Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Sinh học Đề kiểm tra học kì 2 Chuyên đề Sinh 12 có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Chuyên đề Sinh 12 có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 Chuyên đề Sinh 12 có đáp án (Đề 3)

  • 985 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Phương pháp:

Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Cơ quan tương tự: những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.

Cách giải:

Phát biểu đúng là B

A sai, cánh chim và cánh châu chấu là cơ quan tương tự.

C sai, tuyến nọc độc của rắn (tuyến nước bọt) và bọ cạp là cơ quan tương tự.

D sai, gai hoa hồng có nguồn gốc biểu bì, gai xương rồng có nguồn gốc lá, đây là 2 cơ quan tương tự.

Chọn B


Câu 2:

Khi nói về cơ quan tương đồng, có mấy ví dụ sau đây là đúng?

(1). Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt

(2). Củ khoai lang và củ khoai tây

(3). Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng

(4). Chân chuột chũi và chân dế dũi,

(5). Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi

(6). Cánh dơi, cánh chim.

Xem đáp án

Phương pháp:

Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Cơ quan tương tự: những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự.

Cách giải:

Các ví dụ về cơ quan tương đồng là: (1),(6)

(2) củ khoai lang là rễ, củ khoai tây là thân → cơ quan tương tự.

(3) Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng là cơ quan tương tự. Gai cây hoàng liên có nguồn gốc từ lá, gai hoa hồng có nguồn gốc từ lớp biểu bì thân.

(4) Chân chuột chũi và chân dế chũi là cơ quan tương tự. Chân dế chũi có nguồn gốc từ phần trước bụng, chân của chuột chũi có nguồn gốc từ chi.

(5) Vòi hút của bướm và mỏ chim ruồi là cơ quan tương tự. Bướm là côn trùng, chim ruồi thuộc lớp động vật có xương sống.

Chọn B


Câu 3:

Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử?

Xem đáp án

Ý A không phải là bằng chứng sinh học phân tử.

Chọn A


Câu 4:

Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là

Xem đáp án

Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.

Chọn B


Câu 5:

Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

Xem đáp án

Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Chọn A


Câu 6:

Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi

Xem đáp án

Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).

Tiến hoá nhỏ có các đặc điểm:

Diễn ra trên quy mô quần thể

Diễn biến không ngừng dưới tác động của nhân tố tiến hoá

Biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

Kết quả: hình thành loài mới

Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi xuất hiện loài mới.

Chọn C


Câu 7:

Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó

Xem đáp án

Là nhân tố tiến hóa khi nhân tố đó: Trực tiếp biến đổi vốn gen của quần thể.

Chọn A


Câu 8:

Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là

Xem đáp án

Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là quần thể.

Chọn B


Câu 9:

Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình
tiến hóa?

(1): tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.

(2): khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.

(3): giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.

(4): đột biến gen thường có hại nhưng nó tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại.

Trả lời đúng nhất là

Xem đáp án

Đột biến gen là có hại nhưng vẫn có vai trò quan trong đối với tiến hóa là vì:

(2): khi môi trường thay đổi, thể đột biến có thể thay đổi giá trị thích nghi.

(3): giá trị thích nghi của đột biến tùy thuộc vào tổ hợp gen.

Chọn D


Câu 10:

Cách li sau hợp tử không phải là

Xem đáp án

Cách li sau hợp tử không phải là ngăn cản sự thụ tinh (đây là cách li trước hợp tử).

Chọn B


Câu 11:

Để phân biệt 2 cá thể thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau thì tiêu chuẩn nào sau đây là quan trọng nhất?

Xem đáp án

Tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài là cách li sinh sản.

Chọn A


Câu 12:

Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất

Xem đáp án

Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

A sai, sự phân hóa thành phần kiểu gen là do các nhân tố tiến hóa tạo ra.

C sai, cách li địa lí có thể không làm cách li sinh sản.

D sai, VD lai xa và đa bội hóa không có cách li sinh sản nhưng vẫn hình thành loài mới.

Chọn B


Câu 13:

Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n

2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n

3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

Xem đáp án

Cơ chế hình thành chuối nhà là:

5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n

1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n

4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội

Chọn A


Câu 14:

Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài

Xem đáp án

Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài có khả năng phát tán mạnh.

Chọn D


Câu 15:

Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất

Xem đáp án

Lai xa và đa bội hoá hình thành loài cách nhanh nhất.

Chọn D


Câu 16:

Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:

Xem đáp án

Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: Tiến hoá hoá học – tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học

Chọn A


Câu 17:

Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất

Xem đáp án

Khí quyển nguyên thuỷ không có (hoặc có rất ít) chất oxi.

Chọn B


Câu 18:

Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?

Xem đáp án

Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh: Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ

Chọn C


Câu 19:

Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là

Xem đáp án

Người ta chia lịch sử trái đất thành các đạitheo thời gian từ trước đên nay là: Đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh (SGK Sinh 12 trang 142)

Chọn C


Câu 20:

Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

Chọn D


Câu 21:

Giới hạn sinh thái là:

Xem đáp án

Giới hạn sinh thái là: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian (SGK Sinh 12 trang 151)

Chọn A


Câu 22:

Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +2°C đến 44°C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,6°C đến +42°C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

Xem đáp án

Khoảng nhiệt độ của cá chép là: 44 – 2 = 42

Khoảng nhiệt độ của cá rô phi là: 42 – 5,6 = 37,4

Vậy kết luận đúng là: Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

Chọn A


Câu 23:

Giới hạn sinh thái gồm có:

Xem đáp án

Giới hạn sinh thái gồm có: Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu (SGK Sinh 12 trang 151).

Chọn B


Câu 24:

Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

Xem đáp án

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ không phải là quần thể vì gồm nhiều loài khác nhau.

Chọn C


Câu 25:

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:

Xem đáp án

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới: Duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp với khả năng cung cấp của môi trường.

Chọn C


Câu 26:

Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:

Xem đáp án

Đây là ví dụ về biến động theo chu kì nhiều năm.

Chọn B


Câu 27:

Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là:

Xem đáp án

Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là: khống chế sinh học.

Chọn C


Câu 28:

Tính đa dạng về loài của quần xã là:

Xem đáp án

Tính đa dạng về loài của quần xã là: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.

Chọn A


Câu 29:

Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa

(1): chim sáo và trâu rừng;

(2): vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu;

(3): chim mỏ đỏ và linh dương;

(4): cá ép với cá mập.

Trả lời đúng là

Xem đáp án

Mối quan hệ hợp tác: cả 2 bên đều có lợi mà không bắt buộc.

Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là: 1,3

(2) là cộng sinh

(4) hội sinh.

Chọn A


Câu 30:

Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên.

(2) Giao phối ngẫu nhiên.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Đột biến.

(6) Di-nhập gen.

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

Xem đáp án

Các nhân tố vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: (1),(4),(5),(6)

Giao phối không làm ảnh hưởng tới tần số alen.

Chọn D


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương