình hình thành một kiểu hình đươc gọi là:
Đáp án: A
Câu 45:
Ở các loài sinh vật nhân thực, hiện tượng các alen thuộc các locut gen khác nhau cùng quy định một tính trạng được gọi là:
Đáp án: B
Câu 46:
Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỷ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật (hiện tượng) nào sau đây?
Đáp án: D
Câu 47:
Một gen có thể tác động đến sự hình thành nhiều tính trạng khác nhau được gọi là
Đáp án: B
Câu 48:
Thỏ bị bạch tạng không tổng hợp được sắc tố mêlanin nên lông màu trắng là hiện tượng di truyền:
Đáp án: D
Câu 50:
Ở một loài thực vật tính trạng chiều cao cây do hai cặp gen Aa, Bb nằm trên hai cặp NST khác nhau quy định theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó cứ có 1 alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5 cm; tính trạng màu hoa do cặp gen Dd quy định, trong đó alen D quy dịnh hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. lai giữa 2 cây tứ bội có kiểu gen AAaaBbbbDDdd × AaaaBBbbDddd thu được đời F1. Cho rằng thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội và các loại giao tử lưỡng bội có thể thụ tinh bình thường. Theo lý thuyết, đời F1 có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là
Đáp án: B
Phép lai: AAaaBbbbDDdd × AaaaBBbbDddd
Xét cặp gen Aa: AAaa× Aaaa → có tối đa 3 alen trội trong kiểu gen → số kiểu gen: 4 (3,2,1,0 alen trội); 2 loại kiểu hình
Xét cặp gen Bb: Bbbb × BBbb→ có tối đa 3 alen trội trong kiểu gen → số kiểu gen: 4 (3,2,1,0 alen trội); 2 loại kiểu hình
Xét cặp gen Dd: DDdd × Dddd → có tối đa 3 alen trội trong kiểu gen → số kiểu gen: 4 (3,2,1,0 alen trội); 2 loại kiểu hình
Vậy số kiểu gen tối đa là 43 = 64; kiểu hình: 23 = 8