Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 40 (có đáp án): Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản (phần 3)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 40 (có đáp án): Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản (phần 3)
-
1817 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
13 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hình thức sống chung giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì thuộc mối quan hệ?
Đáp án: C
Trong nhóm mối quan hệ hỗ trợ, có kiểu quan hệ một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại là mối quan hệ hội sinh.
VD: phong lan bám trên cây gỗ.
VD: các loài cá ép bám vào các loài cá lớn hơn...
→ Đáp án C.
Câu 2:
Cho các phát biểu sau:
I. Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
II. Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
III. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
IV. Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án: D
Xét từng phát biểu:
I. đúng vì khống chế sinh học đảm bảo cho 2 quần thể sinh vật duy trì số lượng ổn định phù hợp với sức chứa của môi trường.
II. đúng.
III. đúng.
IV. đúng.
Vậy cả 4 nội dung đều đúng.
Câu 3:
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loại kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ gì?
Đáp án: B
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc.
Câu 4:
Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
Đáp án: A
Câu 5:
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?
Đáp án: A
Ở quần xã rừng mưa nhiệt đới (quần xã rừng lá rộng ôn đới) phân thành nhiều tầng cây, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã. Từ trên cao xuống thấp có tầng vượt tán, tầng táng rừng, tầng dưới tán, tầng thảm xanh. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật sống trong rừng, nhiều loài chim, côn trùng sống trên tán các cây cao; khỉ, vượn, sóc sống leo trèo trên cành cây; trong khi đó có nhiều loài động vật sống trên mặt đất và trong các tầng đất.
Câu 6:
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
II. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
III. Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.
IV. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
Đáp án: B
Các nhận xét đúng là (2) (3) (4)
2 - 3 đúng. Mèo sẽ bắt các con yếu vì các con yếu có ít khả năng chạy trốn, nếu mèo bị tiêu diệt thì số lượng cá thể sẽ tăng sau cân bằng do có chế tự điều chỉnh số lượng.
1- Thỏ và vi khuẩn có mối quan hệ kí sinh vật chủ.
Câu 7:
Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là
Đáp án: D
Mèo ăn chuột nên mối quan hệ trên đó là sinh vật này ăn sinh vật khác.
Câu 8:
Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) loài kiến sống trên cây kiến.
Những mối mối quan hệ đó là:
Đáp án: C
Mối quan hệ 1 là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Mối quan hệ 2 là mối quan hệ kí sinh.
Mối quan hệ 3 là mối quan hệ hội sinh.
Mối quan hệ 4 là mối quan hệ cộng sinh.
Vậy các mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia là 3, 4.
Câu 9:
Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?
Đáp án: A
Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì cần nuôi nhiều loài cá để tận dụng mọi nguồn thức ăn ở các mặt nước.
VD: nuôi kết hợp cá mè, cá trắm, cá chép, lươn,... vì thức ăn của những loài này ở các tầng nước khác nhau → có thể tận dụng nguồn thức ăn.
Câu 11:
Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?
Đáp án: D
Vì xác chết là chất hữu cơ của môi trường → Xác chết không thuộc vào quần xã sinh vật.
Câu 12:
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
Đáp án: A
Câu 13:
Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì?
Đáp án: B
Câu 14:
Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng?
Đáp án :
Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có ý nghĩa: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về?
Đáp án :
Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về giới thực vật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là:
Đáp án :
Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài ưu thế là cỏ.
Đáp án cần chọn là: A